Chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở các nước trên thế giới (Trang 25 - 27)

Nhóm nhân tố này sẽ quyết định tới việc tăng hoặc giảm tổng phương tiện thanh toán của toàn xã hội. Những nhân tố làm cho tổng phương tiện thanh toán của toàn xã hội lớn hơn cung hàng hoá của toàn xã hội thì chỉ số giá tiêu dùng

tăng, lạm phát tăng. Ngược lại những nhân tố làm cho tổng phương tiện thanh toán của toàn xã hội tăng chậm hơn cung hàng hoá của nền kinh tế thì chỉ số giá hàng tiêu dùng giảm hay lạm phát giảm.

Trong năm 2004, ngân hàng nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt. Các chỉ số cân đối tiền tệ năm 2004 đều tăng chậm hơn so với các năm trước đó, như:

- Tổng phương tiện thanh toán (M2) đến 31 tháng 12 năm 2004 tăng khoảng 20,6% so với 31 tháng 12 năm 2003 (năm 2003 tăng 24,7% so với năm 2002); tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng ước tăng 14,03% so với năm 2003.

Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đến 31 tháng 12 năm 2004 tăng 22,7% so với cuối năm 2003 ( năm 2003 tăng 24,7% so với năm 2002 ). Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31 tháng 12 năm 2004 tăng 26,9% so với năm trước, thấp hơn tốc độ tăng năm 2003 (Năm 2003 tăng 27,3 % so với năm 2002).

-Trong năm 2004, Lãi suất cơ bản vẫn giữ ở mức 0.625%/tháng (7,5%/năm), không thay đổi so với lãi suất cơ bản xác định vào cuối năm 2004 hầu hết các NHTM đều tăng lãi suất huy động của mình, với mức tăng 0,01-0,02%/tháng với lãi suất tiền gửi nội tệ, tăng 0,1-0,2%/năm đối với lãi suất USD. Ngoài ra ,các ngân hàng đã tiến hành thực hiện các chương trình phát hành kì phiếu, tín phiếu và chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn từ đầu tháng 6/2004

-Lãi suất cho vay có sự điều chỉnh tăng cục bộ tại một số ngân hàng thương mại cổ phần, song mức tăng nhẹ khoảng 0,02%/tháng. Tuy nhiên mức tăng này không ảnh hưởng đến mặt bằng chung lãi suất cho vay trên thị trường và phản ánh phù hợp với cung cầu vốn trên thị trường tín dụng.

Tuy nhiên , ngoài ảnh hưởng tâm lý do việc phát hành thêm một số đồng tiền VND mới và có loại mệnh giá khá cao đã có tác động đến biến động giá cả. Qua tình hình biến động giá trong năm 2004 có thể nói rằng chính sách tài chính,

tiền tệ trong năm ít tác động gây ra lạm phát. Nhưng việc thực hiện các chương trình trong nhiều năm qua đã có tác động ít nhiều đến việc tăng giá cả năm 2004: như để phục hồi tỉ lệ tăng trưởng,bên cạnh việc nới lỏng chính sách tiền tệ, Chính phủ đã triển khai một chương trình kích cầu khá toàn diện vào quy 2/1999 thông qua việc nới lỏng chính sách tiền tệ và gia tăng chi tiêu từ ngân sách kết hợp với các chương trình giảm thuế,miễn thuế được áp dụng rộng rãi. Trong thời gian qua chính sách tiền tệ mới chỉ quan tâm đến khía cạnh tăng trưởng kinh tế và ngân hàng cũng mới chỉ kiểm soát được lượng tiền lưu thông qua ngân hàng. Còn các hoạt động tiền tệ của các đơn vị khác như Kho bạc, Quỹ Hỗ trợ Phát triển, bảo hiểm,chứng khoán chưa được phản ánh hết trong cân đối tiền tệ của Ngân hàng. Đây là những yếu tố làm tăng tổng phương diện thanh toán và gây áp lực lạm phát. Thực tế tổng cung tiền tệ vượt quá tổng cầu tiền tệ quá xa, nhưng giai đoạn đó thị trường bất động sản của ta hoạt động rất sôi động nên nhu cầu về tiền để thanh toán các hoạt động mua bán này là rất lớn. Do vậy, mặt băng giá cả hàng hóa và dịch vụ vẫn tiếp tục trì trệ: 3 năm 1999-2001 chỉ số giá gần như không tăng, chỉ đến năm 2002 mới tăng trở lại mức 4% và 3% năm 2003. Kể từ cuối năm 2003 thị trường bất động sản trở nên trầm lắng và hoạt động rất yếu ớt, giao dịch trên thị trường nhà đất giảm rất nhiều so với năm trước, nên luồng tiền này chuyển sang các mặt hàng khác đã tác động đến việc tăng giá của 6 tháng đầu năm và cả của cả năm 2004.

Một phần của tài liệu Tình hình lạm phát ở các nước trên thế giới (Trang 25 - 27)