Câu hỏi trắc nghiệm chương III: Hiệu ứngnhiệt của các quá trình

Một phần của tài liệu Lựa chọn xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá môn Hóa học đại cương hệ Cao đẳng (Trang 54)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Câu hỏi trắc nghiệm chương III: Hiệu ứngnhiệt của các quá trình

hoá học

Câu 3.1. Hệ kín là hệ

A. không trao đổi chất và năng lượng với môi trường ngoài, thể tích của hệ có thể thay đổi.

B. không trao đổi chất nhưng có khả năng trao đổi năng lượng với môi trường ngoài, thể tích của hệ có thể thay đổi.

C. không trao đổi năng lượng nhưng có khả năng trao đổi chất với môi trường ngoài, thể tích của hệ có thể thay đổi.

D. không trao đổi chất, không trao đổi năng lượng với môi trường ngoài, thể tích của hệ có thể thay đổi.

Câu 3.2. Các tiêu chuẩn nào sau đây là tiêu chuẩn của quá trình thuận nghịch

nhiệt động (xảy ra trong hệ cô lập)?

1. Lực ngoài tác dụng lên hệ luôn luôn bằng hoặc chênh lệch vô cùng nhỏ với lực mà hệ chống lại lực bên ngoài.

2. Hệ sản ra công cực đại.

3. Quá trình xảy ra với tốc độ vô cùng chậm. 4. Đường đi và đường về của quá trình trùng nhau.

5. Nhiệt độ của hệ luôn bằng hoặc chênh lệch vô cùng nhỏ với nhiệt độ của rmôi trường ngoài.

6. Quá trình xảy ra với tốc độ rất nhanh.

A. 1,2, 3,4,5. B. 2,4,5,6 C.1,2,4,5,6 D.2,3,4,5

Câu 3.3. Nội dung của nguyên lý I của nhiệt động học có thể tóm tắt theo cách

nào sau đây?

A. Trong một hệ cô lập nội năng của hệ được bảo toàn.

B. Hệ muốn sinh công thì phải nhận nhiệt. Không thể có loại động cơ hoạt động tuần hoàn sinh công mà không cần nhận nhiệt.

C. Lượng nhiệt do hệ hấp thụ được dùng để làm tăng nội năng của hệ và để thực hiện công chống lại lực bên ngoài.

D. Cả A và B đều đúng. E. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 3.4. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Công và nhiệt là các dạng năng lượng B. Công và nhiệt là các hàm quá trình.

C. Nội năng và thế năng là các hàm trạng thái.

D. Nhiệt độ, áp suất , nòng độ là các thông số cường độ. Thể tích, khối lượng là các thông số khuyếch độ.

Câu 3.5. Trường hợp nào dưới đây có nhiệt phản ứng đẳng áp (H) bằng nhiệt phản ứng đẳng tích (U)?

A. C2H2(k) + 2H2(k) → C2H6(k)

B. Fe2O3(tt) + 3CO(k) → 2Fe(tt) + 3CO2(k) C. NH4Cl(tt) → NH3(k) + HCl(k)

D. C2H4(k) + 3O2(k) → 2CO2(k) + 2H2O(l)

Câu 3.6. Nhận xét nào sau đây không đúng?

Hiệu ứng nhiệt đẳng tích hoặc hiệu ứng nhiệt đẳng áp của một phản ứng hoá học

A. không phụ thuộc vào cơ chế phản ứng.

B. không phụ thuộc vào các giai đoạn trung gian.

C. không phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất đàu và các chất cuối phản ứng.

D. không phụ thuộc vào đường đi hay cách tiến hành các phản ứng.

Câu 3.7. Cho phản ứng sau:

Cho biết sinh nhiệt tiêu chuẩn H0s,298 của Fe+3.aq ; NO3 -

.aq ; NO khí; H2O lỏng; Fe+2aq lần lượt là - 47,4; - 206,57 ; 90,25; - 285,6; - 87,86 kJ/mol. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng đã cho là:

A. - 153,9 kJ B. 153,9 kJ C. 51, 38 kJ D. - 51,38 kJ

Câu 3.8. Biết nhiệt hình thành chuẩn của CH4, CO2, H2O lần lượt là : - 74,85; - 393,5 và - 285,8 kJ/mol. Hiệu ứng nhiệt tiêu chuẩn của phản ứng:

CH4(K) + 2O2(K) → CO2(K) + 2H2O(l) , là

A. - 604,45 kJ B.604,45 kJ

C. - 890,3 kJ D. 890,3 kJ

Câu 3.9. Biết thiêu nhiệt tiêu chuẩn của C2H6 là - 1559,8 kJ/mol; nhiệt hình thành tiêu chuẩn của CO2 và H2O là - 393,5 và - 285,8 kJ/mol. Tính nhiệt hình thành tiêu chuẩn của C2H6 là

A. - 84,6 kJ/mol B. 84,6 kJ/mol C. - 880,5 kJ/mol D. 880,5 kJ/mol

Câu 3.10. Cho biết các phản ứng nhiệt hoá học sau:

As2O3 + O2 → As2O5 ; ∆H298= -261 kJ 3As2O3 + 2O3 → 3As2O5; ∆H298 = - 1068,5 kJ Hiệu ứng nhiệt của phản ứng: 1,5 O2 → O3 là:

A. 142,5 kJ B. - 142,5 kJ C. 677 kJ D. - 677 kJ

Câu 3.11. Cho hiệu ứng nhiệt của các phản ứng sau:

C2H2 + 5/2 O2 → 2 CO2 + H2O ; ∆H = 337,23 kJ C6H6 + 15/2 O2 → 6CO2 + 3H2O; ∆H= - 3295,3 kJ Hiệu ứng nhiệt của phản ứng : 3 C2H2 → C6H6 , là

A. - 4306,99 kJ B. 4306,99 kJ C. - 3632,53 kJ D. 3632,53 kJ

Câu 3.12. Cho biết thiêu nhiệt tiêu chuẩn của C2H2 là - 1298,88 kJ/mol, nhiệt hình thành tiêu chuẩn của CO2 và H2O là - 393,1 và - 285,6 kJ/mol, tính được nhiệt hình thành tiêu chuẩn của C2H2 là

A. 227,08 kJ/mol B. - 227,08 kJ/mol C. 620, 18 kJ/mol D. - 620,18 kJ/mol

Câu 3.13. Biết hiệu ứng nhiệt tiêu chuẩn của phản ứng :

N2 + 3H2 → 2NH3 ; ∆H0298 = - 92,6 kJ

Hiệu ứng nhiệt đẳng tích của phản ứng: 1/2 N2(k) + 3/2H2(k) → NH3(k) , có giá trị là:

A. - 46,3 kJ B. 46,3 kJ C. - 43,82 kJ D. 43,82 kJ

Câu 3.14. Cho phản ứng nhiệt hóa học sau:

2Cu(tt) + O2(k) → 2 CuO(tt) ; ∆H0298 = -310,4 kJ Cu(tt) + 1/2 O2(k) → CuO(tt); ∆H0298 = -155,2 kJ Cu2O(tt) + 1/2 O2(k) → 2CuO(tt) ; ∆H0298 = 11,49 kJ Nhiệt hình thành tiêu chuẩn của Cu2O(tt) là

A. – 155,2 kJ/mol B. 155,2 kJ/mol

C. -166, 69 kJ/mol D. 321,89 kJ/mol

Câu 3.15. Cho các phản ứng nhiệt hóa học sau:

C + O2 → CO2 ; ∆H0 = -393,5 kJ H2 + 1/2 O2 → H2O; ∆H0 = -241,6 kJ

Biết nhiệt hình thành tiêu chuẩn của CH3OH là - 201,17 kJ/mol. Khi đốt cháy 1 gam metanol CH3OH thì lượng nhiệt tỏa ra là:

A. – 675,53 kJ B. 675,53 kJ C. – 21,11 kJ D. 21,11 kJ

Tính được hiệu ứng nhiệt của phản ứng đã cho là:

A. – 110, 6 kJ B. 110,6 kJ C. – 104,6 kJ D. 104,6 kJ

Câu 3.17. Hiệu ứng nhiệt đẳng tích ở 298K của phản ứng:

2Hg(l ) + O2(k) → 2HgO(r) , ∆H0298 = - 90,7 kJ Hiệu ứng nhiệt đẳng áp của phản ứng ở 298 K là:

A. – 90,7 kJ B. 90,7 kJ

C. - 88,22 kJ D. - 93,18 kJ

Câu 3.18. Ở 25 0 C, đốt cháy 0,67 g benzen lỏng trong bom nhiệt lượng kế, thể tích không đổi, giải phóng ra 1 lượng nhiệt là 28,04 kJ, sản phẩm của phản ứng là khí CO2 và nước lỏng. Nhiệt cháy tiêu chuẩn của benzen là:

A. - 3268 kJ B. 3268 kJ C. - 3264,3 kJ D. - 452,05 kJ

Câu 3.19. Cho sinh nhiệt tiêu chuẩn của HCl(k) là ∆H0298 = -92,3 kJ/mol. Cho biết nhiệt dung mol đẳng áp của H2, Cl2, HCl không đổi và tương ứng bẳng: 28,84 ; 33,93 ; 29,12 J/mol.K. Xác định hiệu ứng nhiệt ở 1 atm, 1250C của phản ứng: H2(k ) + Cl2(k ) → 2HCl(k ) là bao nhiêu ?

A. - 185,1 kJ B. - 92,69 kJ C. - 184,15 kJ D. - 91,85 kJ

Câu 3.20. Khi đốt cháy 1 g butan lỏng tạo ra CO2 và hơi nước (Mbutan= 58 g/mol) thì lượng nhiệt toả ra là bao nhiêu? Biết nhiệt hình thành của butan lỏng là - 127 kJ/mol và của CO2, H2O lần lượt là - 393,5 kJ; - 241,6 kJ.

A. - 8,76 kJ B. - 45,78 kJ C. - 508, 10 kJ D. - 2655 kJ

Câu 3.21. Biết nhiệt nóng chảy của nước đá ở 273K là 6,009 kJ/mol, nhiệt dung đẳng áp của nước đá và nước lỏng tương ứng bằng 37,66 và 75,31 J/mol.K. Nhiệt nóng chảy của nước đá ở - 100

C là

C. - 5632,50 J D. - 6046,65 J

Câu 3.22. Cho hiệu ứng nnhiệt ở 298K của phản ứng :

2H2S(khí) + 3O2 → 2 H2O(lỏng) + SO2(khí) là - 1124,03 kJ. Nhiệt dung mol đẳng áp của H2S; O2; H2O(lỏng); SO2 lần lượt bằng 34,23 ; 29,35; 75,29 ; 39,87 J/mol.K. Xác định giá trị của hiệu ứng nhiệt của phản ứng ở 370K?

A. - 111,72 kJ B. -1120,32 kJ C. 118,72 kJ D. 1120,32 kJ

Câu 3.23. Khi đốt cháy 1 mol mêtanol lỏng ở 298K và ở thể tích không đổi

theo phản ứng sau: CH3OH(lỏng) + 3/2 O2(khí) → CO2(khí) + 2H2O(lỏng) , giải phóng ra lượng nhiệt là 173,65 kcal, hiệu ứng nhiệt đẳng áp của phản ứng là:

A. -173,95 kcal B. -173,65 kcal C. 173,35 kcal D. -174,89 kcal

Câu 3.24. Các phản ứng sau đều thực hiện ở áp suất 1 atm và nhiệt độ 298K.

Entanpi của phản ứng nào dưới đây bằng entanpi tạo thành chuẩn ở 298K của CH3COOH (l) ?

A. CH3CH2OH(l) + O2(k) → CH3COOH (l) + H2O(l)

B. 2 C(r) + 4H (k) + 2O(k) → CH3COOH(l) C. 2C(r) + 2H2(k) + O2(k) → CH3COOH(l)

D. 2C(k) + 4H (k) + 2O (k) → CH3COOH(l)

Câu 3.25. Entanpi của phản ứng nào dưới đây có giá trị nhỏ nhất (phản ứng

được thực hiện ở cùng một điều kiện)? A. N2(k) + 3H2(k) → 2NH3(k) B. 1/2 N2(k) + 3/2 H2(k)→ NH3(k) C. 2N(k) + 3H2(k) → 2NH3(k) D.2N(k) + 6H(k) → 2NH3(k)

Bảng 2.3: Đáp án chương III

Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án

3.1 B 3.10 A 3.19 A 3.2 A 3.11 B 3.20 B 3.3 E 3.12 A 3.21 A 3.4 A 3.13 C 3.22 A 3.5 B 3.14 D 3.23 D 3.6 C 3.15 C 3.24 C 3.7 A 3.16 A 3.25 D 3.8 C 3.17 D 3.9 A 3.18 A

Một phần của tài liệu Lựa chọn xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá môn Hóa học đại cương hệ Cao đẳng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)