0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 31 -31 )

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn

tiếng Anh trong trường trung học phổ thông

1.5.1. Các yếu tố khách quan

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa

quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và trong sự phát triển của đất nước. Tóm lại, biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới và biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại.

Xuất phát từ thực tế hội nhập của Việt Nam, tháng 9/2008, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Theo đề án này mục tiêu chung của dạy học ngoại ngữ là: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên ; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiê ̣p trung cấp, cao đẳng và đa ̣i ho ̣c có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Một trong những giải pháp mà chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 đã đưa ra là đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục trong đó nhấn mạnh: “Chú trọng trang bị và nâng cao kiến thức tin học, ngoại ngữ cho học sinh. Dạy ngoại ngữ trên diện rộng từ lớp 6; học sinh được học ổn định và liên tục ít nhất một ngoại ngữ để khi tốt nghiệp trung học phổ thông có thể sử dụng được”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 7984/BGDĐT-GDTrH ngày

“Trên địa bàn mỗi tỉnh, thành phố, trong các trường trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) cần bố dạy một số ngoại ngữ (NN) nhằm đáp ứng nhu cầu học NN của học sinh và yêu cầu đa dạng của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực”

Tóm lại, Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là công cụ quan trọng để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại, mỗi người cần phải thông thạo ít nhất là một ngoại ngữ, thành thạo chứ không phải hiểu biết sơ sài. Hướng tới tri thức thế giới hiện nay, chúng ta có một phương tiện hữu hiệu vô song: Internet. Việc mở rộng công cụ internet, công nghệ thông tin là khâu quyết định cho việc cập nhật tri thức mới mẻ, hiện đại. Trong hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cần hình thành và phát triển vốn hiểu biết cho mọi người, ngoại ngữ có một vị trí hết sức quan trọng, ngoại ngữ không chỉ là công cụ hữu hiệu trong tay người lao động trong việc khai thác thông tin, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật cao và học hỏi kinh nghiệm tốt của các nước trên thế giới về lĩnh vực chuyên ngành của mình mà còn là một phương tiện hữu ích trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Nắm được ngoại ngữ, con người có thể hiểu biết sâu sắc hơn nữa về nền văn minh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của chính mình.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN (Trang 31 -31 )

×