CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CAN THIỆ P

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả nghe - nói sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ dưới 6 tuổi được đeo máy trợ thính (Trang 75)

4.3.1. Mức độ nặng của khuyết tật

Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy mối tương quan nghịch chặt chẽ giữa mức độ chẩn đoán ban đầu và ảnh hưởng của can thiệp nghe và nói. Nhóm trẻ có sức nghe ở độ 4 (trên 90 db) có độ tăng điểm chậm với ASC trung bình 12,59 điểm, MUSS trung bình là 5,35 điểm và nhóm trẻ có sức nghe ở độ 3 (71 -90 db) tăng cao hơn với ASC trung bình là 22,56 điểm, MUSS trung bình là 9,54 điểm. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (bảng 3.5).

Kết quả cho thấy có mối tương quan nghịch giữa mức độ nặng với khả năng nghe với r = - 0,84 (biểu đồ 3.10); với giữa giảm sức nghe với khả năng sử dụng lời nói có nghĩa với r = - 0.89 (biểu đồ 3.11). Điều này cho thấy trẻ

có sức nghe kém càng nhẹ thì kết quả can thiệp sẽ hiệu quả hơn và ngược lại trẻ nghe kém càng nặng thì kết quả can thiệp càng kém, trên biểu đồ thể hiện mối tương quan là một đường thẳng đi xuống.

Mặt khác, có mối tương quan thuận giữa khả năng nghe và nói sau can thiệp với r = 0,8 (biểu đồ 3.9). Qua kết quả cho thấy rằng, trẻ có khả năng nghe càng tốt thì khả năng sử dụng lời nói càng tốt.

Kết quả của chúng tôi là phù hợp với Nicholas JG, Van den BS, Geers AE, Downs MP, nhóm trẻ nghe kém càng nặng khả năng phục hồi ngôn ngữ ở nghe và nói là kém [48, 55, 32, 27].

Đây chính là biểu hiện hậu quả nghiêm trọng của bệnh khiếm thính và trẻ khiếm thính nếu không được can thiêp ngôn ngữ, PHCN thật tốt sẽ vĩnh viễn mất đi thế giới âm thanh.

4.3.2. Tuổi chẩn đoán và tuổi can thiệp của trẻ

Độ tuổi phát hiện và tuổi được can thiệp của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả can thiệp.

Mẫu nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 30 trẻ nghe kém từ 24 đến 71 tháng tuổi được chia thành 2 nhóm. Dựa vào kết quả nghiên cứu trong bảng 3.6, 3.7, 3.8 cho thấy có sự khác biệt về tiến bộ rõ rệt sau can thiệp cả về khả năng nghe và sử dụng lời nói giữa 2 nhóm tuổi là có ý nghĩa thống kê với p <0,01. Nhóm tuổi từ 24 đến 48 tháng tuổi cho kết quả can thiệp nghe, nói tốt hơn hẳn với điểm tăng ở khả năng nghe là 20,20 điểm, khả năng nói là 8,73 điểm, trong khi đó điểm tăng ở nhóm trẻ lớn là 15,8 điểm và 5,83 điểm.

Nguyễn Thu Thuỷ nghiên cứu về chương trình can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính đã nhận thấy rằng, sau can thiệp có 71,4% trẻ có đáp ứng với âm thanh và tỉ lệđạt được các kỹ năng giao tiếp sớm là khá cao [19].

Osberger MJ, nghiên cứu về tuổi cấy ghép và lợi ích đối với việc phát triển ngôn ngữ thấy rằng, nhóm trẻ được cấy ghép dưới 2 tuổi có khả năng

nghe cũng như các kỹ năng ngôn ngữ khác tốt hơn trẻ cấy sau 2 tuổi [49], tương tự với nghiên cứu này kết quả của Geers AE, Nicholas JG, Blamey PJ, Balen SA cũng cho kết quả tương tự nghiên cứu của chúng tôi [32, 48, 23, 24].

Theo Portmann, cần chẩn đoán sớm và đeo máy trợ thính sớm cho trẻ nghe kém, việc làm này giúp cho trẻ lợi dụng được các kích thích ngoại biên hoàn hảo, không nên bỏ qua thời gian cơ bản quí báu trong 2 năm đầu tiên, thời gian đó là thời gian bộ não phát triển với tốc độ kỳ diệu [16].

Như chúng ta đã biết khoảng thời gian từ 12 - 48 tháng là khoảng thời gian “vàng” để phát triển ngôn ngữ, do đó nếu chẩn đoán muộn, dù có hỗ trợ nghe tốt đến đâu, khi trẻ đã mất phản xạ thính giác thì việc phát triển ngôn ngữ nói cũng chậm lại và kéo theo một loại hệ quả khác.

Qua kết quả trên, chúng tôi có thể nói rằng, trẻ nghe kém nếu được phát hiện càng sớm và can thiệp càng sớm thì kết quả điều trị càng cao, hay nói cách khác cơ hội để nghe nói và hoà nhập cộng đồng là càng lớn, Ngược lại nếu phát hiện muộn và can thiệp ở tuổi lớn thì kết quả điều trị càng kém.

4.3.3. Giới của trẻ

Giới không ảnh hưởng đến kết quả can thiệp.

Chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra sự khác biệt giữa kết quả can thiệp và giới. Kết quả ở bảng 3.6, 3.7 cho thấy không có sự khác biệt về kết quả can thiệp nghe và sử dụng lời nói giữa 2 giới (p > 0,05).

Vậy hiệu quả tiếp nhận âm thanh cũng như phát sinh lời nói không bị chi phối bởi yếu tố là nam hay nữ.

4.3.4. Thời gian đeo máy trước can thiệp

Thời gian đeo máy trước can thiệp có ảnh hưởng đến kết quả can thiệp, chủ yếu ở khả năng nghe hơn là sử dụng lời nói.

Qua bảng 3.9, Chúng tôi nhận thấy trẻ sau khi đeo máy được can thiệp ngôn ngữ ngay sau đó cho kết quả can thiệp tốt hơn nhóm học muộn, nhóm trẻ học sớm có số điểm tăng trung bình ở nghe và nói cao hơn với ASC 20,14 điểm, MUSS là 7,94 điểm.

Từ cuối thế kỷ trước người ta đã biết rằng không phải mọi trẻ điếc - câm đều điếc hoàn toàn. Ở Anh, James Kerr Love năm 1983 đã cho biết chỉ dưới 10% học sinh điếc tại viện Điếc Câm Glasgow là bị điếc hoàn toàn (điếc đặc), số còn lại đều có thể nghe được các âm thanh có âm lượng lớn [16].

Năm 1772 - 1838, Jean Gaspard Marie Itard là người đầu tiên có sáng kiến sử dụng phần thính giác còn sót lại ở trẻ điếc và đã thành công trong việc dạy trẻ điếc phân biệt được các nguyên âm chỉ thông qua nghe [1].

Theo Reynier, khi đeo máy trợ thính cho trẻ nhỏ kết hợp học ngôn ngữ sớm, ta tạo ra được hoàn cảnh mà trong đó trẻ nghe được và dần dần có được ý thức hấp thu và phát lại các tín hiệu ÂT đến với trẻ nhỏ nhờ máy trợ thính, dĩ nhiên là cần phải có sự can thiệp dạy nghe đồng thời [26].

Do đó, việc rút ngắn thời gian đeo máy trước can thiệp ngôn ngữ là rất cần thiết góp phần cho hiệu quả can thiệp tốt hơn.

4.3.5. Mức độ tham gia của gia đình

Đối với yếu tố mức độ tham gia của gia đình có ảnh hưởng đến kết quả can thiệp ở cả nghe và nói.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.10 của chúng tôi cho thấy rằng nhóm trẻ có sự tham gia của gia đình > 60 phút/ngày có kết quả điều trị tốt hơn nhóm có sự tham gia của gia đình < 60 phút/ngày.

Nghiên cứu của Von Hapsburg D, về liên quan giữa mức độ tham gia của gia đình với độ nhạy về nghe và phát âm sau can thiệp ngôn ngữ 1 năm, thấy rằng nhóm trẻ có gia đình tham gia ở mức độ 3, 4 cho kết quả nghe tốt hơn nhóm còn lại [57]

Van der ST, khi nghiên cứu về độ tuổi can thiệp và sự hỗ trợ của bố mẹ trong can thiệp ngôn ngữ ở trẻ nghe kém cũng cho kết quả tương tự [56].

Gia đình đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục trẻ em nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng. Đây là môi trường gần gũi, quen thuộc

nhất đảm bảo cho sự phát triển toàn diện về ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời và là một nhân tố quan trọng quyết định cho sự thành công của chương trình can thiệp.

Phần lớn thời gian của trẻ là ở nhà ở bố mẹ, bố mẹ là người luôn theo sát trẻ trong quá trình học tập và điều trị, là người trẻ luôn gắn bó, tin cậy và trẻ muốn trò chuyện nhiều nhất.

Trẻ bình thường có thể học ngôn ngữ từ nhiều nguồn khác nhau vì bản thân các em có khả năng nghe tốt và tiếp nhận âm thanh nhiều hơn so với trẻ khiếm thính. Ở trường, khả năng nghe của mỗi trẻ cũng khác nhau, sẽ có em theo kịp bài giảng của cô giáo nhưng có em thì không nếu em đó bị suy giảm thính lực quá nặng và giáo viên cũng không có thời gian để quan tâm đến từng em. Vì vậy, trẻ khiếm thính chỉ có thể học từ nguồn duy nhất chính là bố mẹ, họ đóng một vai trò quan trọng và có trách nhiệm chính trong việc cũng cố các bước điều trị vừa đạt được làm bàn đạp để trẻ tiến đến một bước thành công cao hơn.

Ngoài ra, cùng với thời gian dài ở nhà, bố mẹ có cơ hội giúp trẻ nói một cách tự nhiên hơn điều mà các nhà chuyên môn mong đợi nhất ở kết quảđiều trị. Như vậy, sự hiểu biết và hợp tác tốt giữa gia đình và các nhà chuyên môn trong chương trình điều trị là nền tảng cho sự thành công của chương trình can thiệp.

4.3.6. Giáo dục phối hợp

Trẻ học giáo dục phối hợp có ảnh hường đến kết quả điều trị, nhóm trẻ có tham gia học giáo dục hoà nhập có mức điểm tăng trung bình cao ở cả kỹ năng nghe và nói (bảng 3.11) so với trẻ không tham gia học giáo dục hoà nhập, nhóm có giáo dục hòa nhập điểm MUSS trung bình là 10,76 điểm, nhóm không đi học chỉ có 4,31 điểm và kỹ năng nói là ưu thế hơn sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

Hầu hết các bậc phụ huynh khi có con bị khiếm thính đều có chung tâm lý lo ngại khi đi học con mình sẽ bị bạn bè khinh thị, làm cho trẻ trở nên mặc cảm, tự ti và khó hoà nhập với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, ngoài thời gian can thiệp ngôn ngữ trị liệu ra, hầu hết những trẻ trong nhóm này thường được bố mẹ cho ở nhà. Trẻ sẽ không có cơ hội học nghe, nói như một phản xạ tự nhiên [14].

Trẻ em nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng luôn có nhu cầu giao lưu, học tập khơi gợi để tự phát hiện và phát triển tiềm năng. Trẻ khiếm thính khó phát hiện và hiểu được từ ngữ diễn đạt nếu chỉ thông qua việc đọc môi và ngôn ngữ ký hiệu. Do đó, trẻ khiếm thính vừa được can thiệp ngôn ngữ trị liệu cùng với giáo dục hoà nhập sẽ giúp trẻ học nghe và cam nhận mọi âm thanh của môi trường, lời nói một cách tự nhiên nhất [15]. Mặc khác, trẻ có cơ hội làm giàu vốn từ, khả năng nhạy bén trong giáo tiếp từ đó nâng cao hiệu quả của việc học nói một cách tự nhiên.

Qua kết quả nghiên cứu, có thể nói rằng giáo dục phối hợp cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào kết quả điều trị.

KT LUN

Qua nghiên cứu đánh giá kết quả can thiệp nghe nói bằng thang đánh giá ASC và MUSS trên 30 trẻ nghe kém tại khoa PHCN - Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Kết quả khả năng nghe, sử dụng lời nói sau can thiệp NNTL 1.1. Kết quả khả năng nghe sau can thiệp NNTL

1.1.1. Sau một tháng

Khả năng phát hiện âm thanh được cải thiện nhiều nhất (p < 0,05).

1.1.2. Sau ba tháng

Khả năng phát hiện âm thanh vẫn tiến bộ nhất với 9,03/18 điểm.

Có sự cải thiện rõ về khả năng phân biệt âm thanh và xác định âm thanh với sốđiểm gần bằng nhau, PBÂT là 3,31/14điểm; XĐÂT là 2,37/14 điểm.

Có tiến triển nhưng chậm là khả năng hiểu âm thanh lời nói 1,31/24 điểm.

1.2. Kết quả khả năng sử dụng lời nói có nghĩa sau can thiệp NNTL

Khả năng sử dụng lời nói tăng điểm chậm hơn so với khả năng nghe.

1.2.1 Sau một tháng

Khả năng kiểm soát phát âm được cải thiện nhiều nhất với p<0,05).

1.2.2 Sau ba tháng

Khả năng kiểm soát phát âm vẫn tăng điểm cao nhất với 4,05/12 điểm. Trẻ bắt đầu sử dụng lời nói nhiều hơn dùng dấu với sự tăng điểm 3,19/8 điểm. Thời gian 3 tháng là chưa đủđê trẻ sử dụng được lời nói đúng ngữ cảnh với mức tăng điểm thấp 1,92/20 điểm.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả can thiệp

Mức độ nặng của khuyết tật có ảnh hưởng đến kết quả nghe - nói, trẻ nghe kém càng nặng thì kết quả nghe - nói càng kém (p<0,05).

Tuổi can thiệp và chẩn đoán nghe kém có ảnh hưởng đến kết quả nghe - nói, trẻ được chẩn đoán càng sớm và can thiệp ngôn ngữ càng sớm, sẽ đạt được kết quả nghe - nói càng tốt (p<0,05).

Giới tính là nam hay nữ, đều không ảnh hưởng đến kết quả nghe - nói. Thời gian đeo máy trợ thính trước can thiệp ngôn ngữ có ảnh hưởng đến kết quả nghe hơn là kết quả nói (p<0,05).

Gia đình phối hợp và tham gia tích cực vào chương trình can thiệp cho kết quả nghe nơi tốt hơn.

Giáo dục phối hợp có ảnh hưởng đến kết quả nói hơn là nghe, trẻ có đi học có kết quả nghe - nói tốt hơn trẻ không đi học (p<0,05).

KIN NGH

1. Có thể áp dụng thang ASC, MUSS để giúp đánh giá hiệu quả can thiệp cũng như điều chỉnh chương trình can thiệp, định hướng chọn hoạt động can thiệp.

2. Nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá giá trị của thang ASC, MUSS vềđộ nhạy và độđặc hiệu.

3. Khuyến cáo về phát hiện sớm, can thiệp sớm nghe kém, giúp trẻ nghe kém hòa nhập tốt trong cộng đồng.

4. Nâng cao ý thức về các yếu tố phối hợp trong can thiệp ngôn ngữ cho trẻ nghe kém.

1. Lương Sĩ Cần (1992), Điếc trẻ em, Nội trú Tai-Mũi-Họng, Bộ môn Tai-

Mũi-Họng, trường Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr 7 - 42. 2. Lê Thị Dung (2006), Đánh giá tác dụng của điện châm phục hồi chức

năng điếc cho trẻđiếc tiếp nhận, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.

3. Vũ Thị Dung (2008), Khả năng giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ em nghe kém được đeo máy trợ thính, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, Đại học

Y Hà Nội.

4. Phạm Tiến Dũng (2002), Bước đầu nghiên cứu vai trò của đáp ứng thính giác thân não trong chẩn đoán nghe kém tiếp âm một bên, Luận văn

tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Hà Nội.

5. Fida international (2007), Tài liệu tập huấn cho phụ huynh học sinh có trẻ khuyết tật thính giác, Sở giáo dục và Đào tạo Thành phố Đà Nẵng, tr 8 - 14.

6. Vũ Thị Bích Hạnh và Đặng Thái Thu Hương (2004), Hướng dẫn thực hành âm ngữ trị liệu, nhà xuất bản y học, tr 80 - 120.

7. Nguyễn Hữu Khôi (2007), Đo sức nghe và đánh giá kết quả, Bài giảng lâm sàng Tai-Mũi-Họng, NXB Y học, tr 38 - 87.

8. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, Phục hồi chức năng trẻ gỉam thính lực, tài liệu số 13, Bộ Y tế, Tr 5 - 17.

9. Lê Thị Lan, Phạm Thi Cơi, Nguyễn Thị Dung (2004), “Bước đầu tìm

hiểu nguyên nhân gây điếc - câm ở trẻ em tại khoa thính học và điếc trẻ

em ở bệnh viện Tai-Mũi-Họng Trung ương”, Kỷ yếu công trình nghiên

cứu khoa học (1969 - 2004), BV Tai-Mũi-Họng Trung ương, tr 26 -30.

10. Lê văn lợi (1997), Thanh học các bệnh về giọng nói lời nói và ngôn ngữ, nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 9 - 133.

1, nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 197 - 201.

13. Lương Linh Ly (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm điện thế kích thích thính giác ở trẻ em bình thường và trẻ em nghe kém tiếp âm một bên,

Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, Đại học Y Hà Nội.

14. Nguyễn Đức Minh, Phạm Minh Mục, Lê Văn Tạc (2006), Giáo dục Trẻ khuyết tật Việt Nam, Một số vấn đề lý luận và thực tiển, nhà xuất bản

Giáo dục, tr 2 - 15.

15. Lê Văn Tạc và cộng sự (2008), Tài liệu tập huấn giáo dục hòa nhập trẻ

khuyết tật, Sở y tế Đà Nẵng, tr 6 - 40.

16. Võ Tấn (1991), “Điếc”, Tai Mũi Họng thực hành tập II, nhà xuất bản Y

học, tr 222 - 226.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả nghe - nói sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ dưới 6 tuổi được đeo máy trợ thính (Trang 75)