CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở các nước trên thế giới (Trang 30 - 33)

3.1.1.Các giải pháp quản lý giá cả

- Tăng cường công tác quản lý thị trường , có các biện pháp cụ thể (hành chính, kinh tế) không để xảy ra hiện tượng lợi dụng việc điều chỉnh giá các sản phẩm một cách không hợp lý.

- kiểm soát chặt chẽ việc định giá , chi phí giá thành đối với các sản phẩm độc quyền và các ngành sản xuất cung ứng vật tư nguyên liệu quan trọng.

- Rà soát toàn bộ qui trình sản xuất và quản lý để đổi mới công nghệ , tiết kiệm định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, nhất là nhiên liệu để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm khắc phục tác động của việc tăng giá xăng dầu, nâng xao chất lượng, hiệu quả và lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của các doanh nghiệp, cố gắng ổn định giá bán trên thị trường.

- Bổ sung hoàn thiện các qui chế pháp luật về quản lý thị trường giá cả, để hướng dẫn thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh giá đã ban hành; tăng cường công tác kiểm tra , thanh tra giá;tổ chức hệ thống đại lý tốt, có khả năng kiểm soát đối với một số sản phẩm quan trọng, trước hết là mặt hàng sắt thép, một số loại thuốc tân dược ;... -Tổ chức xuất khẩu lương thực dắn với bảo đảm ổn định thị trường giá cả trong nước.

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, thường xuyên rà xoát lại thị hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giá, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với cơ chế quản lý mới.

3.1.2.Ngân sách và tiền tệ

- Tăng cường các biện pháp thực hiện đạt và vượt kế hoạch NSNN.

- Kiểm tra chặt chẽ việc chi tiêu NSNN. Tăng cường kiểm tra, thanh tra XDCB. Khắc phục tình trạng NSNN không có hiệu quả.

- Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, sử dụng các biện pháp tiền tệ, hợp lý: xem xét lại tốc độ phát hành, điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu của Ngân hàng nhà nước đối với ngân hàng thương mại, sử dụng các công cụ lãi suất dương và công cụ thị trường mở để giảm bớt cung về tiền tệ trên thị trường, hạn chế tối đa các tác động xấu gây biến động mặt bằng giá; Tăng dự trữ bắt buộc làm cho giảm tổng phương tiện thanh toán đưa vào nền kinh tế; Chi thêm tiền để mua dự trữ ngoại tệ trong chừng mực hợp lý để không tăng tiền trong lưu thông; Điều hòa ổn định tỷ giá và cân đối ngoại tệ; bảo đảm cung ứng đủ ngoại tệ để nhập khẩu các vật tư nguyên liệu quan trọng, nhất là xăng dầu, sắt thép và một số vật tư hóa chất chủ yếu khác

3.1.3. Đối với một số mặt hàng thiết yếu

3.1.3.1. Lương thực, thực phẩm

Đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm và xuất khẩu ở mức hợp lý về lương thực, không gây ra khan hiếm lương thực để tránh đẩy giá lương thực lên quá cao, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hạn chế tốc độ tăng giá lương thực

Bên cạnh đẩy mạnh sản xuất thực phẩm thì cần có chính sách thay đổi khẩu phần ăn uống, giảm bớt khẩu phần thịt trong bữa ăn, tăng khẩu phần rau quả để giảm bớt sự khan hiếm thực phẩm không gâ ra sức ép tăng giá.

3.1.3.2. Các mặt hàng công nghiệp

- Giao Bộ thương mại và các địa phương kiểm tra chặt chẽ hệ thống đại lý, chống nạn găm hàng chờ tăng giá, chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

- Tăng cường công tác dự báo của ngành để có cơ chế điều hành kinh doanh phù hợp, tránh tình trạng chênh lệch giá quá cao giữa các vùng trong cả nước.

- Cần có quy chế kinh doanh các sản phẩm phù hợp với tình hình cụ thể giữa Tổng công ty, các liên doanh, các đơn vị thành viên trong toàn hệ thống,cần thiết lập đồng bộ hệ thống đại lý bán lẻ, tăng cường kiểm soát giá cả, tiếp thị và phương thức mua bán.

- Nghiêm cấm tất cả ( nhà máy, công ty và đại lý ) không được để xảy ra các hành vi đầu cơ nâng giá, gây khó dễ cho khách hàng.

- Các Bộ chỉ đạo ngành sản xuất kiểm tra tình hình sản xuất và cung ứng hàng hóa trong tháng theo tình hình cầu nguyên liệu trong cả nước.

Mặc dù, trong 4 tháng đầu năm tình hình giá cả thấp hơn cùng kỳ năm trước nhưng tiềm ẩn nguy cơ tăng giá vẫn còn cao, do giá các mặt hàng nhập khẩu ( măt hàng công nghiệp ) trên thị trường thế giới vẫn còn có xu hướng tăng làm cho các doanh nghiệp muốn có lãi phải tăng giá mặt hàng trong nước. Điều này đòi hỏi phải điều hành nhanh nhạy không để thiệt hại cho các doanh nghiệp nhưng cũng không để biến động tăng giá diễn ra.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở các nước trên thế giới (Trang 30 - 33)