8. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
* Cán bộ quản lý
Để dạy và học một ngoại ngữ thành công, ngoài cố gắng của cá nhân học sinh, của giáo viên, của gia đình và cộng đồng ra thì một yếu tố quan trọng nữa là sự quan tâm ủng hộ của các nhà quản lý giáo dục và trực tiếp là Ban giám hiệu nhà trường. Nhìn chung Ban giám hiệu của các nhà trường đều ý thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong giao tiếp quốc tế và tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, do Ban
giám hiệu của nhà trường không có CBQL có chuyên môn tiếng Anh nên chưa hiểu biết rõ về đặc thù trong việc dạy và học của bộ môn tiếng Anh nhất là việc dạy và học bộ môn này theo chương trình và SGK mới. Do vậy, người quản lý cần nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn ngoại ngữ, nắm vững được mục tiêu môn học, cấu tạo, chương trình dạy học môn tiếng Anh, những đặc thù của bộ môn, và phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tiếng Anh để có những giải pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh có hiệu quả.
* Người dạy
Chương trình bộ môn tiếng Anh được biên soạn theo đường hướng giao tiếp và lấy người học làm trung tâm thì vai trò của giáo viên, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học khác biệt hẳn so với cách dạy tiếng Anh theo chương trình cũ. Thực tế là, đa số giáo viên tiếng Anh được học tiếng Anh ở phổ thông và đào tạo tiếng Anh trong trường đại học đều theo chương trình cũ nên dạy và học tiếng Anh theo cách truyền thống gần như là thói quen trong họ. Điều này ít nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường phổ thông hiện nay.
Để thực hiện quá trình dạy học môn tiếng Anh có hiệu quả theo yêu cầu của chương trình đổi mới, giáo viên cần:
+ Coi HS là chủ thể của hoạt động nắm Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp. + Tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia tích cực và có ý thức vào quá trình học tập.
+ Phối hợp luyện tập hài hoà các kĩ năng giao tiếp, các phương pháp và kỹ thuật dạy học.
+ Sử dụng hiêụ quả các thiết bị, đồ dùng dạy học và các tài liệu hỗ trợ dạy và học.
* Học sinh dân tộc, miền núi
Trước khi đến trường, học sinh dân tộc đã được tiếp xúc với cộng đồng dân tộc, tiếp thu truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc mình.
Môi trường giao tiếp hẹp, đối tượng giao tiếp chủ yếu trong gia đình, làng bản. Thông qua con đường giao tiếp tự nhiên, học sinh dân tộc trao đổi thông tin, trao đổi tình cảm trong cuộc sống bằng phương tiện chủ yếu là tiếng mẹ đẻ. Các phương tiện giao tiếp khác hầu như hạn chế. Do đó, cách nói, cách nghĩ, hành vi của học sinh dân tộc có những nét riêng. Trong giao tiếp, các em thiếu mềm mỏng, bộc lộ cảm xúc rõ rệt song thiếu kỹ năng định vị. Khi giao tiếp với người thân, với bạn là thẳng thắn, bình đẳng, lời nói ít quan tâm đến chủ ngữ, hay nói trống không, với giáo viên ít thưa gửi. Gặp người lạ các em khó tiếp xúc, ngại trao đổi, chủ yếu là tò mò quan sát. Kỹ năng định hướng trong giao tiếp chưa được hình thành chắc chắn. Mặc dù cư trú xen kẽ với nhiều dân tộc khác, tiếp xúc với nhiều nguồn ảnh hưởng, song không làm biến đổi lớn về phong cách giao tiếp của học sinh dân tộc. Phương tiện giao tiếp chủ yếu của học sinh dân tộc trong trường phổ thông hiện nay là dùng tiếng Việt. Đây là bước chuyển đổi căn bản về phương thức giao tiếp trong nhà trường. Do vốn từ hạn chế, khả năng diễn đạt trôi chảy chưa phải là phổ biến đối với hầu hết học sinh dân tộc, nên nhiều em ngại tiếp xúc, thiếu mạnh dạn trong trao đổi thông tin. Trên lớp, các em ngại phát biểu, thảo luận, bảo vệ ý kiến vì sợ sai, xấu hổ. Tính tích cực giao tiếp của học sinh dân tộc chưa cao.
Trong việc thiết lập quan hệ mới, học sinh dân tộc gặp khó khăn, thiếu chủ động. Do đặc điểm nhận thức hạn chế, khả năng ngôn ngữ chi phối, đã hình thành cho học sinh dân tộc thái độ giao tiếp thờ ơ (mặc dù bên trong khá tích cực), các em không biết sử dụng phối hợp giữa ngôn ngữ và cử chỉ, biểu cảm thái độ đúng lúc đúng chỗ. Trong học tập, học sinh dân tộc còn bị động trong cách học, ngại trao đổi với bạn bè, với thầy cô, một phần do tính tính cực giao tiếp chi phối. Giữa nhu cầu nhận thức của học sinh dân tộc với nhu cầu giao tiếp nhiều khi thiếu thống nhất. Học sinh dân tộc mong muốn được đánh giá tốt, được khen nhưng ngại bộc lộ mình, ngại nói, ngại viết,
thích mở rộng tầm nhìn, ham hiểu biết nhưng ngại suy nghĩ về các vấn đề trừu tượng. Hạn chế sử dụng tri thức đã học vào các tình huống hoạt động. Như vậy, giữa khả năng giao tiếp của học sinh dân tộc có quan hệ hữu cơ với trình độ nhận thức, với khả năng ngôn ngữ. Nhu cầu giao tiếp tích cực, chủ động mở rộng phạm vi giao tiếp phụ thuộc vào năng lực trí tuệ và động cơ. Tổ chức học tập cho học sinh dân tộc phải đổi mới cho phù hợp [23].
Từ những đặc điểm này, đòi hỏi cách thức tổ với nhu cầu đúng đắn của các em, tạo ra môi trường rèn luyện giao tiếp cho học sinh. Nghiên cứu đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc từ bình diện nhận thức, nhu cầu, giao tiếp, theo quan điểm của tâm lý học dạy học đã cho thấy: giữa nhận thức - nhu cầu - giao tiếp có quan hệ mật thiết, hình thành những nét, phẩm chất tâm lý đặc trưng của học sinh dân tộc. Để phát triển năng lực nhận thức, mở rộng phạm vi nhu cầu tăng cường giao tiếp cho học sinh dân tộc, cần tổ chức các hình thức học tập, sinh hoạt ngoại khoá, văn hoá văn nghệ... phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, tâm lý học sinh dân tộc và điều kiện môi trường.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1 tác giả đã đề cập đến vài nét sơ lược về vấn đề nghiên cứu; các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu đó là: Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; khái niệm hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học; vị trí, vai trò của việc dạy học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông; những điểm khác biệt trong việc dạy học, quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh giữa chương trình tiếng Anh cũ và chương trình tiếng Anh THPT hiện nay và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh trong trường trung học phổ thông. Các khái niệm cơ bản đó sẽ giúp chúng tôi có cơ sở để phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình mới ở các trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn để đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn này ở các trường THPT hiện nay.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO CHƢƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN
2.1. Khái quát về các trƣờng trung học phổ thông huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
2.1.1. Đặc điểm chung của huyện Bình Gia
Bình Gia là một huyện miền núi vùng cao thuộc tỉnh Lạng Sơn. Cách trung tâm tỉnh 75 km về phía Tây Bắc, phía Đông giáp với huyện Văn Lãng, Phía Nam giáp các huyện Văn Quan, Bắc Sơn, phía Bắc giáp với huyện Tràng Định, Lạng Sơn, phía Tây giáp với huyện Na Rì tỉnh Bắc Cạn. Bình Gia có diện tích 1.090.066 km 2, dân số hơn 53 nghìn người gồm các dân tộc Nùng, Tày, Dao, Kinh và một số ít các dân tộc khác. Đơn vị hành chính gồm 19 xã và một thị trấn trong đó có 14 xã thuộc vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Bình gia là một huyện nghèo trong tỉnh Lạng Sơn, điểm xuất phát thấp và sự phát triển kinh tế xã hội chưa theo kịp với sự phát triển chung của tỉnh và cả nước; quy mô kinh tế nhỏ, chuyển dịch cơ cấu còn chậm, trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2005 - 2010 đạt 9,09%. Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2010 ước đạt 8 triệu đồng/ năm. Theo thống kê mới nhất năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 60% (theo chuẩn nghèo mới). Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện là 6,25% trên tổng số lao động.
Công tác giáo dục và đào tạo của huyện Bình Gia trong năm năm từ 2005 đến 2010 đã có nhiều chuyển biến đáng kể; Thực hiện đề án xã hội hoá giáo dục đào tạo giai đoạn 2006 - 2010 của huyện, hệ thống giáo dục công lập được phát triển đồng bộ từ bậc mầm non đến THPT; thành lập
trường THPT Pác Khuông, trường THPT thứ hai trên địa bàn huyện. Chất lượng dạy và học đang từng bước được nâng lên; Duy trì sĩ số đạt trên 90%; tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98%; tỷ lệ lên lớp tiểu học đạt 96,7% ; THCS đạt 97%, THPT 86,5% ; xét hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,7%, tốt nghiệp THCS 98,5%, tốt nghiệp THPT được nâng lên năm học 2005 - 2006 đạt 76,02% năm 2009 - 2010 đạt 98,51%. Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi được 18/20 xã, thị trấn, phổ cập THCS được 19/20 đơn vị. Cơ sở trường, lớp học tiếp tục được đầu tư và xây dựng. Tuy nhiên, ngành giáo dục và đào tạo của huyện cũng gặp rất nhiều khó khăn do vị trí địa lý, trung tâm của huyện nằm ở mép biên giới phía Tây của huyện do vậy khoảng cách từ trung tâm thị trấn đến tới địa bàn các xã khác trong huyện còn gặp nhiều khó khăn, 97% dân cư sinh sống trên địa bàn huyện là người dân tộc thiểu số, thêm vào đó tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 60 %.
2.1.2. Khái quát về các trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Trường THPT Bình Gia được thành lập vào tháng 8 năm 1966, là một trường hạng 1 có quy mô lớn nằm gần quốc lộ 1B, trên địa bàn xã Tô Hiệu, cách trung tâm huyện 02 km, thu hút được số học sinh của 12 xã và 01 thị trấn, là nơi cung cấp nhân lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế- văn hoá, chính trị của địa phương.
Bảng 2.1: Quy mô trường lớp, giáo viên, học sinh trường THPT Bình Gia
Năm học Tổng số GV Số lớp Tổng số HS
2006 – 2007 44 30 1375
2007 – 2008 60 30 1320
2008 – 2009 71 29 1155
2009 - 2010 74 30 1185
(Nguồn: Báo cáo thống kê số liệu giáo dục Phòng Tài chính kế hoạch Sở GD&ĐT Lạng Sơn)
Trường THPT Pác khuông được thành lập năm 2006, các năm học 2004- 2005, 2005 – 2006 trường là phân trường của trường THPT Bình Gia. Bắt đầu từ năm học 2006 – 2007 trường được được tách ra thành một trường THPT thứ hai của huyện. Trường THPT Pác khuông được đặt tại trung tâm xã Thiện Thuật, cách trung tâm huyện 20 km, trường nằm trong cụm các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đây là trường THPT vùng III duy nhất của Lạng Sơn.
Bảng 2.2: Quy mô trường lớp, giáo viên, học sinh trường THPT Pác Khuông Năm học Tổng số GV Số lớp Tổng số HS 2006 – 2007 21 13 523 2007 – 2008 25 12 496 2008 – 2009 29 13 464 2009 - 2010 33 14 490
(Nguồn: Báo cáo thống kê số liệu giáo dục Phòng Tài chính kế hoạch Sở GD&ĐT Lạng Sơn)
2.1.3. Thực trạng chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Bảng 2.3: Điểm tuyển sinh vào lớp 10 của hai trường THPT huyện Bình Gia, Lạng Sơn. (Tổng điểm thi 3 môn trong đó Toán, Văn nhân đôi)
Năm
Trƣờng 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010
THPT Bình Gia 9,75 11,5 11,25 9,25
THPT Pác khuông 9,5 11,25 11,0 9,0
(Nguồn: Báo cáo công tác tuyển sinh 10, Phòng KT&KĐ CLGD Sở GD&ĐT Lạng Sơn)
Chất lượng dạy học ở các trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn còn rất thấp, thường xuyên nằm trong tốp cuối trong bảng xếp hạng
hàng năm của các trường THPT trong toàn tỉnh Lạng Sơn. Một trong những nguyên nhân là do chất lượng đầu vào quá thấp, thể hiện trong bảng 2.3. Từ năm 2006 - 2008 HS thi tuyển vào lớp 10 với ba môn là: Toán, Văn, Vật lý. Từ năm 2008 - 2010 thi Toán, Văn, tiếng Anh. Học sinh dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu được cộng từ 2 đến 3 điểm, Điểm khuyến khích (có chứng chỉ nghề phổ thông) từ 0,5 đến 2 điểm, tổng điểm ưu tiên, khuyến khích cao nhất của một học sinh là 5 điểm. Điểm tuyển sinh vào lớp 10 ở bảng trên đã bao gồm điểm thi các môn (Toán, Văn nhân đôi) cộng với điểm ưu tiên, khuyến khích. So sánh giữa hai trường chúng tôi thấy trường THPT Bình Gia có điểm tuyển sinh vào lớp 10 cao hơn không đáng kể so với trường THPT Pác Khuông. Có thể nói chất lượng đầu vào của cả hai trường là như nhau.
Bảng 2.4: Xếp loại học lực của học sinh trường THPT Bình Gia
Học lực Năm học Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Tốt nghiệp(%) Đỗ CĐ, ĐH ( Sl) 2006-2007 0,72 11,2 59,42 28,65 76,8 9 2007-2008 0,88 13,2 50,1 26,8 73,67 15 2008-2009 0,95 18,7 62,3 18,1 87,03 22 2009-2010 1,5 25,67 60,4 13,2 98,77 50
Bảng 2.5: Xếp loại học lực của học sinh trường THPT Pác khuông
Học lực Năm học Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%) Tốt nghiệp (%) Đỗ CĐ, ĐH (Sl) 2006-2007 0,19 12,6 59,3 27,9 0 74,4 0 2007-2008 0,2 10,3 59,3 30,2 0 78,3 0 2008-2009 0,21 18,5 56,7 20,3 0,4 92,5 4 2009-2010 0 16,5 67,9 15,3 0,2 83,7 5
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học từ 2006-2010. Phòng KT&KĐCLGD Sở GD&ĐT Lạng Sơn)
Qua báo cáo thống kê hàng năm của hai trường THPT Bình Gia và Pác Khuông cho thấy tỷ lệ học sinh giỏi của trường THPT Bình Gia cao hơn rất nhiều so với trường THPT Pác khuông. Tỷ lệ HS khá, trung bình, yếu xấp xỉ ngang nhau, trường THPT Pác Khuông vẫn còn HS xếp loại học lực kém .Tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp không ổn định giữa các năm. Số học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng - Đại học còn thấp. Qua khảo sát trực tiếp một số HS và GV ở hai trường chúng tôi thấy đa số HS cư trú tại vùng đặc biệt khó khăn chưa có động cơ trong học tập, không có đủ thời gian cần thiết cho việc học tập, thiếu đồ dùng học tập, không có điều kiện để tham gia các lớp luyện thi, phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của các em, công tác hướng nghiệp cho HS chưa được các nhà trường thực hiện tốt.
2.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh của các trƣờng THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
2.2.1. Thực trạng hoạt động dạy môn tiếng Anh của các trường THPT huyện Bình Gia,tỉnh Lạng Sơn
2.2.1.1. Khái quát về đội ngũ giáo viên tiếng Anh
Qua khảo sát cho thấy đội ngũ GV tiếng Anh của hai trường THPT huyện Bình Gia đều thiếu về số lượng, GV đều dạy vượt quá số giờ quy định; vì vậy việc đầu tư cho giáo án, thời gian tự học tập để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ chưa nhiều dẫn đến chất lượng bài giảng của một số GV chưa cao, trình độ chuyên môn chưa được nâng lên.
Qua khảo sát về độ tuổi chúng tôi thấy đội ngũ GV tiếng Anh đa số là GV còn trẻ về cả tuổi đời và tuổi nghề, nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Sự chênh lệch về giới tính của GV tiếng Anh của hai trường là rất lớn 80% là nữ. Đa số GV đang trong độ tuổi sinh con và trong thời