8. Cấu trúc luận văn
1.4. Những điểm khác biệt trong việc dạy học, quản lý hoạt động dạy
học tiếng Anh giữa chƣơng trình tiếng Anh cũ và chƣơng trình tiếng Anh THPT hiện nay
1.4.1. Hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình tiếng Anh cũ
Trong nhiều thập kỷ qua. Môn tiếng Anh Trung học phổ thông vẫn sử dụng đồng thời hai bộ chương trình và sách giáo khoa (chương trình và sách giáo khoa hệ 3 năm bắt đầu học từ lớp 10 và chương trình và sách giáo khoa hệ 7 năm nối tiếp từ lớp 6 Trường THCS ). Điều này không hợp lý vì cùng học tiếng Anh ở THPT nhưng có học sinh mới bắt đầu được học, có học sinh lại nối tiếp theo chương trình cao hơn, có học sinh đã học tiếng Anh THCS lại phải học lại từ đầu hoặc chuyển sang học một ngoại ngữ khác, không đảm bảo tính tiếp nối giữa cấp THCS và THPT. Mặt khác, cả hai bộ chương trình và sách giáo khoa được biên soạn từ những năm 80 của thế kỷ trước, theo đường hướng Cấu trúc - Chức năng ở giai đoạn đầu và Ngữ pháp - Dịch ở giai đoạn sau, nên sau khi học xong học sinh không sử dụng được tiếng Anh như một công cụ giao tiếp.
Phương pháp dạy học còn lạc hậu và chậm đổi mới, do đó không đáp ứng được mục tiêu dạy học môn học. Phương pháp dạy học trên lớp phổ biến là Ngữ pháp - Dịch truyền thống. Giáo viên dành nhiều thời gian trên lớp thuyết trình hoặc giải thích hiện tượng ngôn ngữ như từ vựng, các quy tắc ngữ pháp xuất hiện trong sách giáo khoa và phát vấn học sinh. Học sinh lắng nghe, ghi chép, ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của giáo viên . Do PPDH còn lạc hậu nên GV chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập của học sinh thông qua các hoạt động tương tác trong giao tiếp, học sinh ít có cơ hội để luyện tập để hình thành và phát triển kĩ năng ngôn ngữ.
Thêm vào đó là trình độ của nhiều giáo viên còn hạn chế do không có điều kiện tiếp tục học lên sau khi tốt nghiệp các trường sư phạm hoặc ít có
điều kiện giao tiếp trực tiếp với người bản ngữ. Ở một số địa phương giáo viên chưa được đào tạo chính quy. Ngoài ra, nhiều giáo viên không được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên hoặc có tham gia nhưng thời gian bồi dưỡng lại ngắn, do vậy chưa có những thay đổi cần thiết về PPDH.
Đồ dùng và thiết bị dạy học trong trường THPT còn nghèo nàn và lạc hậu, do đó, giáo viên ít có cơ hội và thói quen sử dụng chúng để hỗ trợ quá trình dạy học. Việc dạy và học “chay” trên lớp vẫn là phổ biến đối với nhiều giáo viên THPT.
Về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là kiểm tra kiến thức ngôn ngữ; từ vựng, các hiện tượng ngữ pháp, cấu trúc câu…chứ không kiểm tra các kỹ năng nghe, nói. Vì vậy, học sinh chỉ tập trung học kiến thức ngôn ngữ chứ chưa học để sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp vốn là bản chất của quá trình dạy học ngoại ngữ.
Những đặc điểm đã nêu trên của việc dạy học theo chương trình tiếng Anh cũ (chương trình và sách giáo khoa hệ 3 năm - bắt đầu học từ lớp 10 và chương trình và sách giáo khoa hệ 7 năm - nối tiếp từ lớp 6 Trường THCS ) đã có những ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học tiếng Anh ở trường THPT; dẫn đến lãng phí công sức mà giáo viên và học sinh đã bỏ ra trong quá trình dạy và học.Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp bách là phải đổi mới toàn diện quá trình dạy và học tiếng Anh trong trường phổ thông nói chung và trong trường THPT nói riêng. Điều đó mới đáp ứng được yêu cầu dạy và học môn học trong thời kỳ mới, đồng thời theo kịp xu thế dạy và học tiếng Anh hiện đại trên thế giới.
1.4.2. Hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình tiếng Anh mới
Bắt đầu từ năm học 2006 - 2007, chương trình và sách giáo khoa phân ban được đưa vào sử dụng trong các trường THPT. Theo tinh thần dạy học phân ban, chương trình và sách giáo khoa mới được chia thành hai nhánh: (i)
chương trình chuẩn được sử dụng được sử dụng cho học sinh Ban Khoa học tự nhiên và Ban Cơ bản, theo kế hoạch dạy học 3 tiết/tuần; (ii) Chương trình nâng cao dùng cho học sinh Ban Khoa học xã hội và Nhân văn, theo kế hoạch dạy học 4 tiết/ tuần.
Chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh mới đòi hỏi sự thay đổi toàn diện quá trình dạy học, bao gồm những thay đổi về quan điểm dạy và học, về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học, về hình thức tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp cũng như đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Điều này đòi hỏi các nhà quản lí nhà trường cần phải nắm vững sự thay đổi của chương trình, đặc thù của môn tiếng Anh để chỉ đạo, quản lí tốt hoạt động dạy học của bộ môn này.
Chương trình môn tiếng Anh ở trường phổ thông nói chung và trường THPT nói riêng, đã chọn đường hướng giao tiếp (Conmmunicative approach) hay còn gọi là đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp (Conmmunicative Language Teaching) làm định hướng cơ bản. Quan điểm đó được thể hiện qua hai mặt chính sau:
Thứ nhất, tính giao tiếp của tiếng Anh vừa là mục tiêu trực tiếp của
mọi hoạt động dạy và học vừa là phương thức chủ yếu giúp học sinh hình thành năng lực giao tiếp. Điều đó có nghĩa là mục tiêu trực tiếp của dạy và học tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.
Thứ hai, để hình thành các kỹ năng giao tiếp, học sinh được làm quen
và luyện tập sử dụng các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong giao tiếp. Nói cách khác, kiến thức ngôn ngữ đóng vai trò là phương tiện, điều kiện để hình thành các kĩ năng giao tiếp.
Chương trình môn tiếng Anh ở THPT lấy hệ thống chủ điểm làm cơ sở xây dựng nội dung (Theme-based learning). Hệ thống chủ điểm bao gồm ba thành tố cơ bản: (i) Hệ thống chủ đề (Topic). (ii) Năng lực/khả năng ngôn
ngữ (Language competence) hay còn gọi là các kỹ năng giao tiếp (Communicative skills) và (iii) Kiến thức ngôn ngữ (Language focus). Việc xây dựng nội dung chương trình theo chủ điểm vừa đảm bảo tính giao tiếp vừa đảm bảo tính cơ bản, chính xác và hiện đại của ngôn ngữ.
Về phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo chương trình và SGK mới chủ trương đi theo hai đường hướng đang thịnh hành trong giáo dục học và giáo học pháp ngoại ngữ trên thế giới và trong nước: Đường hướng lấy người học làm trung tâm và đường hướng giao tiếp trong đó nhiệm vụ ( task based) được xem là phương pháp giảng dạy chủ đạo. Trong đường hướng giảng dạy truyền thống người giáo viên đóng vai trò là trung tâm của quá trình dạy học, thì đường hướng lấy người học làm trung tâm và đường hướng giao tiếp thầy không phải chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn có vai trò là người giúp đỡ, người cố vấn, người nêu vấn đề, và là người tham gia vào quá trình học tập của người học. Về phía HS, các em không chỉ ngồi đồi diện với thầy, nghe thầy giảng bài mà còn phải thực thi các nhiệm vụ giao tiếp theo cặp và theo nhóm được giao một cách tự giác, tích cực dưới sự giám sát và giúp đỡ của thầy.
Trong đường hướng giảng dạy truyền thống, năng lực ngôn ngữ như phát âm đúng, sử dụng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp đúng được cho là đích cuối cùng của giảng dạy, thì trong đường hướng giao tiếp, năng lực giao tiếp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được cho là đích của quá trình dạy một ngoại ngữ, còn năng lực ngôn ngữ là phương tiện phải được cung cấp để HS có thể sử dụng đúng và phù hợp trong các hoạt động giao tiếp.
Về đồ dùng và thiết bị dạy học, với phương pháp giảng dạy theo đường hướng lấy người học làm trung tâm và đường hướng giao tiếp, yêu cầu cả thầy và trò đều phải biết sử dụng các thiết bị hỗ trợ dạy như băng cát sét, băng hình, đĩa CD, tranh ảnh, máy tính, phòng học tiếng,…. Sử dụng thành thạo những đồ dùng và thiết bị dạy học làm phong phú thêm
các hình thức truyền thụ và giao tiếp giữa GV và HS và do đó, tăng hiệu quả giảng dạy.
Chương trình tiếng Anh mới thống nhất với quan điểm đổi mới đánh giá. đánh giá sẽ hướng vào việc bám sát mục tiêu của từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn học ở từng cấp. Các câu hỏi bài tập sẽ đo được mức độ thực hiện các mục tiêu đã được xác định. Theo cách quan niệm cũ, kiểm tra bài thường được hiểu là việc kiểm tra xem HS có làm bài đã giao về nhà không và thường được tiến hành trước mỗi giờ học. Theo quan niệm mới, kiểm tra bài được tiến hành trong suốt giờ học. Kiểm tra bài không chỉ nhằm kiểm tra bài đã học ngày hôm trước mà còn nhằm kiểm tra việc HS có nắm được, có thực hiện các nhiệm vụ mà GV giao trên lớp không? Phương pháp đánh giá của môn Tiếng Anh đi theo đường hướng đánh giá liên tục (continuous assessment) và đánh giá đa dạng. Các hình thức kiểm tra gồm KT 15 phút, 1 tiết, KT học kỳ hay hết năm học. Kiểm tra 1 tiết và học kỳ tập trung vào cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) và ngữ âm, ngữ pháp-từ vựng. Điểm kỹ năng nói có thể lấy thông qua điểm khẩu ngữ 10-15 phút hoặc lấy từ việc cho điểm ở tiết dạy nói. Hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hoá, đảm bảo 70% câu hỏi bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn - mặt bằng về nội dung học vấn dành cho mọi HS THPT và 30% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho HS có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn. Tỷ trọng của từng nội dung trong bài KT 1 tiết và KT học kỳ là: nghe = 20%, đọc = 20%, nói = 20%, viết = 20%
và sử dụng ngôn ngữ = 20%.