Câu hỏi trắc nghiệm chương IV: Chiều và giới hạn của quá trình

Một phần của tài liệu Lựa chọn xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá môn Hóa học đại cương hệ Cao đẳng (Trang 60)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Câu hỏi trắc nghiệm chương IV: Chiều và giới hạn của quá trình

học

Câu 4.1. Chọn đáp án đúng. Quá trình tự diễn biến

A. bao gồm các quá trình mà sự tiến hành nó không đòi hỏi sự tiêu tốn công mà lại sinh công.

B. bao gồm các quá trình mà sự tiến hành nó không đòi hỏi cung cấp công và kết quả của quá trình là cũng không sản ra công nào cả.

C. bao gồm các quá trình mà muốn thực hiện nó cần được cung cấp công từ bên ngoài (như nâng một vật lên cao, sự điện phân, sự tích điện của ắc qui,…).

D. cả A và B. E. cả A, B và C.

Câu 4.2. Cách nào sau đây không phải là cách phát biểu của nguyên lý II của nhiệt động lực học?

A. Nhiệt không thể truyền từ vật lạnh sang vật nóng.

B. Không thể chế tạo được máy làm việc theo chu trình lấy nhiệt từ một nguồn và biến hoàn toàn thành công.

C. Lượng nhiệt mà động cơ nhiệt nhận từ một nguồn không thể biến hoàn toàn thành công.

D. Không thể có loại động cơ hoạt động tuần hoàn sinh công mà không cần nhận nhiệt.

Câu 4.3. Nhận xét nào sau đây không phải là một trong các đặc điểm của entropi?

A. Entropi là hàm trạng thái không phải là hàm quá trình.

B. Entropi có thể đo trực tiếp được bằng thực nghiệm như nhiệt độ, thể tích,.. C. Entropi đặc trưng cho mức độ hỗn loạn của hệ.

D. Các quá trình trong tự nhiên thường tự diễn biến theo chiều tăng của entropi.

Câu 4.4. Entropi (S) của chất nào dưới đây lớn nhất ở 250C và 1 atm?

A. C2H6(k) B. CH4(k)

C. C3H6(k) D.C4H10(k)

Câu 4.5. Quá trình nào sau đây được coi là quá trình thuận nghịch?

A. Sự đông đặc của nước ở 0oC và áp suất 1 atm. B. Sự đông đặc của nước chậm đông ở 10 0

C và áp suất 1 atm. C. Sự lăn có ma sát của quả bóng trên sàn nhà.

D. A và B. E. A, B và C.

Câu 4.6. Biểu thức định lượng của nguyên lý II đối với một quá trình bất kỳ

A. dS >  Q/T. B. dS =  Q/T.

C. dS ≥  Q/T. D. dS ≥ 0

Câu 4.7. Biểu thức định lượng của nguyên lý II đối với một hệ cô lập

A. dS ≥0. B. dS > 0.

Câu 4.8. Khi làm đông đặc 2 mol thuỷ ngân, nhiệt độ nóng chảy của thuỷ

ngân là 234 K và nhiệt nóng chảy của thuỷ ngân là 2,295 kJ/ mol thì biến thiên entropi của hệ là

A. 19,62 J/K. B. -19,62 J/K.

C. 9,81 J/K. D. -9,81 J/K.

Câu 4.9. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là 6,019 kJ/ mol, ở 0oC. Khi làm nóng chảy 1 mol nước đá thì biến thiên entropi của quá trình này là

A. + ∞. B. - ∞.

C. 22,05 J/ mol.K. D. -22,05 J/mol.K.

Câu 4.10. Khi 2 mol CO được nấu nóng đẳng áp từ 100K đến 200 K, trong

khoảng nhiệt độ này CP(CO) = 29,26 J/mol. K, biến thiên entropi của quá trình này là

A. 20,28 J/K. B. 40,56 J/K.

C. -40,56 J/K. D. -20,28 J/K.

Câu 4.11. Xác định biến thiên entropi của quá trình chuyển 90 gam nước lỏng

hoàn toàn thành hơi nước ở 1000 C, biết nhiệt hoá hơi của nước là 2,255kJ/g?

A. 544,1 J/K. B. - 544,1 J/K.

C. 30,23 J/K. D. - 30,23 J/K.

Câu 4.12. Xác định biến thiên entropi của quá trình chuyển 90 gam hơi nước

từ 1000

C đến 1500 C biết nhiệt dung mol đẳng áp của nước (thể hơi) là CP = 30,13+11,3.10-3T J/mol.K?

A. 12,79 J/K. B. 63,30 J/K.

C. 12,66 J/K. D. 21,78 J/K.

Câu 4.13. Entropi chuẩn của H2, O2, H2O lần lượt bằng 130,684; 205,133; 69,901 J/K. Biến thiên entrôpi chuẩn của quá trình hình thành một mol H2O lỏng là

A. -265,916 J/K. mol. B. 265,918 J/K.mol. C. -163,350 J/K.mol. D. 163,350 J/K.mol

Câu 4.14. Cho biết ∆S0298của H2O lỏng là -163,35 J/mol. K và hiệu ứng nhiệt đẳng áp của phản ứng 2H2 + O2 = 2 H2O ở 298K là -571,66 kJ. ∆G0 298 hình thành một mol nước lỏng là A. -237,15 kJ. B. -522,98 kJ. C. 48392,47 kJ. D. 48106,64 kJ.

Câu 4.15. Giá trị biến thiên entropi của quá trình trộn 4 mol N2 và 1 mol O2 ở 298K và 1 atm là bao nhiêu? Các khí được coi là lí tưởng và trong hệ không xảy ra phản ứng.

A. 13,38 J/K B. 14,73 J/K

C. 20,80 J/K D. 7,4 J/K

Câu 4.16. Xác định biến thiên entropi của quá trình đưa một mol nước lỏng từ

400C xuống 200C, nhiệt dung của nước không đổi là 4,18 J/K.g

A. -4,97 J/K. B. 3,69 J/K.

C. -0,28 J/K. D. 0,21 J/K.

Câu 4.17. Xác định biến thiên entropi chuẩn của phản ứng hình thành một mol NH3 từ N2 và H2, biết entropi chuẩn của N2, H2 và NH3 lần lượt là 191,489; 130,586; 192,505J/K.mol ?

A. - 99,119 J/K.mol. B. -129,57 J/K.mol. C. 99,119 J/K.mol. D. 182,79 J/ K.mol

Câu 4.18. Quá trình hoá học tự xảy ra khi biến thiên năng lượng tự do Gibbs

có giá trị

A. ∆G > 0. B. ∆G < 0.

C. ∆G = 0. D. ∆G ≤ 0.

Câu 4.19. Sự biến thiên entropi (∆S) của phản ứng nào dưới đây là số dương ?

A. NH3(k) + HCl(k) → NH4Cl (tt)

Câu 4.20. Trong các quá trình sau đây quá trình nào không thể tự diễn ra?

A. Phản ứng toả nhiệt và có ∆S = 0. B. Phản ứng toả nhiệt và có ∆S > 0.

C. Phản ứng không toả nhiệt, không thu nhiệt và có ∆S > 0. D. Phản ứng thu nhiệt và có ∆S < 0.

Câu 4.21. Hệ đạt đến trạng thái cân bằng khi

A. ∆H > T. ∆S B. ∆H < T. ∆S.

C. ∆H = T. ∆S. D. ∆H = 0 và ∆S = 0

Câu 4.22. Ý nghĩa của hàm Gibbs là

A. Độ giảm của thế đẳng nhiệt đẳng áp ∆G cho ta biết được chiều hướng của các quá trình hoá học.

B. Độ giảm của thế đẳng nhiệt đẳng áp ∆G bằng công có ích cực đại của quá trình hóa học (∆G = A’max).

C. Độ giảm của thế đẳng nhiệt đẳng áp ∆G cho ta biết phản ứng luôn luôn toả nhiệt.

D. Độ giảm của thế đẳng nhiệt đẳng áp ∆G cho ta biết phản ứng luôn luôn có ∆S>0.

Câu 4.23. Xác định năng lượng tự do chuẩn ∆G0298 của nước lỏng, biết entropi chuẩn của H2O lỏng, H2, O2 lần lượt là 69,91; 130,684; 205,38 J/ mol.K; sinh nhiệt của nước ∆H0

298 lỏng là -285,830 kJ/mol

A. -237,118 kJ/mol. B. -206,516 kJ/mol. C. 334,542 kJ/mol. D. Kết quả khác

Câu 4.24. Xác định giá trị ∆G0298 của phản ứng sau : NO(Khí) +1/2 O2(khí)→ NO2(Khí)

Biết năng lượng tự do hình thành chuẩn của NO2(Khí) là 51,3 kJ/mol và của NO(khí) là 86,57 kJ/mol

A. 0 B. Không xác định.

Câu 4.25. Xác định giá trị của độ biến thiên entropi của quá trình đóng băng

của một mol nước ở - 100C, biết nhiệt nóng chảy của nước đá là 6,004 kJ/mol, nhiệt dung của nước đá và nước lần lượt là 75,3 và 37,7 J/mol.K.

A. -20,66 J/mol.K. B. 26,21 J/mol.K. C. - 19,18 J/mol.K. D. -21,99 J/mol.K

Câu 4.26. Khi trộn 1 mol khí heli với 1 mol khí neon ở T = const biến thiên

entropi của quá trình là bao nhiêu, biết áp suất ban đầu của cả hai khí bằng nhau?

A. 5,77 J/K B. 6,93 J/K

C. 8,314 J/K D. 11,53 J/K

Câu 4.27. Sự gỉ sắt diễn ra ở 250C, áp suất 1 atm theo phản ứng sau :

4 Fe + 3O2 → 2 Fe2O3, có nhiệt hình thành chuẩn là -824,2 kJ/mol, entropi chuẩn ở 250C của Fe, O2, Fe2O3 lần lượt là 27,3; 205; và 87,4 J/ mol.K. Biến thiên thế đẳng áp chuẩn của phản ứng trên ở 250

C là

A. 162,07 kJ. B. -1484,68 kJ.

C. 1,61 kJ. D. -0,66 kJ.

Câu 4.28. Cho phản ứng: CH4 + H2O(Khí) → CO +3 H2

Biết nhiệt hình thành chuẩn ở 298K của CH4, H2O(Khí), CO lần lượt bằng -74,8; -241,8 và -110,5 kJ/mol, entropi chuẩn ở 298K của CH4, H2O(Khí), CO và H2 lần lượt bằng 186,2; 188,7; 197,6; 130,6 J/mol.K giả thiết các giá trị ∆H0, ∆S0

không phụ thuộc vào nhiệt độ. Năng lượng tự do Gibbs(∆G0) của phản ứng trên ở 373K là

A. 126,09 kJ. B. -286,1 kJ.

C. 223,52 kJ. D. 142,18 kJ.

Câu 4.29. Biết nhiệt hóa hơi của nước là 541 cal/g, nhiệt dung mol đẳng áp của nước hơi là CP = 7,4 + 2,7.10-3T cal/mol.K. Xác định biến thiên entrôpi

C. 50,30 cal/K D. 30,18 Cal/K.

Câu 4.30. Cho phản ứng: H2O (k) + C(r) → CO(k) + H2 (k) Ở 600K G0 = 50 961J/mol

Ở 700K G0 = 34 058J/mol

Giá trị trung bình của biến thiên entanpi trong khoảng nhiệt độ này là A. 152,379 kJ/mol B. - 152, 379 kJ/mol C. 67,864 kJ/mol D. 16,903 kJ/mol

Bảng 2.4: Đáp án chương IV

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án

4.1 D 4.11 A 4.21 C 4.2 D 4.12 D 4.22 A 4.3 B 4.13 C 4.23 A 4.4 D 4.14 B 4.24 D 4.5 D 4.15 C 4.25 A 4.6 C 4.16 A 4.26 D 4.7 A 4.17 A 4.27 B 4.8 D 4.18 B 4.28 D 4.9 C 4.19 B 4.29 D 4.10 B 4.20 D 4.30 A

Một phần của tài liệu Lựa chọn xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá môn Hóa học đại cương hệ Cao đẳng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)