0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 97 -97 )

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý HĐDH môn tiếng Anh ở hai trường THPT huyện Bình Gia, Lạng Sơn, Chúng tôi đưa ra các biện pháp quản lý cơ bản đáp ứng chương trình và SGK mới hiện hành nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn tiếng Anh của hai trường. Do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi chỉ xin ý kiến những chuyên gia, những cán bộ quản lý có kinh nghiệm trong công tác QLGD, những giáo viên ngoại ngữ đã nhiều năm công tác tại trường. Quá trình khảo sát được tiến hành theo các bước như sau;

Bƣớc1: Lập phiếu điều tra

Với các biện pháp đã nêu, chúng tôi tiến hành điều tra trên hai nội dung: - Điều tra về tính cần thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất cần thiết. cần thiết, không cần thiết.

- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Bƣớc2: Chọn đối tƣợng điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra 48 người gồm: 10 chuyên gia và CBQL, 10 GV tiếng Anh, 20 giáo viên là tổ trưởng, nhóm trưởng các bộ môn khác

của hai trường THPT huyện Bình Gia, Lạng Sơn và 8 GV tiếng Anh các trường bạn. Những người tham gia khảo nghiệm đều có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và công tác quản lý dạy học.

Qua khảo sát ý kiến các chuyên gia, CBQL và GV về tính cấp thiết và tính khả thi của việc thực hiện các biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh tại các trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn và thu được kết quả như sau:

Số liệu khảo sát mức độ cần thiết của các nhóm biện pháp cho thấy; Xếp thứ nhất là nhóm biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy tiếng Anh của đội ngũ giáo viên; Xếp thứ hai là nhóm biện pháp tăng cường quản lý hoạt động học tiếng Anh của học sinh; hai nhóm biện pháp còn lại cũng có mức độ cần thiết cao.

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết

TT Các nội dung chủ yếu của các biện pháp

Mức độ cần thiết

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

SL TL SL TL SL TL

1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng có liên quan về việc thực hiện dạy học tiếng Anh theo chương trình đổi mới

36 75 11 22,9 1 2,1

2 Nhóm biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy tiếng Anh của đội ngũ giáo viên

45 93,8 3 6,2 0 0

3 Nhóm biện pháp tăng cường quản lý hoạt động học tiếng Anh của học sinh

41 85,4 7 14,6 0 0

4 Nhóm biện pháp tăng cường đầu tư và quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị phương tiện dạy học môn tiếng Anh

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi

TT Các nội dung chủ yếu của các biện pháp

Mức độ khả thi

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

SL TL SL TL SL TL

1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng có liên quan về việc thực hiện dạy học tiếng Anh theo chương trình đổi mới

37 77,1 10 20,8 1 2,1

2 Nhóm biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy tiếng Anh của đội ngũ giáo viên

41 85,4 5 10,4 2 4,2

3 Nhóm biện pháp tăng cường quản lý hoạt động học tiếng Anh của học sinh

35 72,9 12 25 1 2,1

4 Nhóm biện pháp tăng cường đầu tư và quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị phương tiện dạy học môn tiếng Anh

40 83,3 8 16,7 0 0

Qua điều tra, thu thập ý kiến từ CBQL, GV và một số học sinh về mức độ cần thiết và tính khả thi của 4 nhóm biện pháp , tác giả nhận thấy: Đa số các ý kiến tương đối thống nhất, các biện pháp cụ thể mà luận văn nêu ra đều mang tính cần thiết và tính khả thi cao. Điều này cho thấy những biện pháp trên đều được xác định là thiết thực, quan trọng trong hoạt động dạy học

môn tiếng Anh trong nhà trường. Tác giả hy vọng rằng các biện pháp đã được đề xuất trong luận văn sẽ được áp dụng, phổ biến nhân rộng trong toàn trường để góp phần tích cực vào việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn tiếng Anh tại các trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 3

Ở chương 3, tác giả đã đề cập tới các nguyên tắc để đề xuất các biện pháp. Trên cơ sở thực trạng và các nguyên tắc tác giả đã đề xuất 4 nhóm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình đổi mới tại các trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Các biện pháp đều được cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi thực hiện các biện pháp, tuy mức độ cần thiết ở các biện pháp có sự chêch lệch, nhưng không chênh lệch cao. Do vậy, những biện pháp đã được đề xuất trên có tính khả thi trong thực tiễn hoạt động dạy học môn tiếng Anh của các nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Luận văn với đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình đổi mới tại các trường trung học phổ thông huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn” đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và các biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh ở các trường THPT. Chúng tôi rút ra kết luận và có một số khuyến nghị sau đây:

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 97 -97 )

×