Qua tình hình biến động giá cả trong giai đoạn 2004- 2005, có thể rút ra một số nhận xét như sau :
- Giá cả trong nước tăng lên một phần là do tác động của giá trên thị trường thế giới tăng lên làm cho chi phí đối với những mặt hàng nhập khẩu( đặc biệt là nguyên vật liệu ) đã tăng giá. Kết quả của chi phí đầu vào tăng lên đưa đến chi phí đầu ra cũng đắt đỏ hơn nên giá cả những mặt hàng sản xuất có nguyên vật liệu từ nhập khẩu đã tăng lên. Khi giá của những mặt hàng này tăng lên kéo theo chi phí
đầu vào của các mặt hàng khác cũng tăng theo. Như vậy, vòng xoáy tăng giá diễn ra và đáp số là lạm phát tăng lên.
- Trong sự biến động do tăng giá đầu vào kéo theo tăng giá đầu ra rất dễ có sự lợi dụng trên cơ sở độc quyền và đầu cơ. Đây là nguyên nhân gây ra diễn biến giá cả đã không thuận lợi lại càng phức tạp hơn.
- Bên cạnh chi phí đầu vào tăng lên là sự giảm sút tổng cung hàng hóa trong nước đặc biệt là thực phẩm do dịch cúm gia cầm diễn ra đã làm cho giá mặt hàng này tăng đột biến. Sự giảm về số lượng do bị dịch, thì phải tính thêm cả việc phải tăng phí tởn cho xử lý hậu quả, tiêu diệt dịch và tăng chi phí của chính phủ và cảu dân vào khắc phục hậu quả này.
- Ngoài việc khan hiếm thực phẩm do dịch gia cầm gây ra thì giá lương thực tăng lên còn do sự đẩy mạnh việc mua gôm để xuất khẩu gạo cũng tạo ra sự khan hiếm tương đối của lương thực đã đẩy giá mặt hàng này lên cao. Như chúng ta đã biết, lương thực và thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng (47.9%) nên tăng giá của nhóm hàng này quyết định đến tăng giá chung của tất cả các hàng hóa còn trên thị trường.
- Tổng cung tiền tệ cao hơn tông cầu tiền tệ do chính sách kích cầu không chỉ xuất phát từ hệ thống ngân hàng mà còn xuất phát từ NSNN ( mà nếu tính theo vốn đầu tư thì nguồn ngày có khi lớn hơn ) các năm trước đó đã để lại dư chấn đẩy giá lên như trạng thái quả lắc đánh sang bên khác trước khi cân bằng.
- Ngoài ra còn phải kể đến những bất cập trong sản xuất, quản lý và điều hành kinh tế từ vĩ mô. Sự dàn trải, kém hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản, những thất thoát, thiệt hại hay tham nhũng cũng làm tăng chi phí hay tăng lượng tiền không cần thiết ra thị trường đưa đến giá ca khó kiểm soát được.
- Tiếp nữa là kể đến những nguồn tiền ngoài NSNN, ngoài sự điều hành của hệ thống ngân hàng như nguồn tiền chuyển từ bên ngoài vào nước ta tăng lên băng con đường chính thức và phi chính thức, lượng tiền từ các hệ thống tài chính phi
ngân hàng như Quỹ hỗ trợ phát triển, các công ty tài chính, Kho bạc Nhà nước,..v..v... đều có thể tác động làm lạm phat tăng lên.
- Như vậy để chống lạm phát không chỉ có một số giải pháp riêng lẻ nào đó mà cần có các nhóm giải pháp tông thể và đồng bộ, từ sản xuất, quản lý thị trường, đầu tư, chi tiêu NSNN đến chính sách tiền tệ, các công cụ tiền tệ, các biện pháp điều hành và quản lý. Đồng thời cũng phải tạo ra tâm lý an tâm trong dân, không để xảy ra các cuộc giá giả tạo do tâm lý gây nên.