Giới thiệu quy định của pháp luật:

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: NHỮNG NỘI DUNG CẦN CÔNG KHAI ĐỂ DÂN BIẾT (Trang 84)

Để xây dựng một nền hành chính công trong sạch và vững mạnh, việc thực hiện cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu tất yếu. Nhưng cải cách hành chính không đơn giản chỉ là cải cách các thủ tục hành chính như thực hiện cơ chế một cửa, đảm bảo đơn giản về hồ sơ, thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết công việc; thực hiện nghiêm việc niêm yết công khai, minh bạch hồ sơ, quy trình, thời gian giải quyết công việc ....mà quan trọng nhất là sự cải cách ý thức, trách nhiệm làm việc của công chức trong cơ quan nhà nước và thái độ phục vụ mỗi cán bộ công chức khi giao tiếp với dân. Đây cũng là một mục tiêu được đặt ra trong Chương trình cải cách hành hành chính của Chính phủ: xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực, thiết lập kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng…

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Bộ Nội vụ đã xây dựng và ban hành Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/2/2007 ban hành bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương. Bộ quy tắc ứng xử được sử dụng như một công cụ để tổ chức hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức ứng xử thế nào cho đúng trong trường hợp có những nghi ngờ hoặc lúng túng. Mục đích được đưa ra của bộ Quy tắc: nâng cao khả năng công chức sẽ hành xử theo một cách nhất định nào đó, chứ không tùy tiện làm gì thì làm. Thứ hai, nó khiến cho công chức phải quan tâm tới những hành động của bản thân, làm những điều đúng đắn vì những lý do đúng đắn, phục vụ cho lợi ích chung chứ không phải vì vụ lợi. Thứ ba, bộ quy tắc vẫn để cá nhân giữ được bản sắc, phẩm chất của mình, không xóa nhòa cá nhân công chức, không biến cá nhân công chức thành những “cỗ máy” chỉ biết tuân thủ nguyên tắc, cứng nhắc trong hoạt động công vụ. Và cuối cùng, bộ quy tắc giúp tạo ra cho công chức niềm tự hào được là thành viên của đội ngũ công chức

nhà nước, bởi bộ quy tắc thể hiện kỳ vọng mà Nhà nước và nhân dân đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Trong pháp luật về đạo đức công vụ ở Việt Nam, ”Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức” được định nghĩa như sau:

Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức (Khoản 1, Điều 36 Luật phòng chống tham nhũng 2005).

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức là chuẩn mực

xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành nghề (Khoản 1, Điều 42 Luật phòng chống tham nhũng 2005).

Cụ thể hơn thì "Chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ" là các quy định về những việc phải làm hoặc không được làm khi cán bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ, công vụ trong thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị mình, với các cơ quan, đơn vị Nhà nước liên quan ở Trung ương và địa phương, với các tổ chức trong xã hội có liên quan đến nhiệm vụ được giao và trong giải quyết các yêu cầu của công dân; "Chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong quan hệ xã hội" là các quy định về những việc phải làm hoặc không được làm của cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng bảo đảm sự gương mẫu, xây dựng nếp sống văn minh sống và làm việc theo quy định của pháp luật.

1.1. Chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hànhnhiệm vụ, công vụ nhiệm vụ, công vụ

a) Những việc cán bộ, công chức, viên chức phải làm khi thi hành nhiệm vụ, công vụ:

- Những quy định chung nhất: trung thành với Đảng, Nhà nước; chấp hành

nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; chấp hành quyết định của cấp trên.

Với trách nhiệm là người quản lý cao nhất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, thì ngoài các nghĩa vụ nêu trên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện thêm các nghĩa vụ: Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và

chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức.

- Trong việc chấp hành các Quyết định đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ, công vụ: cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ,

công vụ phải chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền2 và của cấp quản lý trực

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ: NHỮNG NỘI DUNG CẦN CÔNG KHAI ĐỂ DÂN BIẾT (Trang 84)