ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY NGHE KÉM

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả nghe - nói sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ dưới 6 tuổi được đeo máy trợ thính (Trang 67)

4.1.1 Tuổi và giới

Chúng tôi chia trẻ trong nghiên cứu làm hai nhóm: tuổi 24 đến 48 tháng tuổi (trung bình 32 tháng) và 49 đến 72 tháng tuổi (trung bình 46 tháng); dựa vào mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường. Theo nghiên cứu của chúng tôi, trẻ nam là 16 em (chiếm 53,33%) và trẻ nữ là 14 em (chiếm 46,67%) không có sự khác biệt giữa tỷ lệ nam và nữ 1,14:1(biểu đồ 3.1)

Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Dung [2] nam : nữ là 1,04 : 1 và nghiên cứu của Vũ Thị Dung [3] nam : nữ là 1,14:1; nghiên cứu của Nguyễn Thu Thuỷ [19] nam:nữ là 1,14:1; Những tỷ lệ này phù hợp với các nghiên cứu trên thế giới, theo nghiên cứu của Susan B [62] nam:nữ là 1,33:1; Yucel E [64 ] nam:nữ là 1,24:1; Robbin [52] nam:nữ là 1,45:1.

4.1.2. Liên quan giữa năm tháng phát hiện nghe kém với nghề nghiệp mẹ, địa dư sinh sống

Trong nghiên cứu này, chúng tôi có khảo sát mối liên quan giữa thời điểm phát hiện nghe kém của trẻ với nghề nghiệp của mẹ, địa dư sinh sống là thành thị hay nông thôn và trẻ là con thứ mấy trong gia đình.

Qua bảng 3.2, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt giữa thái độ, nhận thức của mẹ là cán bộ công nhân viên hay nông dân (p>0,05).

Đa số trẻ nghe kém phát hiện ở mọi thời điểm trong nghiên cứu là sinh sống ở thành thị, Điều này cho thấy sự chênh lệch về hiểu biết, nhận thức về bệnh điếc giữa khu vực nông thôn và thành thị. Có thể do ở khu vực nông thôn, bố mẹ trẻ hạn chế trong việc tiếp cận thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và các dịch vụ sàng lọc, phát hiện sớm, chăm sóc sức khoẻ; Ngoài ra, bố mẹ trẻ còn có nhận thức trẻ khuyết tật không có khả năng điều trị nên không đưa trẻ đi khám, do đó trẻ mất đi cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế và dẫn đến được phát hiện ởđộ tuổi rất muộn.

Bên cạnh đó, trẻ nghe kém được phát hiện chủ yếu ở độ tuổi từ 12 đến 24 tháng (chiếm 56,67%) điều này nói lên rằng sự trang bị kiến thức y tế nói chung và phát hiện sớm nghe kém ở trẻ nói riêng chưa thật sự đầy đủ cho các bà mẹ. Mặc khác do tập quán và nhận thức riêng, một số gia đình không chấp nhận con mình bị khuyết tật khi có biểu hiện chậm nói, tất cả những lý do này dẫn đến trẻ được chẩn đoán nghe kém ở độ tuổi rất muộn. Hơn nữa, nếu bố mẹ trẻ có thính lực bình thường sẽ không chú ý và không nghi ngờ gì về khả năng nghe của trẻ cho đến khi trẻ có những biểu hiện bất thường, vào lúc trẻ được 12 đến 18 tháng tuổi thấy trẻ không hiểu được lời nói hay bập bẹ và chờ đợi thêm vì nghĩ trẻ chậm nói. Chính vì vậy trẻ nghe kém thường được phát hiện ở lứa tuổi này.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ nghe kém chủ yếu rơi vào con thứ nhất trong gia đình (chiếm tỉ lệ 83,33%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng bà mẹ sinh con lần thứ hai có kinh nghiệm hơn trong vấn đề phòng các bệnh trong thời kỳ thai nghén, trong lúc sinh cũng như quá trình chăm sóc về sau.

4.1.3. Nguyên nhân gây nghe kém

Chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra khuyết tật, trong nhóm trẻ nghiên cứu cho thấy nguyên nhân mẹ bị bệnh khi mang thai chiếm tỉ lệ cao nhất (46,67%). Kết quả này cho thấy vấn đề phòng tránh một số bệnh có thể gây ra các di tật cao cho thai nhi (Rubenla, dùng thuốc trong thai kỳ... ) ở phụ nữ có thai còn hạn chế.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả nghe - nói sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ dưới 6 tuổi được đeo máy trợ thính (Trang 67)