6 LN trước thuế và lãi gộp
4.3. Các đề xuất và kiến nghị phát triển chính sách sản phẩm đồ gỗ nội thất văn phòng của công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dich vụ Hapro
phòng của công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dich vụ Hapro
4.3.1. Các đề xuất phát triển chính sách sản phẩm đồ gỗ nội thất văn phòng tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hapro
4.3.1.1. Đề xuất về xác định mục tiêu cho chính sách sản phẩm
Với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của đồ gỗ nội thất VP Home, dựa vào nguồn lực hiện tại của công ty và sự biến động của thị trường đã được dự báo, công ty có thể theo đuổi các mục tiêu từ năm 2012 đến 2014 như sau:
- Mục tiêu về doanh số: tăng doanh số bán trung bình lên 20% – 25%/1 năm. Tiêu thụ hết hàng hóa còn tồn kho và các sản phẩm khó bán.
- Mục tiêu tăng thị phần tại thị trường Hà Nội, khai thác triệt để thị trường tiềm năng này
- Mục tiêu mở rộng thị trường và tăng thị phần tại một thành phố miền Bắc Việt Nam: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định…bằng cách mở những đại lý phân phối độc quyền tại những thành phố đó.
- Mục tiêu duy trì chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng chủng loại sản phẩm, hàng năm đưa ra từ 25 đến 30 mẫu sản phẩm mới để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.
4.3.1.2. Đề xuất về chủng loại sản phẩm
Để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng thì việc đa dạng hóa danh mục mặt hàng cũng như chủng loại sản phẩm là một xu thế tất yếu. đây là vấn đề đặt ra đối với Hapro cần được giải quyết. Ngoài ra sự đa dạng về chủng loại sản phẩm giúp công ty có thể có được sự đồng bộ cho công trình của khách hàng, khai thác triệt để cơ hội kinh doanh của thị trường nhằm thu lợi nhuận tối đa.
Hiện nay Hapro cũng đã và đang thực hiện chính sách đa dạng hóa chủng loại sản phẩm cả về chiều dài và chiều rộng nhằm tạo ra sự phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng, tạo điều kiện cho công ty mở rộng, phát triển thị trường. Tuy nhiên chủng loại hàng hóa vẫn còn ít.
Trong những năm sắp tới, công ty nên chủ động thiết kế mẫu mã cho nhóm sản phẩm chủ lực của đồ gỗ nội thất VP Home: Bàn họp, bàn văn phòng, ghế văn phòng. Hiện đồ gỗ nội thất VP Home đang định vị cho sản phẩm của mình là sản phẩm loại trung bình trên thị trường nên không đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng
muốn mua sản phẩm với giá rẻ và những khách hàng muốn mua sản phẩm cao cấp có chất lượng tốt, kiểu dáng sang trọng. Do vậy công ty nên kéo giãn tuyến sản phẩm của mình theo cả hai hướng: phát triển hướng lên trên và hướng xuống dưới. Bên cạnh đó, công ty nên đa dạng hóa danh mục mặt hàng để tạo ra sự đồng bộ cho khách hàng: vách ngăn VP, quầy lễ tân… Ngoài ra, do doanh số bán sản phẩm bàn, ghế Giám đốc thấp nên công ty cần hạn chế về số lượng sản xuất các sản phẩm này để giảm thiểu chi phí bảo quản, lưu kho…
4.3.1.3. Đề xuất về chất lượng sản phẩm
Hiện nay chất lượng sản phẩm nội thất VP Home được đánh giá là cao nhưng chưa thực sự thỏa đáng với mọi đối tượng khách hàng, chỉ đáp ứng được nhu cầu cho những khách hàng có nhu cầu mua hàng loại trung bình. Để đa dạng hóa về mức chất lượng cho sản phẩm, công ty nên cải tạo và nâng cấp xí nghiệp thành các cơ sở sản xuất chuyên sâu cho các sản phẩm có cấp chất lượng khác nhau tùy vào nguyên liệu được sử dụng. Như vậy vừa tăng được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm do sản xuất chuyên sâu vừa thúc đẩy việc đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của khách hàng. Qua đó, chất lượng sản phẩm sẽ được đồng bộ và cải thiện hơn và ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Công ty phải cố gắng dần chủ động trong việc mua nguyên phụ liệu đồng thời khắc phục tối đa hạn chế của việc thiếu hụt hay nhập khẩu với giá quá cao. Gỗ thể hiện chất lượng sản phẩm nên với loại sản phẩm chất lượng cao công ty có thể tìm kiếm nguyên liệu gỗ trong nước thay vì phải nhập từ nước ngoài với khối lượng lớn mà giá thành vẫn cao. Còn với sản phẩm giá rẻ hơn, công ty có thể sử dụng các loại gỗ công nghiệp để giá thành sản phẩm không bị đẩy lên cao.
Ngoài ra, công ty còn có thể áp dụng các biện pháp để quản lý chất lượng trong thực tế của doanh nghiệp như:
- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho quy trình quản lý chất lượng như: tài chính, kỹ thuật, công nghệ, lao động.
- Tập trung vào yếu tố con người, đây là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đến việc sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Công ty nên hoạch định chương trình đào tạo thích hợp, trang bị kiến thức về chất lượng và nâng cao chất lượng cho người lao động.
- Đảm bảo tính đồng bộ , thống nhất và toàn diện trong việc quản lý nâng cao chất lượng cho mọi bộ phận thành viên trong công ty.
- Tập trung quản lý và kiểm soát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất cũng như thương mại hóa sản phẩm.
- Tiến hành so sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện những sai lệch. Phân tích những thông tin nhằm tìm kiếm phát hiện những nguyên nhân dẫn tới sai lệch so với chỉ tiêu kế hoạch.
4.3.1.4. Đề xuất về nhãn hiệu và bao bì sản phẩm Nhãn hiệu
Có thể nói Hapro đã triển khai việc hoạch định và phát triển nhãn hiệu hàng hóa rất tốt. Công ty sử dụng duy nhất một nhãn hiệu Home cho tất cả các sản phẩm của mình. Tuy nhiên, do đặc tính riêng của sản phẩm mà thương hiệu Home thường không được thể hiện rõ trên các sản phẩm nên chưa đem lại hiệu quả quảng cáo cao. Để khắc phục điều này, công ty nên thiết kế cho thương hiệu Home một logo ấn tượng và đảm bảo tất cả các sản phẩm sản xuất ra đều có in logo đó.
Bao bì
Do sản phẩm là đồ gỗ nên bao bì sản phẩm thường không được chú trọng. Sản phẩm sản xuất ra chỉ được bọc một lớp nilon mỏng, trong suốt. Tuy nhiên, để tạo hiệu quả quảng cáo cho sản phẩm, công ty nên in logo thương hiệu Home lên lớp nilon bọc ngoài đó.
4.3.1.5. Đề xuất về dịch vụ khách hàng
Để hoàn thiện dịch vụ khách hàng, công ty phải tăng cường các hoạt động dịch vụ sau:
- Bảo hành sản phẩm: đối với các sản phẩm đồ gỗ nội thất thì việc bảo hành là sự đảm bảo hàng hóa sau mua sẽ không bị hỏng lỗi và khả năng đổi lại nếu có hư hỏng . Bảo hành sẽ tạo ra được tâm lý tin tưởng cho khách hàng khi mua hàng . Đây là những cơ sở nảy sinh nhu cầu mua hàng. Bán hàng có bảo hành là điều kiện thuận lợi để đem lại những hợp đồng trong tương lai của khách hàng.
- Tư vấn: công ty nên cử nhân viên tư vấn và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm sau khi vận chuyển sau khi vận chuyển và giao hàng một cách nhanh chóng miễn phí tới tay khách hàng. Công ty nên tạo điều kiện cho khách hàng trong quá trình nhận hàng thanh toán như: chấp nhận hình thức thanh toán trả chậm, chuyển
khoản… và có sự giảm giá, ưu đãi và chiết khấu cho những khách hàng lâu năm và khách mua với số lượng lớn.
4.3.1.6. Đề xuất về quá trình phát triển sản phẩm mới
Vấn đề nghiên cứu sản phẩm và hoàn thiện quá trình phát triển sản phẩm mới là vấn đề quan trọng nhất trong thị trường phát triển hiện nay khi người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm. Công ty nên phát triển sản phẩm mới theo hai cách; thứ nhất là đa dạng hóa sản phẩm hiện tại bằng cách kéo giãn tuyến sản phẩm theo hai hướng: phát triển hướng lên trên và hướng xuống dưới; thứ hai là đa dạng hóa danh mục mặt hàng để tạo ra sự đồng bộ cho công trình của khách hàng.
Công ty nên phát triển sản phẩm mới theo quy trình:
- Hình thành ý tưởng sản phẩm mới: công ty cần nghiên cứu công tác phát triển mặt hàng mới của đối thủ cạnh tranh từ đó hình thành nên những ý tưởng về sản phẩm mới cho công ty mình và khắc phục được những nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, từ đó hình thành nên những ý tưởng về sản phẩm mới cho công ty mình và khắc phục những nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng.
- Kiểm tra, đánh giá ý tưởng sản phẩm mới: công ty phải tiến hành kiểm tra lại sản phẩm mới trước khi tiến hành phân tích kinh doanh để xác định xem sản phẩm mới này thỏa mãn những tiêu chí nào của doanh nghiệp và nó có tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm hiện tại không.
- Phân tích kinh doanh: là bước phân tích các chỉ tiêu kinh tế mà sản phẩm có thể mang lại như; doanh số, lợi nhuận.
- Phát triển sản phẩm mới, thử nghiệm sản phẩm mới là những bước tiếp theo nhằm thực hiện các ý tưởng về sản phẩm mới và biến nó thành sản phẩm hiện hữu đồng thời tiến hành phân tích sự chấp nhận của khách hàng và thực hiện việc thương mại hóa sản phẩm với việc đưa sản phẩm ra thị trường.
4.3.2. Các đề xuất liên quan nhằm phát triển chính sách sản phẩm đồ gỗ nội thất văn phòng tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hapro 4.3.2.1. Xây dựng phòng marketing
Công ty nên xây dựng một phòng marketing theo kiểu tổ chức theo chức năng theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4.5: sơ đồ tổ chức phòng marketing
4.3.2.2. Tăng cường phối hợp các chính sách marketing với chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm là một trong những công cụ của hoạch định chính sách marketing. Nếu muốn có được một chính sách sản phẩm tốt thì trước hết ta phải hoạch định được chính sách marketing một cách cụ thể và hợp lý. Chính sách sản phẩm phải được đánh giá và đặt trong mối quan hệ cùng với các yếu tố khác của marketing – mix. Điều quan trọng là công ty cần phải kết hợp hài hòa mối quan hệ của chính sách sản phẩm với các chính sách khác của marketing – mix như: chính sách về giá cả, chính sách về phân phối hay chính sách về xúc tiến. thực hiện tốt những công việc đó sẽ tạo tiền đề cho công ty đặt được các mục tiêu đã theo đuổi như: lợi nhuận, thị phần, doanh số…
- Về chính sách giá:
Giá là một công cụ rất quan trọng trong chính sách marketing – mix, nó tác động quy luật cung cầu và có khả năng ảnh hưởng lớn đến khả năng mua của người tiêu dùng. Giá cao có thể làm cho khách hàng không đủ tiền để mua hàng hóa, còn giá thấp lại có thể đem lại cho khách hàng một sự nghi ngờ nhất định về chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy, để xác định chính sách giá cho hàng hóa của mình công ty cần phải xem xét giá cả của đối thủ cạnh tranh. Công ty phải tính đến mục tiêu mình đang theo đuổi là gì? Lợi nhuận, thị phần hay đơn giản chỉ giữ vững vị thế hiện tại?
Công ty đang cố gắng duy trì thị trường hiện tại và mở rộng thị trường ra một số tỉnh thành khác nên cần phải áp dụng nhiều mức giá kết hợp với những loại sản phẩm có chất lượng đa dạng, phong phú. Với những sản phẩm cao cấp, công ty nên thực hiện chính sách giá cao để khẳng định đẳng cấp vượt trội của mình, ngược lại với đoạn thị trường trung bình thì công ty nên áp dụng chính sách giá thấp nhưng ở mức
Người quản lý hành chính marketing Người quản lý quảng cáo và kích thích tiêu thụ Người quản lý nghiên cứu mảketing Người quản lý sản phẩm mới Người quản lý tiêu thụ
ngang bằng với đối thủ cạnh tranh. Khi đó, người mua sẽ nhận được cả uy tín, danh tiếng của sản phẩm từ những sản phẩm cao cấp của công ty.
- Về chính sách phân phối:
Để mở rộng thị trường ra những tỉnh thành khác, công ty phải xây dựng cho mình một hệ thống phân phối rộng khắp. Bằng cách lựa chọn nhà phân phối trung gian là những đại lý bán lẻ tại trung tâm các thành phố. Trong quá trình tuyển chọn thành viên cho kênh phân phối, phải lựa chọn những đại lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận và uy tín cho công ty, có những chính sách khuyến khích kịp thời bằng các việc như: khen thưởng, hỗ trợ về mặt vật chất hay tăng phần trăm hoa hồng. Ngoài ra, công ty phải đánh giá các hoạt động này theo những tiêu chuẩn như: mức doanh số đạt được, mức độ hợp tác trong những chương trình quản cáo, thời gian giao hàng… tuy nhiên việc đánh giá này phải theo tiêu chuẩn hợp lý và được các thành viên ủng hộ.
- Về chính sách xúc tiến: công ty phải tăng cường xúc tiến bán: giảm giá, chiết khấu, tăng cường tuyên truyền trên báo chí, tích cực hoạt động xã hội như tài trợ, xây nhà tình nghĩa… Ngoài ra, phải tăng cường quảng cáo trên truyền hình, tạp chí, catalog…
4.3.3. Các kiến nghị nhằm phát triển chính sách sản phẩm đồ gỗ nội thất văn phòng tại thị trường Hà Nội của công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hapro
4.3.3.1. Kiến nghị nghành
- Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam được thành lập từ năm 2000 nhưng cho đến nay số lượng các doanh nghiệp đăng ký là thành viên còn rất hạn chế do vậy Hiệp hội cần phải có biện pháp thu hút các doanh nghiệp đăng ký tham gia làm thành viên để dễ dàng quản lý và nắm bắt thông tin trong toàn ngành.
- Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cần tăng cường các hoạt động như: tổ chức hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức chuyển giao công nghệ mới theo yêu cầu của doanh nghiệp và khả năng tài trợ của các tổ chức quốc tế nhằm cải tiến công nghệ sản xuất trong nước, tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường nguyên liệu gỗ…
Để đảm bảo yêu cầu ngày càng khắt khe của các đạo luật, đảm bảo ổn định mức tăng trưởng trong ngành sản xuất chế biến gỗ, Nhà nước cần phải đảm bảo có được nguồn nguyên liệu ổn định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Và giải pháp đặt ra là chúng ta cần hướng tới giảm dần nguồn gỗ nhập khẩu. Do đó, Nhà nước nên tạo cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng. Chính phủ cần rà soát các vùng chuyên canh nguyên liệu tập trung với quy mô lớn, đầu tư giải pháp KH-CN để nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, để đảm bảo uy tín cho sản phẩm gỗ Việt Nam, Nhà nước cũng cần kiểm soát một cách chặt chẽ nguồn gỗ chuyển tải từ công ty mẹ ở nước ngoài vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam để ngăn ngừa việc trốn thuế và lẩn tránh xuất xứ gỗ.