KẾT QUẢ CAN THIỆP NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả nghe - nói sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ dưới 6 tuổi được đeo máy trợ thính (Trang 69)

4.2.1. Kết quả luyện nghe

Sau 3 tháng can thiệp ngôn ngữ trị liệu, chúng tôi nhận thấy sự cải thiện rõ rệt về khả năng nghe, thể hiện bằng sự tăng mức điểm ASC trung bình trước can thiệp là 2,3 điểm và sau can thiệp là 19,8 điểm, tăng 17,5 điểm.

4.2.1.1. Ci thin kh năng nghe sau 1 tháng can thip

Sau 1 tháng can thiệp về luyện nghe , chúng tôi nhận thấy trẻ nghe kém có sự thay đổi rõ rệt nhất về khả năng phát hiện âm thanh và phân biệt âm thanh, nhận biết âm thanh. Thể hiện bằng sự tăng mức điểm ASC trung bình trong từng mục và có sự khác biệt giữa trước can thiệp và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Trong đó, mục phát hiện âm thanh là tăng rõ rệt nhất. Điểm số ASC trước can thiệp ở mục PHÂT là 2,1 điểm, sau can thiệp là 5,43 điểm, tăng 3,3 điểm và tăng cao nhất so với các mục còn lại (biểu đồ 3.3).

Ngược lại ở biểu đồ (3.6), điểm số ASC trung bình mục hiểu âm thanh trước can thiệp là 0 điểm, sau can thiệp là 0,14 điểm, tăng 0,14 điểm, và là mục tăng chậm nhất sau tháng đầu tiên.

Đa số trẻ khiếm thính dù nghe kém đến đâu vẫn còn một ít sức nghe và tuỳ theo sức nghe còn lại mà trẻ có thể tiếp nhận những âm thanh với tần số khác nhau. Theo thời gian, trẻ không tiếp xúc luyện tập với âm thanh sẽ làm mất dần phản xạ nghe mà đó là một trong những điều kiện tiên quyết để hình thành ngôn ngữ lời nói. Do đó, với sự hỗ trợ của máy trợ thính phù hợp, cùng với việc can thiệp ngôn ngữ trong giai đoạn đầu sẽ tạo ra phản xạ tri giác âm thanh thông qua cơ quan thính giác, giúp cho trẻ nhận thấy mình còn có khả năng nghe được và phát hiện ra được những âm thanh thú vị xung quanh trẻ.

Hơn nữa, trẻ khiếm thính, từ nhỏ không nghe được nhiều âm thanh, cho đến lúc đeo máy trợ thính sau đó được huấn luyện nghe với các loại âm thanh khác nhau thông qua các trò chơi, bài học sinh động trong chương trình can thiệp đã lôi cuốn trẻ và tạo ra nhiều điều mới để trẻ khám phá. Do vậy mức điểm ở mục PHÂT tăng cao nhất là điều dễ hiểu.

4.2.1.2. Ci thin kh năng nghe sau 3 tháng can thip

Sau 3 tháng can thiệp, chúng tôi nhận thấy có sự tiến bộ chung về khả năng nghe sau can thiệp so với trước can thiệp, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mức điểm ASC trung bình ở mục PHÂT vẫn tiếp tục tăng và đạt 50% so với mức điểm tối đa, điểm ASC trước can thiệp là 2,1điểm, sau can thiệp là 9,03/18 điểm, tăng 6,93 điểm (biểu đồ 3.3). Mức điểm ASC ở mục phân biệt âm thanh và xác định âm thanh bắt đầu tăng gần tương đương nhau và cùng bắt đầu tăng kể từ sau tháng thứ 1 can thiệp (biểu đồ 3.4, 3.5 ), sau can thiiệp ASC trung bình mục PBÂT là 3,19 điểm, ASC trung bình mục XĐÂT là 2,37 điểm, tăng so với trước can thiệp là 0 điểm. Mục ASC hiểu âm thanh vẫn là mục có số điểm tăng chậm nhất, ASC trước can thiệp là 0 điểm, sau 3 tháng là 1,31điểm .

Jareen Meinzen nghiên cứư khả năng nghe sau can thiệp ngôn ngữ 1 năm ở trẻ dưới 48 tháng tuổi cấy điện cực ốc tai cho kết quả cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả chỉ ra rằng, sau 3 tháng khả năng PHÂT là 15,5 ± 0,34; PBÂT 4,5 ± 0,45; XĐÂT 3,1 ± 0,58. ASC chung sau 3 tháng là 23,5 ± 0,37, ASC chung tăng xấp xỉ 8,3 ± 0,58 mỗi 3 tháng [59].

Nghiên cứu Susan Wiley về khả năng nghe giữa nhóm trẻ nghe kém cấy điện cực ốc tai đơn thuần và nhóm trẻ nghe kém có phối hợp các khuyết tật khác, đưa ra kết quả gần tương đồng với kết quả của chúng tôi. Sau 3 tháng khả năng nghe ở nhóm đơn thuần PHÂT là 12,3 ± 0,67; PBÂT 3,2 ± 1,23; XĐÂT 2,1 ± 0,34. ASC chung sau 3 tháng là 20,7 ± 0,56, ASC chung tăng xấp xỉ 6 điểm mỗi 3 tháng [45].

Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả thấp hơn các nghiên cứu này do đối tượng của chúng tôi sử dụng máy trợ thính. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng sử dụng điện cực ốc tai hỗ trợ khả năng nghe hiệu quả hơn rất nhiêu so với máy trợ thính đặc biệt ở trẻđiếc sâu [50].

Robbin nghiên cứu khả năng nghe của 109 trẻ nghe kém từ 12 - 36 tháng tuổi ở miền Bắc nước Mỹ nhận thấy rằng khả năng nghe nhanh chóng cải thiện trong những tháng của năm đầu tiên [52].

Một nghiên cứu khác của Robbin về ảnh hưởng của tuổi cấy điện cực ốc tai với khả năng nghe cho kết quả rằng khả năng PHÂT tăng cao nhất trong các kỹ năng nghe [54].

Takeshi Kubo về khả năng nghe và biểu đạt ngôn ngữ ở 2 nhóm trẻ cấy điện cực ốc tai và đeo máy trợ thính sau can thiệp ngôn ngữ nhận thấy rằng, sau 3 - 6 tháng khả năng PHÂT xuất hiện gần mức tối đa, khả năng PBÂT ở mức khá, XĐÂT ở mức trung bình và hiểu ÂT lời nói ở mức thấp, và mức hiểu âm thanh lời nói đạt được ít nhất là sau 12 tháng can thiệp cả về thiết bị lẫn PHCN [39].

Kết quả nghiên cứu về khả năng giao tiếp và ngôn ngữ ở 32 trẻ nghe kém của Vũ Thị Dung, cho thấy rằng sau 3 - 6 tháng can thiệp ngôn ngữ khả năng PHÂT là 100%, khả năng PBÂT tăng từ 15,4% lên 61,6% và hiểu âm thanh lời nói là 14%[3].

Theo tiến trình nghe của Erber, phát hiện âm thanh môi trường hay giọng nói là nền tảng cho việc học cách lắng nghe, khi tạo được phản xạ thính giác thì mới có thể kết hợp âm thanh với các đối tượng có liên quan và tạo ra hình ảnh giác thính giác. Qua quá trình lặp đi lặp lại thông tin, thính giác thu nhận và xử lí âm thanh nghe được cùng với trí nhớ các mẫu ngôn ngữ quen thuộc nghe được sẽ giúp trẻ hiểu âm thanh và tạo ra ngôn ngữ biểu đạt [41].

Với giả thuyết trên, PHÂT là mốc dễ nhất trong tiến trình nghe, tiến cao hơn nữa là phân biệt và xác định ÂT và cuối cùng để hiểu được ÂT lời nói phải cần thời gian dài sau can thiệp ngôn ngữ nên mức tăng điểm ở mục PHÂT là cao nhất và hiểu ÂT thấp sau 3 tháng là hoàn toàn phù hợp.

4.2.2. Kết quả luyện nói

Trước can thiệp ngôn ngữ trị liệu, 100% tất cả các trẻ đều không nói được, chỉ có một số rất ít trẻ biết sử dụng dấu, cử chỉ. Sau 3 tháng can thiệp ngôn ngữ, tất cả các trẻ trong nghiên cứư đều có khả năng sử dụng dấu, hình miệng và đặc biệt là biết sử dụng lời nói đúng ngữ cảnh. Thể hiện bằng mức điểm MUSS trung bình trước can thiệp là 0 điểm, sau can thiệp là 7,34 điểm.

4.2.2.1. Ci thin kh năng nói sau 1 tháng can thip

Một tháng sau luyện nói song song với luyện nghe, nhóm trẻ trong nghiên cứu có sự cải thiện rõ rệt ở mục kiểm soát lời nói, đa số trẻ đều sử dụng lời nói hoặc phát âm ban đầu để lôi cuốn sự chú ý của người khác, mà đây là kỹ năng đầu tiên cần đạt được trong chương trình huấn luyện nói. Kết quả trong nghiên cứu cho thấy mức điểm MUSS trung bình ở mục kiểm soát lời nói sau 1 tháng can thiệp là 2,27 điểm so với trước can thiệp là 0 điểm

(biểu đồ 3.8), mức điểm của sử dụng lời nói không đi kèm với dấu, cử chỉ tăng chậm sau 1 tháng can thiệp là 0,67 điểm (biểu đồ 3.9) và mục sử dụng lời nói đúng ngữ cảnh là hầu như không tăng sau tháng đầu tiên (biểu đồ 3.10).

Nhu cầu giao tiếp của trẻ khiếm thính rất phát triển, trong khi ngôn ngữ bằng lời bị hạn chế do vấn đề nghe kém gây ra. Sau 1 tháng can thiệp ngôn ngữ, chỉ cung cấp cho trẻ cách luyện phát âm và các khái niệm ngôn ngữ gần gũi và quen thuộc, chứ chưa đủ nhiều vốn từ để trẻ có thể sử dụng bằng lời nói nhằm diễn đạt được ý tưởng mong muốn của trẻ. Vì vậy trẻ khiếm thính phải sử dụng các phương tiện giao tiếp khác đểđáp ứng nhu cầu giao tiếp của mình. Do đó mục MUSS trung bình sử dụng lời nói đúng ngữ cảnh và nói không kèm dấu vẫn chưa thể tăng cao được.

4.2.2.2. Ci thin kh năng nói sau 3 tháng can thip

Sau 3 tháng can thiệp chúng tôi nhận thấy có sự cải thiện một cách rõ rệt ở tất cả các mục trong thang điểm MUSS. Tuy nhiên, kỹ năng sử dụng lời nói có nghĩa được đánh giá bởi MUSS tăng điểm chậm hơn so với kỹ năng nghe. Điểm MUSS trung bình sau can thiệp 3 tháng là 7,34 điểm so với trước can thiệp là 0 điểm và có sự khác biệt về mức tăng điểm giữa các tháng (biểu đồ 3.11).

Thính giác là tiền đề của ngôn ngữ, chính nhờ nghe được mà trẻ có thể tiếp nhận và sau đó hình thành được tiếng nói. Như vậy, khả năng thiết lập lời nói ở trẻ chỉ có thể phát triển sau khi trẻ nhận thức đúng được âm thanh lời nói và âm thanh của môi trường xung quanh.

Đánh giá kết quả can thiệp sau tháng thứ 3, mục MUSS trung bình ở kiểm soát lời nói vẫn tăng điểm cao nhất, sau can thiệp là 4,05 điểm, tăng 4,05 điểm so với trước can thiệp là 0 điểm. Và có biến chuyển rõ rệt ở mục sử dụng lời nói không đi kèm với dấu và cử chỉ với MUSS trung bình sau can thiệp là 2,94 điểm. Có tiến triển nhưng không đáng kể là mục sử dụng lời nói

và thay đổi cách sử dụng lời nói phù hợp với ngữ cảnh, điểm MUSS tăng trung bình sau can thiệp là 1,92 điểm. Và chúng tôi nhận thấy sự tăng điểm giữa các tháng là khác biệt có ý nghĩ thống kê (p<0,05).

Takeshi Kubo đã đưa ra kết quả biểu đạt ngôn ngữ sau 3 tháng can thiệp ở nhóm trẻ đeo máy trợ thính chung các mục của MUSS là 9,4 điểm và cấy điện cực ốc tai là 16 điểm [39].

Sennaroglu nghiên cứu khả năng nói ở 11 trẻ cấy điện cực ốc tai, cũng nhận thấy có sự gia tăng số điểm MUSS trung bình sau 3 tháng là 12,8 điểm, sau 6 tháng là 26,3 điểm [60].

Geers AE nghiên cứu khả năng hiểu và biểu đạt ngôn ngữ nói ở trẻ nghe kém cấy điện cực ốc tai và trẻ đeo máy trợ thính ở độ tuổi từ 2 - 7 tuổi đưa ra kết quả rằng ít nhất sau 1 năm can thiệp ngôn ngữ tích cực, những kỹ năng từ vựng mở rộng, ngữ pháp, ngữ nghĩa mới xuất hiện tương đối ở nhóm trẻđeo máy trợ thính [33].

Nghiên cứu tương tự của Rance về các mức độ ảnh hưởng của ngôn ngữ tiếp nhận lên biểu đạt ngôn ngữ nói ở trẻ sử dụng điện cực ốc tai và trẻ mang máy trợ thính, cho kết quả tương tự, ít nhất sau 3 - 6 tháng can thiệp ngôn ngữ khả năng biểu đạt ngôn ngữ ở mức độ trung bình (phát âm gần đúng, câu ngắn đúng ngữ pháp, hiểu từ đơn đồng âm...) mới đạt được ở nhóm sử dụng máy trợ thính [50].

Kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Dung về khả năng giao tiếp ở trẻ nghe kém đeo máy trợ thính cũng cho thấy rằng, sau 3 - 6 tháng can thiệp ngôn ngữ trị liệu khả năng biểu đạt ngôn ngữ tăng lên đáng kể (69,2%), tuy nhiên các phát âm đó là chưa rõ và vẫn kèm theo dấu rất nhiều khi nói [3].

So sánh với các kết quả trên, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự về khả năng sử dụng lời nói. Đa số trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi sau can thiệp 3 tháng đều nói được câu ít nhất 3 từ có nghĩa, sử

dụng tốt dấu và hình miệng đúng với nghĩa muốn nói và để nói được câu dài hơn và thể hiện ý nghĩa của câu nói, trẻ vẫn còn sử dụng dấu và hình miệng nhiều. Chặng đường phát triển của một trẻ phát triển bình thường từ lúc chưa nói đến khi nói được từ đầu tiên phải mất ít nhất 1 năm, ở trẻ nghe kém đoạn đường đó càng kéo dài hơn. Ở trẻ nghe kém, đầu tiên phải nghe được ít nhất là các âm thanh quen thuộc, sau đó học phát âm qua nhiều phương pháp hỗ trợ (dấu, hình miệng...) để tạo nên những từ đầu tiên. Do vậy muốn trẻ hiểu được những gì nói ra và người khác hiểu được trẻ nói gì là cần thời gian rất lâu. Với những lí do nêu trên, hiểu và sử dụng lời nói đúng ngữ cảnh là mục tiêu lâu dài.Vì vậy MUSS trung bình mục sử dụng lời nói đúng ngữ cảnh tăng châm là có thể giải thích được.

Với mục tiêu là giúp trẻ khiếm thính giảm được cách biệt trong xã hội, rèn luyện khả năng nói đúng ngữ cảnh là công cụ quan trọng để trẻ truyền đạt mong muốn của mình đến mọi người xung quanh, đó cũng là mong muốn lớn nhất của nhóm nghiên cứu chúng tôi cũng như bản thân trẻ.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả nghe - nói sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ dưới 6 tuổi được đeo máy trợ thính (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)