Những tồn tại trong kế toán bán hàngmặt hàng bàn học sinh tại công ty TNHH Fam

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng mặt hàng bàn học sinh tại công ty TNHH Fami (Trang 40)

a. Hạch toán giảm giá hàng bán

3.1.2 Những tồn tại trong kế toán bán hàngmặt hàng bàn học sinh tại công ty TNHH Fam

TNHH Fami

+Về tài khoản sử dụng:

Như đã phân tích ở trên, TK 511 được chi tiết theo các tài khoản cấp 2 không theo quy định của chế độ kế toán. Theo chế độ quy định nếu ở doanh nghiệp có nhu cầu mở chi tiết cho tài khoản nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý thì tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2 phải được mở theo quy định của chế độ kế toán. Theo chế độ kế toán TK 136 chỉ có 2 tài khoản cấp 2 là TK1361 và TK 1368 để theo dõi quan hệ cấp trên với cấp dưói. Tuy nhiên, ở Công ty TNHH Fami khi Công ty chuyển hàng cho phòng kinh doanh để phòng kinh doanh thực hiện nhiệm vụ kinh doanh thì kế toán theo dõi trên TK 1366.

Hiện nay, các khoản giảm trừ doanh thu ở Công ty TNHH Fami chỉ gồm: Giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Các khoản giảm trừ này được hạch toán trực tiếp vào bên Nợ TK 511. Tuy nhiên, hạch toán như vậy sẽ khó theo dõi tình hình Hàng bán bị trả lại và Giảm giá hàng bán nên Công ty cần theo dõi riêng trên các sổ chi tiết, sổ cái để nắm được tình hình chất lượng của sản phẩm, từ đó có biện pháp thích hợp nâng cao chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

+Về hạch toán giá vốn hàng bán

Giá vốn thành phẩm được xuất cho Phòng kinh doanh thực hiện tiêu thụ thì giá vốn được theo dõi trên TK 1366. Đây là sự vận dụng linh hoạt của Công ty nhưng lại phản ánh sai bản chất, vi phạm nguyên tắc quyền và nghĩa vụ bởi vì thành phẩm tuy xuất cho phòng kinh doanh nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty nên không thể phản ánh qua TK 1366. Tài khoản 1366 không chỉ theo dõi giá vốn mà còn theo dõi cả nghiệp vụ Tạm ứng, Hoa hồng cho phòng kinh doanh vì vậy việc kiểm tra, đối chiếu giá vốn hàng bán cuối kỳ gặp nhiều khó khăn

+Về lập dự phòng

Hiện nay, Công ty chưa thực hiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng phải thu khó đòi, điều này ảnh hưởng đến việc xác định đúng chi phí kinh doanh trong kỳ. Thực tế, các nghiệp vụ bán hàng trả chậm không phải luôn được thanh toán theo đúng thời hạn quy định, một số khoản nợ quá hạn và có khả năng không thu được nợ. Số nợ quá hạn cuả Công ty chiếm khoảng 1,76% số nợ phải thu (khoảng 368.966.245 đồng) trong đó khoảng 163.524.850 đồng là nợ quá hạn 3 năm, khoảng 86.359.274 đồng là nợ quá hạn 1 năm và khoảng 119.082.121 đồng là nợ quá hạn trên 1 tháng. Do vậy Công ty cần lập dự phòng phải thu khó đòi để tránh chi phí bị tăng cao trong một kỳ và xác định đúng chi phí kinh doanh đảm bảo nguyên tắc phù hợp.

+Về sổ sách kế toán

Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký-Chứng từ nhưng lại bỏ qua việc lập bảng kê và Nhật ký-Chứng từ như: Bảng kê số 10 và Nhật ký-Chứng từ số 8. Mặc dù, phần mềm kế toán ACCNET đã góp phần giúp kế toán dễ dàng tổng hợp dữ liệu từ

các sổ chi tiết để vào sổ cái nhưng bỏ qua việc lập Nhật ký-Chứng từ số 10 làm giảm chức năng đối chiếu, kiểm tra chặt chẽ của hình thức ghi sổ này và giảm tính tổng hợp của số liệu, gây khó khăn cho nhà quản lý.

+Về công tác kế toán quản trị

Hiện nay tại Công ty, công tác kế toán quản trị chưa được coi trọng. Kế toán tại đơn vị mới chỉ dừng lại ở chức năng cung cấp thông tin chính xác, kịp thời mà chưa có những phân tích những báo cáo hỗ trợ cho nhà quản lý của đơn vị. Mặc dù làm kế toán trên máy cho phép tổng hợp thông tin theo yêu cầu và ra các báo cáo quản trị kịp thời. Tuy nhiên chức năng này chỉ có chức năng hỗ trợ chứ không thể giúp các kế toán viên trong việc phân tích những con số để đưa ra nhận xét thích đáng về tình hình tiêu thụ tại đơn vị. Việc phân tích báo cáo tài chính là rất quan trọng trong quá trình kinh doanh để tìm hướng đi và giải pháp thích hợp cho quá trình phát triển của doanh nghiệp vì vậy các kế toán viên cần phải nghiên cứu và học hỏi, bổ sung kiến thức tài chính để đáp ứng nhu cầu công việc.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng mặt hàng bàn học sinh tại công ty TNHH Fami (Trang 40)