Tổng quan về giám sát lƣu lƣợng Ethernet

Một phần của tài liệu Mạng Metro Ethernet (Trang 34)

Quản lý lƣu lƣợng Ethernet đƣa ra những thành phần chủ yếu để nhà cung cấp dịch vụ có thể đƣa ra nhiều dịch vụ khác nhau cho khách hàng dựa trên các thông số về hiệu năng nhƣ tỉ lệ mất khung, độ trễ khung, độ mất khung. Phƣơng thức quản lý lƣu lƣợng thực hiện tại phía giao diện UNI và cả trên đƣờng kết nối EVC giữa các UNI.

VLAN A VLAN B CE PE Subscriber Network MEN BW Profile Forwarding Class Nodal Queues UNI Interface CE-VLAN ID CE-VLAN CoS EVC CoS Identifier AND OR 1:1 n:1

Hình 2-1: Tổng quan về quản lý lưu lượng Ethernet

Hình 2-1 chỉ ra sự ảnh hƣởng giữa mạng khách hàng và mạng của nhà cung cấp dịch vụ qua giao diện UNI. Trong mạng khách hàng, mỗi khách hàng có thể sử dụng VLAN và các phƣơng thức quản lý lƣu lƣợng riêng của họ. Qua giao diện UNI, CE-VLAN ID đƣợc ánh xạ đến một EVC. Từ EVC và CE- VLAN sẽ nhận dạng đƣợc lớp dịch vụ (CoS) mà khách hàng đã đăng ký. Nhận dạng lớp dịch vụ (CoS Identifier) đƣợc sử dụng để xác nhận các khả năng chuyển tiếp các khung dịch vụ. Nhận dạng dịch vụ dựa trên hai khối tham số

chính là tham số băng thông (Bandwidth Profile) và lớp chuyển tiếp (forwarding class).

Dựa vào các tham số Bandwidth Profile, ta có thể tính toán để quyết định một khung dịch vụ có thể đƣợc truyền đi hay không. Sau khi tính toán sẽ cho ra loại khung dịch vụ là xanh lá cây (green), vàng (yellow) hay đỏ (red). Ý nghĩa của các khung dịch vụ này nhƣ bảng sau:

Bảng 2-1: Các loại khung dịch vụ

Loại khung dịch vụ Khả năng truyền

Red Hủy bỏ

Yellow

Truyền hay hủy bỏ tùy thuộc vào các tham số dịch vụ và tình trạng hệ thống mạng.

Green Truyền đi dựa vào các tham số dịch vụ.

Các tham số lớp dịch vụ ảnh hƣởng đến hiệu năng truyền khung dịch vụ. các tham số lớp dịch vụ gồm độ trễ khung, độ trôi khung và tỉ lệ mất khung. Các tham số lớp dịch vụ chỉ áp dụng cho các khung dịch vụ loại xanh (green), với các khung dịch vụ loại đỏ và vàng không đƣợc áp dụng. Các tham số này đƣợc tính toán dựa trên số lƣợng khung truyền đi trong một khoảng thời gian T và số lƣợng khung dịch vụ truyền thành công. Khung dịch vụ truyền thành công là khung đến giao diện UNI phía bên nhận và không tính khung truyền lặp. Bên truyền và bên nhận ở đây tính từ giao diện UNI này đến giao diện UNI kia.

Trong giới hạn đề tài này, chỉ quan tâm đến lƣu lƣợng Ethernet truyền trên kênh EVC. Cụ thể hơn, chỉ tính với các khung dịch vụ loại xanh. Các kênh truyền EVC có thể là điểm-điểm hoặc đa điểm.

Một phần của tài liệu Mạng Metro Ethernet (Trang 34)