a. Hạch toán giảm giá hàng bán
3.1.1 Những thành tựu đạt được
+Về chứng từ và luân chuyển chứng từ: Hệ thống chứng từ đã được xây phù dựng phù hợp theo đúng biểu mẫu nhà nước quy định và tổ chức luân chuyển hợp lý tạo điều kiện cho việc kê khai và nộp thuế thuận lợi. Các chứng từ như Lệnh xuất, Giấy đề nghị xuất hàng, Phiếu chi hay Phiếu thu đều phải có chữ ký duyệt của Giám đốc và các phòng ban liên quan như phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán. Sau quá trình luân chuyển, các chứng từ này được bảo quản, lưu trữ tại phòng kế toán theo đúng chế độ.
+Về phương pháp tính giá nhập-xuất: Giá thành phẩm nhập kho là giá thành công xưởng thực tế bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Phương pháp FIFO được áp dụng để tính giá thành phẩm xuất kho, đảm bảo phản ánh kịp thời tình hình giá thành thành phẩm xuất bán, xuất gửi đại lý và giá trị thành phẩm tồn kho, đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin cho nhà quản lý.
+Về sổ sách: Hệ thống sổ sách được tổ chức theo hình thức Nhật ký-Chứng từ đảm bảo được sự đối chiếu, kiểm tra liên tục. Các nghiệp vụ bán hàng đều được kế toán ghi sổ khi có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ và hợp pháp. Doanh thu bán hàng được theo dõi trên các sổ chi tiết TK 5111, TK 5112, TK 5113 và cuối tháng được tổng hợp trên Sổ cái TK 511. Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều được theo dõi trên các sổ chi tiết tương ứng trên cơ sở tập hợp chi phí từ các chứng từ. Bên cạnh phản ánh doanh thu, chi phí Công ty còn tổ chức theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu. Kế toán mở sổ chi tiết cho từng đối tượng công nợ, lập Bảng kê số 11 để theo dõi tổng hợp các khách hàng. Các nghiệp vụ về thuế cũng được ghi chép đầy đủ trên Bảng kê số 02, Sổ chi tiết TK 3331. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp số liệu để vào Bảng kê số 01 thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
thuế với Nhà nước. Công ty không mở Nhật ký – Chứng từ số 8 do việc tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết vào sổ tổng hợp được thực hiện nhanh chóng nhờ phần mềm kế toán ACCEST tuy nhiên điều này làm giảm sự kiểm tra, đối chiếu chặt chẽ giữa sổ chi tiết, sổ tổng hợp vốn có của hình thức này.
+Về hệ thống báo cáo tài chính: Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty gồm các báo cáo do Nhà nước quy định như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị: Tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn, Báo cáo tiêu thụ, Báo cáo hoa hồng đại lý...Các báo cáo này đã đáp ứng về cơ bản yêu cầu thông tin của ban lãnh đạo, góp phần giúp lãnh đạo Công ty đưa ra những quyết định quan trọng trong kinh doanh nhưng để cung cấp đầy đủ thông tin hơn nữa, kế toán nên lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định của chế độ kế toán và một số báo cáo quản trị như: Báo cáo giá thành sản phẩm, Báo cáo chi tiết tình hình tạm ứng, Báo cáo chi tiết nguồn vốn doanh nghiệp... Tuy nhiên, bộ máy kế toán của Công ty vẫn còn một số tồn tại cần được hoàn thiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kế toán nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung.