1. Giới thiệu quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự giải quyết khiếu nạ
CHUYÊN ĐỀ XII TIẾP CÔNG DÂN
TIẾP CÔNG DÂN 1. Giới thiệu quy định pháp luật
Tiếp công dân là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân do pháp luật quy định thực hiện việc đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và giải thích cho công dân hiểu đúng quy định của pháp luật. Luật tiếp công dân ra đời năm 2013 đã quy định chi tiết hoạt động tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trong đó có quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định việc tiếp công dân ở xã, phường, thị trấn – nơi gắn bó mật thiết với mỗi công dân.
1.1. “Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân” cũng chính là tên gọi của Chương 2 Luật tiếp công dân. Theo đó, chương 2 gồm 3 Điều, từ Điều 7 đến Điều 9, quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân và những trường hợp được từ chối tiếp công dân.
a) Về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh: Điều 7 của Luật quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền như: Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Được hướng dẫn, giải thích về những nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân; Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;…
Tương ứng với các quyền, khoản 2 Điều 7 của Luật cũng quy định về nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, bao gồm: Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tuỳ thân, giấy ủy quyền (nếu có); Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân; Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công
dân và hướng dẫn của người tiếp công dân; Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; …
b) Về trách nhiệm của người tiếp công dân: Nhằm nâng cao trách nhiệm của người tiếp công công dân, Điều 8 của Luật đã quy định các trách nhiệm của người tiếp công dân, như: Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định; Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc….
c) Những trường hợp được từ chối tiếp công dân: Việc bảo đảm quyền của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh luôn gắn liền với nghĩa vụ của họ trong việc tôn trọng những quy tắc xử sự chung nhằm đảm bảo hoạt động bình thường, liên tục của nơi tiếp công dân cũng như không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của những người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh khác, Điều 9 của Luật đã quy định người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp: Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân; người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài…
1.2. Luật tiếp công dân cũng quy định về việc tiếp công dân ở cấp xã tại Điều 15. Theo đó, việc tiếp công dân của cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp phụ trách công tác tiếp công dân và thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 15 như: Ban hành nội quy tiếp công dân; bố trí địa điểm thuận lợi và các điều kiện cần thiết khác cho việc tiếp công dân tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; phân công người tiếp công dân; trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất 01 ngày trong 01 tuần và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp pháp luật quy định; phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân; tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, với mục đích nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng đối với quần chúng nhân dân, Luật tiếp công dân ra đời đã mang đến một ý nghĩa thiết thực, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện khiếu nại, tố cáo của nhân dân, đồng thời giúp cơ quan có thẩm quyền được tiếp xúc gần dân, hiểu dân và có những cách giải quyết thấu đáo.
2. Câu chuyện pháp luật:
Ông Hai vừa hút xong điếu thuốc lào thì thấy nhà có khách, hóa ra là anh Thục, cháu họ ông Hai, là tân chủ tịch xã M. Ông vui quá, đón cháu vào:
- Tưởng hôm nay con đi làm chứ?
- Hôm nay chủ nhật bác ạ. Bác đang làm gì đấy?
- Có làm gì đâu, dạo này đồng áng đang rảnh rỗi, bác ngồi nghe đài với uống nước thôi. Bác gái thì đi chợ rồi. À, hôm nay bác nghe đài nói về luật tiếp công dân đấy, thế con có biết không?
- Có chứ bác, con còn có trách nhiệm trong đấy nữa chứ. Anh Thục vừa nói vừa cười.
- Thế à. Này, thế dân mà đến khiếu nại là có người tiếp ngay à hay là phải chờ? - Dạ sẽ có người tiếp luôn bác ạ. Theo Luật tiếp công dân thì không phải để dân chờ như trước nữa, công dân cứ đến sẽ có đại diện cơ quan ra đón tiếp và lắng nghe ý kiến của dân bác ạ
- Ừ thế thì tốt quá. Nhưng mà sao đài cứ nói cái gì về quyền rồi nghĩa vụ của dân đấy hả con? Bác chẳng hiểu gì cả. Đã đến khiếu nại tố cáo gì thì cứ đến thôi chứ còn quy định lắm thứ vậy con?
Anh Thục cười xòa, nói: