CAN THIỆP NGÔN NGỮ CHO TRẺ KHIẾM THÍNH

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả nghe - nói sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ dưới 6 tuổi được đeo máy trợ thính (Trang 26)

Một trong những nội dung quan trọng của phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thính là can thiệp ngôn ngữ nhằm hình thành, phát triển ngôn ngữ nói đó chính là phương tiện của giao tiếp và tư duy.

1.8.1. Một số quan điểm về can thiệp ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính

Trong lịch sử phát triển các phương pháp can thiệp ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính có thể nói là sự cạnh tranh quyết liệt giữa 2 trường phái: phương pháp nghe - nói và phương pháp sử dụng dấu [30].

Những người ủng hộ phương pháp nghe - nói cho rằng, dù cho đứa trẻ nghe kém đến mức độ nào vẫn có thể có khả năng biết đọc, biết viết cũng như giao tiếp bằng ngôn ngữ nói một cách trôi chảy, dễ hiểu. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp cho trẻ có cơ hội phát triển ngôn ngữ gần như trẻ bình

thường và giúp trẻ hòa nhập với xã hội. Trước đây, do nhiều lí do khách quan như kỹ thuật công nghệ máy trợ thính, các phương pháp sàng lọc thính học chưa phát triển … phương pháp này gặp nhiều khó khăn và tỉ lệ thành công ít, chỉ hiệu quả với những trẻ nghe kém mà sức nghe còn lại khá [35].

Ngược lại, những người ủng hộ trường phái phương pháp dấu cho rằng, không nên “bình thường hóa” trẻ điếc với người bình thường, trẻ điếc sẽ trở thành cái bóng mờ nhạt so với trẻ có thính lực bình thường. Họ cho rằng ngôn ngữ dấu là ngôn ngữ thật sự với cấu trúc và hình thái chặt chẽ, giúp cho người điếc có phương tiện giao tiếp với những người cùng sử dụng dấu hiệu, giúp phát triển kiến thức, ý tưởng giống như người bình thường sử dụng ngôn ngữ nói. Và trong một thời gian dài ngôn ngữ dấu gần như trở thành ngôn ngữ chính trong cộng đồng người điếc [5].

Hiện nay, cùng với sự phát triển về thính học, kỹ thuật công nghệ, thực hành lâm sàng. Tại các nước Châu Âu, trẻ nghe kém được phát hiện rất sớm (trước 6 tháng tuổi) và được hỗ trợ nghe một cách tối đa thông qua các thiết bị hiện đại như máy trợ thính công suất cao, điện cực ốc tai… chính vì vậy các trung tâm can thiệp ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính lại ưu tiên hàng đầu cho phương pháp nghe - nói, và không khuyến khích các phương pháp dấu đi kèm [42].

Ở nước ta, do điều kiện kinh tế còn đang trong giai đoạn phát triển, chính vì vậy, trẻ khiếm thính ở nước ta đa số được phát hiện muộn (khoảng 4 tuổi), thường ở sau giai đoạn hình thành ngôn ngữ và điều quan trọng là không phải trẻ nào cũng có điều kiện để sử dụng thiết bị trợ thính hiện đại để đạt khả năng nghe tối đa. Do đó, can thiệp ngôn ngữ ở nước ta hiện nay cũng hướng đến khả năng phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ nhưng không thể chỉ sử dụng đơn thuần một phương pháp, mà phải kết hợp tất cả các biện pháp phù hợp với điều kiện của từng trẻ. Sau đây là một số phương pháp can thiệp ngôn ngữ thường dùng ở nước ta .

1.8.1.1. Phương pháp giao tiếp h tr

¾Phương pháp nghe thông qua nói [42, 63]

Phương pháp nghe thông qua nói là một phương pháp đặc biệt được thiết kế cho trẻ khiếm thính đã có thiết bị hỗ trợ nghe (máy trợ thính, cấy điện cực ốc tai) nhằm phát huy tối đa khả năng nghe thông qua việc học nói và cách sử dụng lời nói trong các tình huống xã hội. Trẻ được dạy để phát triển kỹ năng nghe như là một ý thức tích cực để mà sự lắng nghe trở thành tất yếu, vô thức và giúp trẻ tìm thấy âm thanh của cuộc sống.

Triết lý nghe thông qua nói là một bộ những nguyên tắc được thiết kế theo hướng đểđạt được việc sử dụng nghe tối đa trong việc học. Không được sử dụng cho hệ thống giao tiếp bằng thị giác như là điệu bộ hay ngôn ngữ dấu hiệu trong việc huấn luyện trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ không sử dụng ngôn ngữ dấu hiệu sẽ phát triển kỹ năng nghe nói tốt hơn.

Nguyên tắc của phương pháp nghe - nói:

• Ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến về nghe đểđạt được sự kích thích về nghe tối đa.

• Hướng dẫn và huấn luyện bố mẹ sử dụng nghe như một phương thức của giác quan sơ đẳng để phát triển ngôn ngữ nói mà không có sử dụng ngôn ngữ dấu hiệu hoặc nhấp môi.

• Hướng dẫn và huấn luyện bố mẹ để trở thành người tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ nói và sự lắng nghe của trẻ thông qua sự tham gia kiên nhẫn, tích cực của liệu pháp nghe - nói đã được cá nhân hoá.

• Hướng dẫn và huấn luyện bố mẹ biết cách tạo môi trường hỗ trợ sự lắng nghe thông qua những hoạt động hàng ngày của trẻ.

• Hướng dẫn và huấn luyện bố mẹ biết lồng ghép sự giúp đỡ về lắng nghe và ngôn ngữ nói vào tất cả những khía cạnh cuộc sống của trẻ.

• Hướng dẫn và huấn luyện bố mẹ sử dụng những mẫu phát triển ngôn ngữ tự nhiên

• Hướng dẫn và huấn luyện bố mẹ giúp trẻ tự giám sát, theo dõi ngôn ngữ nói thông qua sự lắng nghe.

• Thúc đẩy sự giáo dục thường xuyên theo hình thức giáo dục hoà nhập và những hỗ trợ phù hợp một cách sớm khi trẻ còn nhỏ tuổi.

Những người ủng hộ phương pháp này cho rằng nếu dùng dấu hoặc các kỹ năng giao tiếp khác sẽ làm cho người điếc trông khác biệt so với người bình thường, đồng thời nó hạn chế khả năng nghe nói của trẻ điếc vì dùng dấu để giao tiếp là hình thức dễ dàng hơn. Cha mẹ trẻ là người bình thường hay có xu hướng chỉ chọn phương pháp luyện nghe - nói này. Tuy vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ điếc mà sức nghe còn lại tương đối khá hoặc sử dụng các phương tiện khuếch đại âm thanh hiện đại.

¾Phương pháp đọc hình miệng [28, 30, 46]

Đọc hình miệng là cách hiểu tiếng nói thông qua những chuyển động của cơ quan phát âm khi nói. Đọc hình miệng không phải là đọc hình môi của từng âm một mà là đọc hình miệng của một cụm từ, một câu nói. Mặc dù nghe không thấy hoặc không rõ âm thanh nhưng qua hệ thống hình ảnh này trẻ có thể “đoán” được nội dung cơ bản của tiếng nói khi gặp lại ở lần sau. Sự ghi nhớ này rất tốt cho trẻ khiếm thính.

Ngoài ra, kỹ năng đọc hình miệng của trẻ khiếm thính còn phụ thuộc nhiều vào khả năng phát triển ngôn ngữ nói. Trẻ không thể đọc được những từ mới, những từ trẻ không hiểu, những từ trẻ không biết phát âm. Cho nên dạy trẻđọc hình miệng cần được tiến hành song song với việc dạy nói.

Đọc hình miệng là cách hỗ trợ để trẻ có khả năng tiếp thu thông tin từ người đối thoại. ở trẻ khiếm thính, nếu được rèn kỹ năng đọc hình miệng thì khả năng tiếp thu thông tin sẽ tốt hơn. Nếu trẻ được học từ 4 đến 5 năm thì có thể tiếp thu tiếng nói bằng đọc hình miệng đạt 60-70% lượng thông tin.

Một số nguyên tắc khi sử dụng phương pháp đọc hình miệng

•Luôn nói trước mặt trẻ, không nên nói hoặc gọi trẻ từ phía sau

•Lời nói của giáo viên cần rõ ràng rành mạch, không nên nói quá chậm, nói nhát gừng mà nên nói với trẻ bằng giọng bình thường, tốc độ vừa phải.

•Luyện đọc hình miệng cho trẻ cả câu hay một cụm từ có nghĩa, tránh luyện đọc từng âm, từng từ.

•Phương pháp nhận biết qua hình miệng chủ yếu là biết cách xác định điểm mốc. Điểm mốc của câu là những tiếng, những từ có hình miệng rõ ràng và được nhấn mạnh nhất trong câu.

•Việc dùng từ ngữ cũng là một yếu tố giúp trẻ hiểu được nội dung của câu nói. Do đó, giáo viên cần sử dụng những từ ngữ dễđọc hình miệng. Thí dụ: thay vì dùng cặp từ to / nhỏ (khó phân biệt)

ta dùng cặp từ to / bé (dễ phân biệt)

¾Phương pháp nói cùng dấu [6, 44]

Một biện pháp cải thiện phương pháp luyện nghe là nói cùng dấu (Cornett 1967). Nói cùng với dấu sử dụng một hệ thống các cử động của bàn tay gần sát mặt. Những cử động này nhằm phân biệt những nét khu biệt của âm vị, mà có thể khó nhận ra bằng cách đọc môi người đối thoại (ví dụ: màn và bàn). Nói cùng với dấu thường xuyên được sử dụng kết hợp với đọc theo nói giúp trẻ phát triển các mẫu nói của hoạt động ngôn ngữ. Bằng cách này có thể cung cấp thêm thông tin qua kênh nghe - nói tương tự như kênh tay - nhìn. Đó không phải hệ thống “cử chỉ” hoặc “dấu” có thể sử dụng để giao tiếp độc lập.

¾Phương pháp dạy chữ cái ngón tay cho trẻ khiếm thính [21]

Bên cạnh các quan điểm giao tiếp bằng cách nghe nói, có nhiều chuyên gia cố gắng phát triển phương pháp giao tiếp bằng tay cho trẻ điếc. Họ cho rằng đa số trẻ điếc, chỉ sử dụng phương pháp giao tiếp bằng kênh yếu nhất

của chúng (nghe nói) là không đủ và chưa hiệu quả. Cần phát huy các khả năng sẵn có khác của đứa trẻ như nhìn và các cử động của tay.

Chữ cái ngón tay là dạng ngôn ngữ của trẻ khiếm thính dễ tiếp thu, dễ thuộc và có thể sử dụng thành thạo trong một thời gian ngắn. Chữ cái ngón tay có thể dạy: thành bài riêng, dạy kết hợp với các bài học, đặc biệt là trong giao tiếp, dạy kết hợp trong sinh hoạt hằng ngày, dạy kết hợp trong giờ hoạt động ngoại khoá, tham quan, dã ngoại.

Một trong những điều quan trọng đối với giáo viên là cần kết hợp dạy chữ cái ngón tay với việc dạy nói, dạy viết và dạy đọc trong quá trình dạy trẻ khiếm thính.

¾Phát triển khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu [5, 16]

Ngôn ngữ ký hiệu đã được thế giới chứng minh là ngôn ngữ của cộng đồng người điếc và là ngôn ngữ đầu tiên. Ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ hình ảnh, sử dụng hình dạng bàn tay, chuyển động, sự thể hiện của khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể để chuyển tải ý nghĩa do đó nó rất phù hợp với đặc điểm tiếp nhận thông tin bằng thị giác và biểu đạt thông tin thiên về hành động, hình ảnh của người khiếm thính. Khác với những suy nghĩ thường gặp về ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ ký hiệu là một ngôn ngữ đầy đủ và hoàn thiện với vốn từ vựng độc đáo, có cấu trúc ngữ pháp riêng biệt, khác với ngôn ngữ lời nói thông thường. Trên thế giới có những ngôn ngữ ký hiệu đã khẳng định được

vị trí và vai trò tương đương như ngôn ngữ lời nói của người nghe bình thường trong xã hội. Có thể kể đến một trong số đó là ngôn ngữ ký hiệu Mỹ, (American Sign Language - ASL) hay ngôn ngữ ký hiệu Anh (British Sign Language - BSL). Do đó những gì có thể nói bằng ngôn ngữ nói cũng có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ ký hiệu. Giống như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu cũng có những điểm mạnh, điểm yếu đặc biệt. Ngôn ngữ ký hiệu qui ước về một ý nghĩa của sự vật, sự việc… thông qua bàn tay. Sử dụng thị giác để hiểu nội dung giao tiếp. Đó là hình thức giao tiếp thuận lợi và hiệu quả nhất đối với người khiếm thính. Đặc tính cơ bản: • Vị trí của tay • Hình dạng bàn tay • Sự chuyển động • Diễn đạt không bằng tay (của nét mặt, ánh mắt cơ thể…) Qui tắc biểu đạt ký hiệu:

• Sử dụng cả hai tay và ngón tay

• Hướng của bàn tay về phái trước

• Chuyển động của tay phía trước bụng: trong khoảng không gian vượt quá bề ngang của cơ thể.

• Tay, ngón tay chuyển động theo các hướng: lên, xuống, trong, ngoài, tròng theo chiều kim đồng hồ hay ngược, hai tay chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau.

Dạy ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ khiếm thính

• Muốn dạy có hiệu quả cần phải hiểu được trẻ và dạy thông qua giao tiếp hàng ngày

• Dạy trẻ sử dụng ký hiệu cần được tiến hành song song với việc dạy trẻ học kiến thức mới bằng ngôn ngữ nói. Do đó chúng ta có thể dạy trẻ vào những lúc cần thiết trong suốt quá trình học tập.

1.8.1.2. Phương pháp giao tiếp tng hp

Một trong hai phương pháp tiếp cận đầu tiên có dùng các cử động của tay để giao tiếp là phương pháp giao tiếp tổng hợp. Phương pháp này phát triển mạnh vào năm 1970. Quan điểm này dựa trên thực tế là hầu hết trẻ điếc nặng và điếc sâu khó có thể giao tiếp được ở mức độ cơ bản và tiếp thu được mức học vấn cần thiết.

Giao tiếp tổng hợp bao gồm việc sử dụng tất cả các phương tiện giao tiếp: ký hiệu, chữ cái ngón tay, đọc hình miệng, nghe, nói, viết, nét mặt và cử chỉđiệu bộ, bằng cách tiếp cận với tất cả các kênh giao tiếp trẻ khiếm thính có thể sử dụng các cơ quan cảm giác để phát triển ngôn ngữ [55].

Nguyên tắc chính của giao tiếp tổng hợp là động viên cha mẹ, giáo viên và trẻ sử dụng bất kỳ hình thức giao tiếp nào để giao tiếp. Nghe và nói chiếm phần quan trọng trong giao tiếp tổng hợp. Ngoài ra, dùng dấu cũng không thay thế được nghe nói một khi nghe nói được dùng bổ trợ thường xuyên cho giao tiếp. Người ta tính được rằng có tới 90% trẻ điếc nặng và sâu ở Mỹ sử dụng phương pháp giao tiếp tổng hợp này.

1.8.2. Các bước can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ khiếm thính

1.8.2.1. Nguyên tc can thip

Trẻ cần được can thiệp càng sớm càng tốt, ngay sau được chẩn đoán nghe kém.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ nghe phù hợp với mức độ nghe kém. Tuổi tốt nhất để can thiệp là 6 tháng tuổi.

Can thiệp phải toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: giải quyết bệnh tích, giáo dục hòa nhập, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu ….

Can thiệp phải theo nguyên tắc:

• Từ dưới lên: là nguyên tắc dựa vào sự phát triển của cá thể hay phát triển tự nhiên. Trong đó quá trình phát triển của trẻ được kích thích nhờ đầu vào và sự trao đổi qua lại phong phú mà không có cấu trúc giai đoạn tương đối, cứng nhắc.

•Từ trên xuống: nguyên tắc này đặc trưng bởi phương pháp chia mệnh lệnh, các chuỗi có cấu trúc phức tạp ra thành những phần nhỏ hơn và sắp xếp chúng theo một hệ thống ngày càng hoàn thiện hơn.

Thời gian can thiệp phải thường xuyên, cường độ can thiệp liên tục, hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả khả quan hơn.

Chương trình can thiệp cần phải hợp lý, phù hợp với mức độ nghe kém.

1.8.2.2. Ni dung can thip

¾ Đối với trẻ không có máy trợ thính:

Phương pháp chọn đầu tiên là phương pháp giao tiếp tổng hợp, trong đó học ngôn ngữ kí hiệu, đọc hình miệng được nhấn mạnh.

¾ Đối với trẻ có mang máy trợ thính:

Giai đoạn 1:

- Áp dụng phương pháp giao tiếp tổng hợp, trong đó chú trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo viên xây dựng vốn từ cho trẻ phải trên nguyên tắc: ngôn ngữ sử dụng phải thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của trẻ, trẻ mới dần ham thích giao tiếp. Dùng những danh từ quen thuộc, từ hành động, từ nhân xưng… ở mức câu là từ đơn.

- Luyện nghe:

Chức năng nghe gồm: nghe và hiểu được ý nghĩa của tín hiệu. Quá trình học nghe gồm có 4 mức độ: Phát hiện, phân biệt và nhận biết các tín hiệu âm thanh, tiến đến là hiểu được lời nói để có thể nói lại được.

Huấn luyện nghe trong giai đoạn này chủ yếu tập cho trẻ nghe để phát hiện ra âm thanh, hình thành phản xạ thính giác, tiến đến phân biệt và nhận biết âm thanh.

Trước hết phải tạo điều kiện để trẻ khiếm thính thường xuyên, liên tục tiếp xúc với âm thanh. Giai đoạn này chưa đòi hỏi sự tham gia chủ động từ phía trẻ, không nên lưu ý là trẻ nghe được gì mà quan trọng là trẻ có chú ý

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả nghe - nói sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ dưới 6 tuổi được đeo máy trợ thính (Trang 26)