Tổng quan về kỹ thuật giấu tin thuận nghịch

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và nghiên cứu thuật toán phát hiện ảnh có giấu tin bằng kỹ thuật giấu tin thuận nghịch (Trang 57)

Các kỹ thuật giấu tin trên ảnh số thƣờng đƣợc thực hiện bằng cách thay đổi nội dung của ảnh gốc sao cho mắt ngƣời khó nhận ra sự thay đổi này. Tuy nhiên, ảnh gốc ban đầu không thể khôi phục lại đƣợc “nguyên vẹn” sau khi đã tách tin giấu. Trong một số lĩnh vực ứng dụng mà một thay đổi nhỏ có thể dẫn đến sự khác biệt đáng kể trong quá trình ra quyết định cuối cùng nhƣ trong ảnh y tế, quân đội hoặc những lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng chuyên biệt khác, ... Trong những trƣờng hợp này, đòi hỏi thuật toán giấu tin không những tách đúng thông điệp mà còn phải khôi phục “chính xác” ảnh gốc ban đầu. Các kỹ thuật giấu tin thỏa mãn yêu cầu khôi phục lại ảnh gốc sau khi tách tin đƣợc gọi là kỹ thuật giấu tin thuận nghịch (Reversible Data Hiding).

Trong thời gian gần đây, giấu tin thuận nghịch nhận đƣợc sự quan tâm một cách đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Vào năm 2006, Zhicheng Ni, Yun-Qing Shi, Nirwan Ansari, and Wei Su đề xuất thuật toán giấu tin thuận nghịch NSAS dựa trên sự dịch chuyển histogram của ảnh [15] . Sau đó, Hwang, Kim và Choi đề xuất thuật toán giấu thuận nghịch HKC [12] là một cải tiến của NSAS. Hƣớng tiếp cận cho thuật toán giấu tin thuận nghịch dựa trên dịch chuyển histogram đƣợc nhiều nhà nghiên cứu khai thác.

Hình 3.1 minh họa histogram của một ảnh đa mức xám. Đối với ảnh màu, mỗi thành phần Red, Green, Blue có một histogram riêng và một histogram của độ sáng (luminance). Hình 3.2 thể hiện histogram của các thành phần Red, Green, Blue trong một ảnh màu, histogram độ sáng của ảnh này chính là histogram của ảnh xám tƣơng ứng trong hình 3.1.

Hình 3.1. Histogram tương ứng của một ảnh đa mức xám

Hình 3.2. Histogram các thành phần R, G, B của một ảnh màu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và nghiên cứu thuật toán phát hiện ảnh có giấu tin bằng kỹ thuật giấu tin thuận nghịch (Trang 57)