Thực trạng cấp

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu về quản lý đô thị tại phường xã ở tp.hcm (Trang 73)

Minh

cấp

. dựa vào khung phân tích quản lý nhà nƣớc ở cấp xãcủa chƣơng 1 để nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc ở cấp xã tại Tp. Hồ Chí Minh.

2.2.1 Nhóm thứ nhất là nhóm công việc liên quan đến chức năng

quản lý nhà nƣớc nhƣ tổ chức triển khai và thực hiện các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật, các chƣơng trình và dự án của Trung ƣơng, tỉnh và huyện đƣợc triển khai trên địa bàn xã, phƣờng, thị trấn. Chẳng hạn nhƣ chƣơng trình nông thôn mới, chƣơng trình dạy nghề cho thanh niên, chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng các chức danh ở cấp xã, v.v.

Nhóm công việc liên quan đến chức năng quản lý là những công việc thể hiện vai trò quản lý nhà nƣớc của chính quyền địa phƣơng nhƣ: kiểm tra, giám sát, quy hoạch, xây dựng kế hoạch-chiến lƣợc phát triển địa phƣơng, v.v. Nhóm công việc này mang tính quyền lực nhà nƣớc. Việc thực hiện tốt nhóm công việc này đòi hỏi trình độ của cán bộ, công chức của chính quyền cấp xã phải đảm bảo để có thể giữ cƣơng vị là ngƣời “lái thuyền” trong hoạt động quản lý nhà nƣớc.

Nhóm công việcnày đƣợc chia thành hai nhóm nhỏ: quản lý nhà nƣớc về kinh tế và quản lý nhà nƣớc về văn hoá-xã hội.

2.2.1.1 Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế-đô thị

Quản lý nhà nƣớc về kinh tế-đô thị ở xã phƣờng, thị trấn thực hiện trên một số mảng chính: địa chính, xây dựng, nông nghiệp, môi trƣờng, kinh tế, quy hoạch.

Ở mảng địa chính Uỷ ban nhân dân cấp xã tập trung thực hiện quy hoạch và quản lý đất công.Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hàng năm, định kỳ 5 năm theo sự hƣớng dẫn của phòng Tài nguyên Môi trƣờng. Quy hoạch đất đai là một nội dung quan trọng trong quy hoạch tổng thể của phƣờng, xã, thị trấn.

Nhận xét, đánh giá:Hoạt động quản lý đất công chỉ dừng lại ở việc quản lý trên giấy tờ, một số khu vực, đất công bị lấn chiếm, nhƣng vẫn chƣa giải quyết dứt điểm tình trạng này. Do đó, quỹ đất công ở phƣờng, xã, thị trấn đang bị thu hẹp. Một số địa phƣơng, có biểu hiện sử dụng quỹ đất công không đúng mục đích.

Về nông nghiệp

Hoạt động quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp chỉ có ở các xã, thị trấn. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp chủ yếu là hoạt động nạo vét kênh mƣơng, đƣờng xá thuộc phạm vi quản lý của xã, thị trấn. Vai trò định hƣớng trong phát triển nông nghiệp của UBND xã, thị trấn không thể hiện rõ nét. Vấn đề nuôi con gì, trồng cây gì phần lớn do các hộ dân chọn lọc từ điều kiện tự nhiên, đất đai, thời tiết, khí hậu. Sau đó xã, thị trấn mới tiến hành hỗ trợ thêm cho ngƣời dân.

Nhận xét, đánh giá:Phần lớn nội dung hoạt động của UBND cấp xã

trong lĩnh vực này là tổ chức các lớp tập huấn cho ngƣời dân về trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Về xây dựng

-Về quản lý xây dựng, phƣờng, xã, thị trấn không có thẩm quyền cấp phép xây dựng, mà chỉ có thẩm quyền sửa chữa nhà ở và quản lý xây dựng công trình, nhà ở, sửa chữa nhà.Nhiệm vụ chủ yếu của UBND cấp xã trong việc quản lý công trình, nhà ở là thực hiện kiểm tra các công trình xây dựng

trên địa bàn để xem xét xem việc xây dựng đó có đúng theo giấy phép đƣợc cấp hay không.

Đối với những vi phạm trong thẩm quyền, UBND cấp xã tiến ra quyết định xử lý vi phạm hành chính. Đối với những vi phạm nằm ngoài thẩm quyền xử phạt của UBND cấp xã, UBND cấp xã tiến hành lập biên bản gửi lên UBND cấp huyện. UBND cấp huyện xem xét hồ sơ và ra quyết định xử phạt. Sau khi UBND cấp huyện ra quyết định xử phạt, UBND xã tống đạt quyết định này. Trong trƣờng hợp ngƣời có vi phạm không thực hiện quyết định xử phạt của UBND cấp huyện, UBND cấp xã ra quyết định cƣỡng chế và phối hợp với các bên liên quan thực hiện cƣỡng chế.

Để có thể hoàn thành nhiệm vụ này, cán bộ địa chính của UBND cấp xã phải có khả năng đọc bản vẽ kỹ thuật công trình, nhà ở trong hồ sơ cấp giấy phép gửi xuống từ cấp huyện. Bên cạnh đó, nhiệm vụ này đòi hỏi cán bộ địa chính đi suốt ngày.

Hiện nay, Thành phố có tổ chức đội thanh tra chuyên ngành ở các huyện để thực hiện vấn đề này. Tuy nhiên, hoạt động của đội này không thể thiếu sự phối hợp của cán bộ địa chính của UBND cấp xã. Về mặt này, số lƣợng công việc của cán bộ địa của UBND cấp xã giảm không đáng.

-Ngoài ra, cán bộ địa chính còn thực hiện các hỗ trợ tƣ pháp về tranh chấp đất đai. Cán bộ địa chính là thành viên của Ban hoà giải các vụ tranh chấp đất đai. Nếu hoà giải ở cơ sở thành công, cán bộ địa chính phải trực tiếp xuống thực địa để thực hiện cắm mốc. Trong trƣờng hợp, hoà giải không thành công, các bên tranh chấp sẽ đƣa ra toà. Trong trƣờng hợp này, cán bộ địa chính cũng là ngƣời phối hợp với bên thi hành án thi hành pháp quyết của toà liên quan đến tranh chấp đất đai ở địa phƣơng.

-Cán bộ địa chính chịu trách nhiệm giải quyết những công việc hành chính liên quan đến đất đai nhƣ chịu trách nhiệm ban đầu về hồ sơ pháp lý

của nhà đất, xác định nguồn gốc nhà đất. Sau đó chuyển hồ sơ lên cấp huyện, nhận và trả hồ sơ theo mô hình một cửa liên thông. Trong trƣờng hợp có khiếu kiện, thanh tra tiến hành kiểm tra lại quy trình thực hiện hồ sơ tại UBND cấp xã.

-Cán bộ địa chính còn chịu trách nhiệm cập nhật biến động đất ở, đất nông nghiệp theo tháng, quý, sáu tháng, năm để gửi lên phòng Tài nguyên Môi trƣờng của cấp huyện. Tuy nhiên, nội dung này đang là khâu rất yếu của cán bộ địa chính ở xã, phƣờng, thị trấn.

-Cán bộ địa chính còn tham gia triển khai các dự án trên địa bàn. Chẳng hạn nhƣ thành lập Hội đồng bồi thƣờng. Trong quá trình thực hiện bồi thƣờng, cán bộ địa chính phải có mặt để cung cấp thông tin có liên quan về đất đai bồi thƣờng. Cũng trong quá trình bồi thƣờng, Ban bồi thƣờng chuyển hồ sơ các hộ đƣợc bồi thƣờng về xã, phƣờng, thị trấn. Cán bộ địa chính phải có trách nhiệm xác minh lại một lần nữa tính pháp lý của nhà, đất đƣợc bồi thƣờng rồi chuyển về cấp huyện để xác định phƣơng án bồi thƣờng. Đối với những khiếu nại nếu có về bồi thƣờng, cán bộ địa chính cũng tham gia vào việc giải quyết những khiếu nại này.

Nhận xét, đánh giá: Quản lý nhà nƣớc về xây dựng ở xã, phƣờng, thị

trấn đƣợc đánh giá là quá tải, và vƣợt quá khả năng của cán bộ, công chức ở cấp này. Cán bộ địa chính ở nhiều xã, phƣờng, thị trấn tỏ ra yếu về năng lực thực thi nhiệm vụ, nhất là khi tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đại. Việc thành lập đội thanh tra chuyên ngành trực thuộc thành phố đƣợc xem là một bƣớc thay đổi hợp lý.

Về môi trường

Về lĩnh vực môi trƣờng, UBND cấp xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Tài nguyên Môi trƣờng cấp huyện. UBND xã thực hiện các công việc

liên quan đến bảo vệ môi trƣờng do phòng Tài nguyên Môi trƣờng yêu cầu đồng thời thực hiện trách nhiệm báo cáo cho cơ quan này.

Về môi trƣờng, UBND cấp xã thực hiện một số công việc sau:

-Quả lý, kiểm tra định kỳ các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn có liên quan đến môi trƣờng. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc các cơ sở sản xuất này có đảm bảo về vấn đề bảo vệ môi trƣờng và có đề án bảo vệ môi trƣờng hay không.

-Ngoài những hoạt động kiểm tra định kì, UBND cấp xã còn thực hiện kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh có ảnh hƣởng đến môi trƣờng.

-Quản lý rác dân lập theo Quyết định số 88/2006 của UBND Tp. Hồ Chí Minh về thu phí và lệ phí. UBND cấp xã tiến hành ký hợp đồng thu gom rác với Tổ rác dân lập. Ở xã, thị trấn, vấn đề quản lý rác dân lập có khó khăn nhất định. Ngƣời dân thƣờng không muốn trả tiền thu gom rác mà thích quăng rác ra ngoài thiên nhiên hơn do đất đai, không gian ở nông thôn còn rộng. Vì các xã, thị trấn đất rộng, dân thƣa, nên Tô rác dân lập thƣờng cách 2 đến 3 ngày mới đi thu gom rác một lần, làm cho ngƣời dân phàn nàn. Tuy nhiên, UBND xã, thị trấn không thể xử lý Tổ rác dân lập vì nếu xử lý, Tổ rác dân lập không đi thu gom rác thì không có ai thu gom rác. Chính vì vậy, sự phàn nàn của ngƣời dân về vấn đề thu gom rác chậm vẫn chƣa giải quyết đƣợc.

-Về xử lý ô nhiễm môi trƣờng, UBND cấp xã xử lý hành vi vứt rác thải ra đƣờng, sông, kênh, rạch. Ở công tác xử lý hành vi ảnh hƣởng đến môi trƣờng, UBND cấp xã phối hợp với cảnh sát môi trƣờng của quận, huyện. Trong một số trƣờng hợp, UBND cấp xã phối hợp với công an xã, phƣờng, thị trấn trong việc nhắc nhở các chủ nhà trọ thực hiện tốt những quy định liên quan đến nƣớc thải sinh hoạt.

Nhận xét, đánh giá: Hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở xã, phƣờng, thị trấn vẫn còn yếu. Trong đó, nổi bật là vấn đề xử lý ô nhiễm môi trƣờng. Vấn đề xử lý ô nhiễm môi trƣờng chƣa phát huy ở cấp xã bởi một số lý do. Thứ nhất, các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng tinh vi, khó phát hiện.

Thứ hai, UBND cấp xã chƣa đủ thiết bị, kỹ thuật để có thể phát hiện các vi phạm về ô nhiễm môi trƣờng. Trong trƣờng hợp này, UBND xã phải phối hợp với Phòng Tài nguyên Môi trƣờng cấp huyện để lấy mẫu nƣớc, mẫu không khí, v.v. để làm căn cứ kết luận và xử lý vi phạm về môi trƣờng. Thứ ba, ý thức của ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng chƣa cao. Thứ tƣ, các dịch vụ đảm bảo vệ sinh môi trƣờng chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức.

Về kinh tế

Vai trò là chủ thể quản lý nhà nƣớc của UBND cấp xã ở mảng kinh tế cũng nhƣ những mảng khác chƣa thể hiện rõ nét.

-Tuy một trong những nhiệm vụ của UBND cấp xã là định hƣớng phát triển thƣơng mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nhƣng trên thực tế, UBND cấp xã chỉ dựa vào chính nhu cầu phát triển của ngƣời dân. Dựa vào tình hình phát triển của ngƣời dân, cán bộ phụ trách mảng này tiến hành thống kê, kiểm tra theo quy định và báo cáo về Phòng Kinh tế cấp huyện.

-UBND cấp xã thực hiện thu thuế theo uỷ nhiệm thu của chi cục thuế ở một số loại thuế nhƣ: thuế nhà đất, thuế công thƣơng nghiệp, thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể không có giấy phép đăng ký kinh doanh, và buôn bán nhỏ lẻ. Đối với những doanh nghiệp nợ thuế, cơ quan thuế cấp trên gửi văn bản về UBND cấp xã. UBND cấp xã mời doanh nghiệp này xuống làm việc.

-UBND cấp xã còn phối hợp với Phòng Kinh tế cấp huyện thành lập các tổ công tác kiểm tra 1 hoặc 2 lần trong năm.

Nhận xét, đánh giá: Một điều đáng lƣu ý là, tuy UBND cấp xã là chủ thể thực hiện kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn, nhƣng lại không có thẩm quyền cấp giấy phép gây nên tình trạng không sợ UBND cấp xã ở các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Chẳng hạn nhƣ, việc cấp giấy phép kinh doanh đối với những ngành nghề nhạy cảm do Sở Kế hoạch Đầu tƣ cấp. Do đó, UBND xã rất khó kiểm tra và thực hiện các biện pháp xử lý.

Về giao thông, thuỷ lợi

UBND cấp xã thực hiện quản lý vấn đề giao thông, thuỷ lợi dựa trên phân cấp từ trung ƣơng đến cơ sở và chỉ quản lý đối với những tuyến đƣờng đƣợc phân cấp. Đối với những tuyến đƣờng thuộc cấp huyện, Thành phố trên địa bàn, nếu có hƣ hỏng cần sửa chữa, UBND cấp xã báo cáo lên cấp trên để cấp trên tiến hành sửa chữa. Vấn đề nạo vét kênh mƣơng cũng đƣợc thực hiện theo phân cấp tƣơng tự nhƣ vấn đề quản lý đƣờng.

2.2.1.2 Thực trạng quản lý nhà nước về văn hoá – xã hội

Quản lý nhà nƣớc về văn hoá xã hội (gọi tắt là khối văn xã)đƣợc đánh giá trên một số nội dung:dân số, gia đình, trẻ em; xoá đói giảm nghèo; lao động thƣơng binh xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; vàvăn hoá thông tin, thể dục thể thao.

a. Đối với mảng lao động thương binh và xã hội Dân số, gia đình và trẻ em

Về quản lý nhà nước đối với trẻ em, công việc chủ yếu của UBND cấp xã là thực hiện Quyết định số 37 của Thủ tƣớng Chính phủ về xây dựng xã, phƣờng, thị trấn phù hợp với trẻ em. Trong quyết định này có 25 tiêu chí và UBND cấp xã phải đạt đƣợc những tiêu chí này để đƣợc công nhận là xã,

phƣờng, thị trấn phù hợp với trẻ em. Liên quan đến nội dung này, UBND cấp xã còn tiến hành thành lập Hội đồng xét việc đạt đƣợc các tiêu chí đề ra.

Ngoài ra, UBND cấp xã còn có nhiệm vụ chăm sóc trẻ em đặc biệt nhƣ trẻ em bị nhiễm HIV, trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi. Thực hiện cấp phát hỗ trợ hàng tháng cho các đối tƣợng này.

Đối với bình đẳng giới, đây là mảng tƣơng đối mới của UBND các xã, phƣờng, thị trấn. Ở mảng này, hoạt động chủ yếu của UBND cấp xã là tuyên truyền phối hợp với công tác gia đình để nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới trong các gia đình. Ngoài ra còn phối hợp chặt chẽ với Hội liên hiệp phụ nữ cấp xã trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. Tổ chức câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình ở các ấp, tổ dân phố.

Đối với công tác dân số kế hoạch hoá gia đình,cán bộ phụ trách mảng này phối hợp với trạm y tế và phối hợp với ngành dọc là phòng Y tế của quận, huyện.

Nhiệm vụ chính của cán bộ phụ trách mảng này nhƣ sau:

- Tuyên truyền và phối hợp với trạm y tế hƣớng dẫn ngƣời dân sử dụng các biện pháp tránh thai, vấn đề sàng lọc trƣớc sinh sau sinh, vấn đề sinh con thứ ba. Trong đó, trạm y tế giữ vai trò chủ đạo. Cán bộ dân số có trách nhiệm liên hệ và gặp gỡ ngƣời dân để tuyên truyền họ về những vấn đề trên.

- Cán bộ dân số quản lý và chi trả kinh phí bồi dƣỡng cho đội ngũ cộng tác viên dân số. Đội ngũ cộng tác viên dân số này đảm nhận công tác liên quan đến dân số ở tổ dân phố, ấp, thôn.

- Báo cáo hàng tháng, quý năm cho đơn vị quản lý cấp trên.

- Việc góp ý chính sách về dân số của cán bộ phụ trách dân số là có nhƣng thực hiện còn hình thức. Thƣờng những vấn đề cần góp ý đƣợc

chuyển về xã, phƣờng, thị trấn nhƣng thời gian chỉ còn khoảng từ 3-5 ngày. Do đó, cán bộ phụ trách mảng này không có đủ thời gian để góp ý.

Tăng khá giảm nghèo

Công việc của cán bộ phụ trách mảng xoá tăng khá giảm nghèo cũng hết sức nặng nề.

- Quản lý các hộ trong diện nghèo và cận nghèo theo tiêu chuẩn của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Giải quyết các chính sách cho những đối tƣợng nghèo và cận nghèo nhƣ: bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí; hỗ trợ tiền điện đối với một số hộ có thu nhập bình quân dƣới 8 triệu/năm; thực hiện các nội dung chi trực tiếp

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu về quản lý đô thị tại phường xã ở tp.hcm (Trang 73)