Đồng mà không đủ mua vì không có lúa, không có gì trồng cả, trồng cây lớn thì nhiều năm

Một phần của tài liệu Nội dung đối thoại với PTT N.Thiện Nhân (Trang 28 - 30)

mới thu hoạch được. Vùng núi cũng vậy, hết sức khó khăn.

Trong chương trình sắp tới đã giao cho bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với các cơ quan đoàn thể kiểm tra lại tình hình tài chính của các vùng dân tộc khó khăn cho việc sẵn sàng đi học và làm rõ là nếu không đủ điều kiện thì phải cho tiền để đi học chứ không chỉ dừng ở việc đóng học phí. Tiền này nằm trong những quỹ xã hội mà chúng ta lập được. Nên cái thứ nhất là việc nâng cao dân trí.

Vấn đề khác liên quan đến đào tạo ở các doanh nghiệp là vấn đề hướng nghiệp có thể vay vốn, như chúng tôi đã trình bày với chương trình 8 điểm trong đó 4 điểm Đoàn thanh niên chủ trì; 4 điểm các cơ quan Nhà nước chủ trì, Đoàn tham gia, thi cơ hội sẽ lớn hơn rất nhiều.

Nhưng còn một vấn đề thứ ba nữa là làm thế nào thúc đẩy việc thực hiện các quy chế của các địa phương. Để đỡ tốn thời gian, cái này chúng tôi xin gác lại, lát nữa có ai hỏi thì chúng tôi nói thêm.

Nhưng mà cũng có bài học rồi, lúc không có một thông tin về kinh tế, không có một hệ thống để hướng dẫn thì tự bà con nông dân không làm được việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì tầm nhìn không vượt khỏi được làng xã, không tự quyết định được làm cái gì để bán cho tỉnh khác, bán cho thế giới.

Chúng thôi xin tiếp thu những ý kiến để có các giải pháp phù hợp.

Đại biểu Lê Trung Hưng (Khánh Hòa): Thể chất, tầm vóc của thanh niên Việt Nam còn thấp,

Chính phủ có những giải pháp nào để nâng cao thể chất của thanh niên Việt Nam lên bằng và cao hơn của khu vực?

Trả lời của Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái

Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái: Xung quanh nâng cao sức khỏe, tầm vóc cho người Việt Nam, vấn đề này đã được Bác Hồ đưa ra vào năm 1946 và được Bác đặt vấn đề với câu nói “Dân cường thì nước mới thịnh”. Sau đó, do chiến tranh nên việc thực hiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có phần hạn chế.

Trong Đại hội IX, Nghị quyết của Đảng có ghi rõ: Thực hiện đồng bộ chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.

Tới Đại hội X, vấn đề này được cụ thể hơn là: Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện giống nòi, tăng cường thể lực cho thanh niên.

Sau đó Chính phủ đã giao cho Ủy ban Thể dục Thể thao trước đây (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xây dựng chiến lược nâng cao tầm vóc của người Việt Nam.

Chiều cao của người dân và thanh niên Việt Nam từ năm 1975 đã được thống kê, theo đó: Nam cao 1m59, còn Nữ cao 1m49.

Kết quả điều tra năm 2001 cho thấy chiều cao của Nam đã tăng lên 1m63 còn Nữ nâng lên

1m53. Như vậy sau 25 năm chúng ta đã nâng được chiều cao lên 4 cm.

Trên thế giới, các dân tộc khác trung bình cứ 10 năm lên được 1 cm. Các nhà khoa học đã đặt vấn đề (Việt Nam tăng được 4 cm) đây là do sự phát triển bù trừ sau chiến tranh, cũng giống như tình hình thu nhập.

Hiện nay, bình quân trên thế giới chiều cao của nam là 1m76 và nữ 1m63. Ở nước ta hiện nam

cao trung bình 1m63 và nữ là 1m55. So với các nước lân cận, như so với Singapore thì Việt Nam thua 6 – 7 cm, thua Thái Lan 2 cm.

Chính vì vậy Chính phủ mới đặt vấn đề cần xây dựng một chiến lược đồng bộ. Trong thời gian vừa qua chúng ta có quan tâm đến chương trình dinh dưỡng. Hiện nay, đối với lứa tuổi từ 6 - 18

tuổi có nhiều chương trình tổng hợp, nhưng chưa có chương trình đồng bộ.

Trong chương trình chiến lược xây dựng từ 2008 đến 2030 cố gắng, nâng từ 1m63 đối với nam lên khoảng 1m66 hoặc 1m67, nữ từ 1m53 lên 1m55. Đến năm 2030 thì nam lên 1m68 nữa lên

1m57. Đi liền với đó là giải quyết thể lực, sức khỏe, sức mạnh và sức bật; cố gắng thu hẹp dần

khoảng cách chiêu cao người Việt Nam và các nước lân cận.

Để thực hiện điều này, hiện có 4 dự án: Điều tra tầm vóc và thể lực người Việt Nam; Dự án về dinh dưỡng liên quan đến chất lượng dân số và chất lượng dân sinh; Nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam thông qua giáo dục thể chất và Dự án về giáo dục truyền thông. Chúng tôi đã trình Chính phủ các dự án này và nếu được thông qua hy vọng Đoàn thanh niên tham gia tích cực.

Bùi Việt Phương (Đại biểu Quân đội): Thưa đồng chí Phó Thủ tướng và các đồng chí lãnh đạo

các Bộ, Ngành. Thay mặt tuổi trẻ Quân đội tôi xin có một câu hỏi như sau: Hiện nay hàng năm, số thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương là rất đông và nhu cầu việc làm rất lớn.

Trong khi đó, ở các khu công nghiệp cũng như các doanh nghiệp đều đòi hỏi lao động phải có tay nghề. Như vậy Chính phủ sẽ có những giải pháp gì để giải quyết vấn đề việc làm cho quân nhân sau khi xuất ngũ?

Trả lời của của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Bạch Hồng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Xung quanh vấn đề này, chúng tôi xin đề nghị đồng

chí Thứ trưởng Hồng trả lời trước. Sau đó một số vấn đề lớn cấp quốc gia tôi sẽ bổ sung thêm.

Thứ trưởng Lê Bạch Hồng: Kính thưa Thủ tướng, thưa các bạn thanh niên. Trong chương trình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dạy nghề và việc làm, Chính phủ luôn quan tâm đối với lực lượng thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, trên cơ sở thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Cũng theo hướng dẫn của Chính phủ, hàng năm, Bộ Lao động phối hợp với Bộ Quốc phòng đã bố trí kinh phí cho các trường dạy nghề trong quân đội, cũng như ngoài quân đội, dạy nghề cho các chiến sỹ khi hoàn thành nghĩa vụ ra quân. Mức thấp nhất là hỗ trợ kinh phí 6 tháng lương tối thiểu. Sau đó các chiến sỹ sẽ được giới thiệu việc làm.

Để tăng cường năng lực dạy nghề cho các cơ sở trong Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã phối hợp với Bộ Quốc phòng đầu tư nâng cấp 18 trường trung cấp dạy nghề và cao đẳng dạy nghề trong lực lượng vũ trang để đào tạo và dạy nghề cho các đồng chí đã hoàn thành nghĩa vụ, cũng như có thể trong thời gian đang làm nghĩa vụ quân sự nếu có thời gian học tập thì vẫn có thể tham gia .

Trong chương trình xuất khẩu lao động, Bộ Lao động cũng đã dành 50% các chỉ tiêu giao cho Bộ Quốc phòng. Và Bộ Quốc phòng trên cơ sở đó sẽ tuyển lựa các chiến sỹ đã hoàn thành nhiệm vụ.

Ngoài ra, khi về địa phương, trong quy định và hướng dẫn của Bộ Lao động cũng đã chỉ đạo các ngành ở địa phương khi tuyển dụng lao động, giải quyết việc làm, cho vay vốn, hỗ trợ việc làm đều có chính sách ưu tiên cho những người đã xuất ngũ trở về địa phương, để tạo ra những việc làm góp phần xây dựng, phát triển kinh tế tại địa phương.

Xin cảm ơn các bạn.

Phóng viên TPO phỏng vấn nhanh một số đại biểu về cảm nhận sau phần đối thoại. Đại biểu Nguyễn Anh Tuấn (Bắc Kạn)

Về cơ bản, tôi rất hài lòng với ý kiến trả lời của các đồng chí thành viên lãnh đạo Chính phủ đến tham dự đối thoại ngày hôm nay. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, những câu hỏi của đoàn chúng tôi đã không được trả lời.

Tôi mong những vấn đề của địa phương chúng tôi như: tạo sân chơi cho thanh niên khu vực vùng sâu vùng xa, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn… tiếp tục được Chính phủ quan tâm và tìm giải pháp giúp đỡ.

Đại biểu Lường Thị Nhung (Dân tộc Thái, Điện Biên) Qua phần đối thoại với các đồng chí Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng, tôi thấy rất vui vì các vị lãnh đạo đã trả lời những ý rất cơ bản, đúng trọng tâm vấn đề.

Đặc biệt, các câu trả lời thể hiện sự quan tâm đến thanh niên vùng sâu vùng xa, là điều mà tôi và các đồng chí trong đoàn rất mong mỏi.

Đại biểu Lầu Văn Sính (Dân tộc Mông, Thanh Hóa)

Tôi cảm thấy thoải mái trong phần giao lưu với các đồng chí lãnh đạo Chính phủ. Cách trả lời thân mật của các vị lãnh đạo tạo cho tôi cảm giác tự tin hơn, tin tưởng hơn vào công tác Đoàn thời gian

Một phần của tài liệu Nội dung đối thoại với PTT N.Thiện Nhân (Trang 28 - 30)