TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG 1 Giới thiệu quy định của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo hành

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: NHỮNG NỘI DUNG CẦN CÔNG KHAI ĐỂ DÂN BIẾT (Trang 66)

2. Biểu hiện của hành vi tham nhũng

TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG 1 Giới thiệu quy định của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo hành

1. Giới thiệu quy định của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng

Quyền tố cáo của công dân được pháp luật quy định là cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Giải quyết tố cáo là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Việc giải quyết tốt tố cáo góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết tố cáo của công dân và đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật quy định về vấn đề này, trong đó có Pháp lệnh Khiếu nại - tố cáo của công dân năm 1991, Luật khiếu nại - tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại - tố cáo năm 2004 và năm 2005; Luật khiếu nại năm 2013; Luật tố cáo năm 2013. Như vậy, với việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc tố cáo; làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu tố. Các văn bản đó đã và đang được triển khai thực hiện, có tác động tích cực đến tình hình tố cáo và giải quyết tố cáo. Nhờ vậy, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.

Thời gian gần đây, các cơ quan có thẩm quyền về giải quyết tố cáo nhận được rất nhiều đơn thư tố cáo của người dân ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó tham nhũng là một lĩnh vực ngày càng phổ biến, vì vậy để kịp thời xử lý và giải quyết các đơn thư tố cáo, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo, tại Mục 3, Chương III của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2012 có 4 Điều (từ điều 64 đến Điều 67) quy định về tố cáo và

giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng gồm: Tố cáo hành vi tham nhũng và trách nhiệm của người tố cáo; trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố cáo; trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân; khen thưởng người tố cáo, cụ thể như sau:

1.1. Luật quy định tố cáo hành vi tham nhũng và trách nhiệm của người tố cáo bao gồm 03 trách nhiệm sau:

- Công dân có quyền tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

- Người tố cáo phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

- Người tố cáo mà cố tình tố cáo sai sự thật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

1.2. Về trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố cáo được Luật quy định như sau: - Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, tố cáo qua mạng thông tin điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi nhận được tố cáo hành vi tham nhũng phải xem xét và xử lý theo thẩm quyền; giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo; áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe doạ, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu.

- Cơ quan thanh tra có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Cơ

quan điều tra, Viện kiểm sát nhận được tố cáo về hành vi tham nhũng phải xử lý theo thẩm quyền.

- Thời hạn giải quyết tố cáo, thời hạn trả lời người tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật.

1.3. Khi phát sinh tố cáo và để kịp thời giải quyết dứt điểm các tố cáo và tránh gây khó khăn cho công dân trong giải quyết tố cáo, Luật quy định rõ trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng như sau:

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải tạo điều kiện, cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi tham nhũng, hạn chế thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra.

Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng và kịp thời động viên, khen thưởng người tố cáo, Luật quy định người tố cáo trung thực, tích cực cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng thì được khen thưởng về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật.

2. Câu chuyện pháp luật: Tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: NHỮNG NỘI DUNG CẦN CÔNG KHAI ĐỂ DÂN BIẾT (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w