1. Giới thiệu quy định của pháp luật về bảo vệ, khen thưởng người tố cáo hành vi tham nhũng
Bảo vệ, khen thưởng người tố cáo hành vi tham nhũng là việc làm hết sức cần thiết để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản, danh dự, bí mật đời tư… của người tố cáo và thân nhân của họ, nhằm động viên, khích lệ toàn xã hội tham gia vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, thực hiện mục tiêu “xây dựng đảng, nhà nước trong sạch, vững mạnh, củng cố lòng tin của nhân dân” đã được nêu tại Nghị
quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”. Thể chế hóa đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng, Điều 30, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức,
cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.
Để bảo vệ người tố cáo khỏi sự trả thù, trù dập, đe dọa, trước hết Luật phòng, chống tham nhũng quy định nghiêm cấm “Đe doạ, trả thù, trù dập người phát hiện,
báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng” (Khoản 2 Điều
và trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo tại Điều 64, 65, 66 Luật phòng, chống tham nhũng. Một trong những quyền của người tố cáo được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật tố cáo năm 2011 là được “Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ
khi bị đe dọa, trả thù, trù dập”. Theo đó, người tố cáo và người thân thích của
người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền nhân thân; được bảo vệ vị trí công tác, việc làm theo quy định từ Điều 14 đến Điều 18 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo.
Trách nhiệm bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo trước hết thuộc về người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Cụ thể, Khoản 1 Điều 5 Luật tố cáo năm 2011 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo “bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, việc làm, bí mật cho người tố cáo” và người giải quyết tố cáo có các
nghĩa vụ: “Áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan
chức năng áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo, người cung cấp thông tin có liên quan đến việc tố cáo" (Điểm b Khoản 2 Điều 11 Luật tố cáo).
Do đó, khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm hoặc các quyền nhân thân khác của mình hoặc người thân thích của mình, người tố cáo có quyền yêu cầu người có thẩm quyền, cơ quan sau áp dụng biện pháp bảo vệ:
- Người giải quyết tố cáo;
- Cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tập;
Yêu cầu bảo vệ của người tố cáo phải bằng văn bản. Trường hợp khẩn cấp, người tố cáo có thể yêu cầu trực tiếp bằng miệng hoặc thông qua các phương tiện thông tin khác, nhưng sau đó phải thể hiện ngay bằng văn bản.
Về khen thưởng cho người tố cáo hành vi tham nhũng, Luật phòng, chống tham nhũng quy định tại Điều 67 “Người tố cáo trung thực, tích cực cộng tác với
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng thì được khen thưởng về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật” và một trong những quyền của người tố cáo được Luật tố cáo quy định
tại Khoản 1 Điều 9 là “được khen thưởng theo quy định của pháp luật”.
Điều 59 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “Khen
thưởng người có thành tích trong việc tố cáo tham nhũng được thực hiện theo pháp luật về tố cáo và khen thưởng”. Theo đó, Điều 20 Nghị định số 76/2012/NĐ-CP
ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo quy định 04 hình thức khen thưởng người tố cáo là:
- Huân chương Dũng cảm.
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- Bằng khen của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Bằng khen của cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương).
- Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban, ngành, đoàn thể Trung ương; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị khác có thẩm quyền.
Ngoài việc được tặng khen Huân chương, Bằng khen, Giấy khen nêu trên, cá nhân có thành tích trong việc tố cáo còn được thưởng một khoản tiền. Tiêu chuẩn tặng khen và mức tiền thưởng được quy định tại Điều 5 và Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2011/TTLT-BNV-TTCP ngày 06/5/2011 của Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ quy định khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát