qua (TEM).
Do b−ớc sóng của tia điện tử rất nhỏ, ng−ời ta đã bắt ch−ớc cấu tạo của kính hiển vi quang học để làm kính hiển vi điện tử : thay nguồn sáng quang học bằng nguồn điện tử, thay thấu kính thuỷ tinh bằng thấu kính điện từ. Đ−ờng đi của tia điện tử qua các thấu kính điện từ cũng nh− cách phóng đại ở hiển vi điện tử truyền qua (TEM) rất giống với kính hiển vi quang học.
Hoàng Mai Hà
Với điện thế tăng tốc cỡ 100kV, b−ớc sóng của tia điện tử nhỏ hơn 0,004 nm cho nên về nguyên tắc với kính hiển vi điện tử dễ dàng thấy đ−ợc nguyên tử. Trong thực tế, khó làm đ−ợc các thấu kính điện từ cho thật hoàn chỉnh nên độ phân giải của kính hiển vi điện tử loại tốt vào cỡ 0,1 nm. Với độ phân giải đó đủ để quan sát những chi tiết kích cỡ nanô. Tuy nhiên điều hạn chế là mẫu phải làm thật mỏng thì điện tử mới xuyên đ−ợc qua mẫu để tạo ra ảnh phóng đại. Khi đã làm đ−ợc mẫu mỏng mà không làm sai lệch cấu trúc thì hiển vi điện tử truyền qua cho biết đ−ợc nhiều chi tiết nanô của mẫu nghiên cứu : hình dạng, kích th−ớc hạt, biên giới hạt...
Hình thái của các hạt nanô bạc đ−ợc xác định bằng kính hiển vi điện tử truyền qua JEM 1010 tại phòng thí nghiệm hiển vi điện tử-Viện Vệ Sinh Dịch Tễ với các thông số:
- Điện thế gia tốc : 100KV. - Độ phân giải : 2 Å.
- Độ phóng đại : 30 - 600 K
Các hạt nanô bạc tồn tại d−ới dạng hệ keo đ−ợc pha loãng tới nồng độ thích hợp rồi đ−ợc nhỏ lên một l−ới cacbon và đem sấy khô tr−ớc khi chụp mẫu. Kết quả đ−ợc đ−a ra d−ới dạng phim, tiến hành rửa phim ta thu đ−ợc ảnh chụp các hạt nanô bạc.