Phương pháp phát hiện ảnh có giấu tin sử dụng kỹ thuật DIH

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và nghiên cứu thuật toán phát hiện ảnh có giấu tin bằng kỹ thuật giấu tin thuận nghịch (Trang 69)

Theo quá trình giấu tin trong phần 3.3.1.1 chúng ta thấy rằng kỹ thuật giấu DIH chỉ giấu đƣợc một lƣợng tin rất thấp, khả năng giấu phụ thuộc vào tần suất của hệ số sai phân bằng 1 và -1. Ví dụ ta có Lena.bmp kích cỡ 512×512 điểm ảnh thì khả năng giấu số bit lớn nhất của ảnh là L = h-1 + h1 = 19877 (tƣơng đƣơng với tỉ lệ giấu lớn nhất Rmax=7.58).

Tỉ lệ giấu này chỉ làm thay đổi rất nhỏ nội dung ảnh gốc.

Chúng ta sử dụng phƣơng pháp phát hiện trên LSB trong chƣơng 2 để phát hiện ảnh có giấu tin bằng kỹ thuật giấu DIH nhƣ sau: sử dụng tập ảnh 𝓒0_1 gồm 600 ảnh (lấy ra từ tập ảnh gốc 𝓒0) cùng giấu thông tin là dữ liệu ảnh nhị phân kích cỡ 128×56 điểm ảnh (tƣơng ứng với chuỗi 7168 bit) đƣợc tập ảnh 𝓢DIH_7168.

Bằng phƣơng pháp phân tích biểu đồ tần số sai phân của ảnh trƣớc và sau khi giấu tin chúng ta có thể phát hiện ảnh có giấu tin sử dụng DIH nhƣ sau: khi nhúng một thông tin giống nhau vào một tập ảnh gốc sử dụng kỹ thuật DIH nhận đƣợc một tập ảnh stego có giấu tin. Thực hiện tính toán lại biểu đồ tần số sai phân trên từng cặp ảnh (gốc, có giấu tin) chúng ta dễ dàng nhận thấy DIH đã thay đổi tính chất tự nhiên của các giá trị sai phân. Hay mối quan hệ của các hi nhƣ sau trong ảnh gốc:

h1 + h-1 > h2 + h-2 > h3 + h-3 >  > h10 + h-10 >

Còn đối với ảnh có giấu tin, thì: h1 + h-1 > h2 + h-2, h2 + h-2  h3 + h-3. Sự thay đổi này là do DIH tạo ra, nó thay đổi tần số h±2 của ảnh để giấu thông tin. Đây chính là vấn đề mấu chốt để phát hiện ảnh stego, chúng ta đƣa ra biểu thức phát hiện sau:

S(O) =  ảnh O có giấu tin nếu (h2 + h-2)/(h3 + h-3) < T ảnh O không giấu tin nếu ngƣợc lại

Với T là ngƣỡng để phân loại.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và nghiên cứu thuật toán phát hiện ảnh có giấu tin bằng kỹ thuật giấu tin thuận nghịch (Trang 69)