- Tên giao dịc h: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG BỒ SAO
3.2. Các đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty CP VLXD Bồ Sao
Công ty CP VLXD Bồ Sao
Hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán KQKD nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với từng doanh nghiệp hiện nay. Khi nền kinh tế thi trường ngày càng phát triển, đặt các doanh nghiệp đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Chính vì vậy, Công ty CP VLXD Bồ Sao muốn tồn tại và phát
triển để dứng vững trên thị trường thì phải không ngừng phát huy những ưu điểm và khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại. Trong đó việc hoàn thành kế toán KQKD phải thực hiện trước tiên, Qua thời gian tìm hiểu thực tế kết hợp với những kiến thức đã học, và từ những hạn chế còn tồn tại ở trên emxin đưa ra một số ý kiến đề xuất để hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại công ty.
* Về hạch toán khoản phải thu:
Nợ phải thu chiếm phần lớn trong doanh thu bán hàng của công ty, vì thế để đề phòng rủi ro không thu được tiền công ty nên lập dự phòng đối với các khoản phải thu khó đòi.
Khi lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị nợ hoặc của người nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.
Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi trên TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi. Cách lập được tiến hành như sau: căn cứ vào bảng kê chi tiết nợ phải thu khó đòi. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi ở kỳ này lớn hơn số dự phòng ở kỳ trước thì phần chênh lệch kế toán ghi:
Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 : Dự phòng phải thu khó đòi
Nếu số dự phòng phải thu khó đòi kỳ này nhỏ hơn kỳ trước thì kế toán ghi bút toán ngược lại. Trong trường hợp không đòi được nợ kế toán ghi các bút toán xóa nợ và ghi vào bên Nợ TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý”
* Về hạch toán doanh thu bán thành phẩm:
Công ty nên sử dụng TK 512 để theo dõi doanh thu nội bộ theo đúng chế độ kế toán, như thế sẽ tách biệt với doanh thu tiêu thụ ra bên ngoài để thuận tiện cho việc theo dõi và phản ánh đúng bản chất của phương thức tiêu thụ hàng hóa nội bộ.