Môi trƣờng gia đình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học ( Nghiên cứu tại trường ĐH Sài Gòn (Trang 81)

Môi trƣờng gia đình có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nhân cách con ngƣời. Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục gia đình là kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động. Bầu không khí tâm lí trong gia đình là yếu tố ―môi trƣờng sạch‖ trong giáo dục gia đình [16].

GS. TSKH. Thái Duy Tuyên: Ảnh hƣởng của gia đình gồm ảnh hƣởng của môi trƣờng vật chất và ảnh hƣởng của văn hóa tinh thần đều có ảnh hƣởng sâu sắc đến ngƣời giáo dục và ngƣời đƣợc giáo dục [27].

Hộp 3.9. PVS về Môi trƣờng gia đình và xã hội

Trích thông tin PVS từ 12 SV (phụ lục 5):

– SV1 : gia đình em ủng hộ, tạo điều kiện và môi trường lành mạnh để em có thể học tập tốt.

– SV2 : rất quan trọng, nếu không có gia đình làm chỗ dựa thì khó có thể hoàn thành tốt việc học tập của em.

– SV3 : học tập là danh dự cho gia đình.

– SV4 : có ảnh hưởng nhưng không nhiều.

– SV5 : những yếu tố ngoại cảnh bao giờ cũng ảnh hưởng 1 phần nào đó, gia đình và môi trường xã hội cũng vậy. Gia đình em luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho em học tập.

– SV6 : có tác động rất lớn đối với bản thân.

– SV7 : gia đình động viên trong việc học tập và môi trường xã hội có liên quan mật thiết đến việc học tập, nếu môi trường xã hội tốt tạo điều kiện học tập tốt.

– SV8 : gia đình là một trong những động lực để em cố gắng học tốt.

– SV9 : có ảnh hưởng nhưng chỉ là 1 phần nhỏ.

– SV10 : gia đình là động lực thúc đẩy, xã hội rèn luyện, bồi dưỡng những gì nhà trường không dạy đến.

74

– SV11 : gia đình tác động rất lớn trong suốt quá trình học tập của em, cha mẹ thường xuyên quan tâm nhắc nhở.

– SV12 : gia đình luôn động viên em phải cố gắng học tập để không cực nhọc như cha mẹ.

Sau đây, chúng tôi phân tích một số thông tin thu thập đƣợc về yếu tố môi trƣờng gia đình.

Điều kiện học tập ở nhà

Nhìn chung, điều kiện học tập ở nhà phân bố khá đồng đều ở 3 vị trí học tập: có phòng riêng 29.2%; học chung với anh, chị, em 34.5%; góc học tập 36.3% (bảng 3.15). Trong đó, góc học tập chiếm tỉ lệ cao nhất, có thể góc học tập là điều kiện mà cha mẹ HS thƣờng sử dụng cho con em họ để họ có thể giám sát chặt chẽ thời gian học tập của con mình.

Bảng 3.15. Mối liên hệ giữa “Điều kiện học tập ở nhà” với “Tổng điểm TSĐH”

Điều kiện học tập ở nhà Tổng điểm TSĐH Cộng

Dƣới 15 15 – 17.75 18 – 20.75 Từ 21 Góc học tập Số lƣợng 46 177 68 12 303 Tỉ lệ 40.4% 35.3% 36.6% 37.5% 36.3% Học chung với anh chị em Số lƣợng 43 175 60 10 288 Tỉ lệ 37.7% 34.9% 32.3% 31.3% 34.5% Phòng riêng Số lƣợng 25 150 58 10 243 Tỉ lệ 21.9% 29.8% 31.1% 31.2% 29.2% Tổng Số lƣợng 114 502 186 32 834 Tỉ lệ 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

Hộp 3.10. PVS về điều kiện gia đình

Trích thông tin PVS từ 12 SV (phụ lục 5):

– SV1 : mức độ tương đối .

– SV2 : tương đối thuận lợi.

– SV3 : có.

– SV4 : bình thường.

75

tạo điều kiện tốt nhất có thể cho em, bản thân em cũng tự lập nữa, nên cũng khá thuận lợi.

– SV6 : có.

– SV7 : có.

– SV8 : tương đối thuận lợi, em vừa học vừa đi làm thêm để phụ giúp gia đình em.

– SV9 : tương đối.

– SV10 : không thuận lợi.

– SV11 : không thuận lợi vì gia đình em ở quê, hoàn cảnh tương đối khó khăn.

– SV12 : mặc dù khó khăn nhưng gia đình em luôn tạo điều kiện để em học tốt.

Người thân trong gia đình học tại ĐH Sài Gòn

SV có ngƣời thân học tại ĐH Sài Gòn cũng là 1 yếu tố để HS có thể tham khảo về điều kiện, môi trƣờng học tập…

Số liệu khảo sát cho thấy số SV có ngƣời thân học ở ĐH Sài Gòn rất thấp 35 / 834, do trƣờng mới thành lập, phạm vi tuyển sinh cả nƣớc cũng mới đây nên số lƣợng ngƣời học tại ĐH Sài Gòn từ các tỉnh không nhiều. Tuy vậy, tỉ lệ ngƣời thân học tại ĐH Sài Gòn ở nhóm 4 có tổng điểm TSĐH từ 21 điểm trở lên chiếm cao nhất 6.3%, nhóm 3 từ 18 đến 20.75 điểm là 5.9%, nhóm 2 từ 15 đến 17.75 điểm là 3.4% (bảng 3.16).

Bảng 3.16. Mối liên hệ giữa “Ngƣời thân học tại ĐH Sài Gòn” với “Tổng điểm TSĐH”

SV có ngƣời thân học tại ĐH Sài Gòn Tổng điểm TSĐH Cộng Dƣới 15 15 – 17.75 18 – 20.75 Từ 21 Có Số lƣợng 5 17 11 2 35 Tỉ lệ 4.4% 3.4% 5.9% 6.3% 4.2% Không Số lƣợng 109 485 175 30 799 Tỉ lệ 95.6% 96.6% 94.1% 93.7% 95.8% Tổng Số lƣợng 114 502 186 32 834 Tỉ lệ 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

Cha mẹ quan tâm đến việc con mình thi vào ĐH Sài Gòn

76

Sài Gòn, điều này có tác động rất lớn đến động cơ thi vào ĐH Sài Gòn của HS. Từ sự quan tâm nhƣ vậy dẫn đến động viên, đôn đốc và kiểm tra việc học tập của HS. 219 phụ huynh còn lại có thể chỉ quan tâm đến việc HS thi đậu ĐH theo ngành nghề mong muốn hơn là quan tâm đến một trƣờng ĐH cụ thể nào.

Bảng 3.17. Mối liên hệ giữa “Cha mẹ quan tâm đến việc HS thi vào ĐH Sài Gòn” với “Tổng điểm TSĐH”

Cha mẹ quan tâm đến việc thi vào ĐH Sài Gòn

Tổng điểm TSĐH Cộng Dƣới 15 15 – 17.75 18 – 20.75 Từ 21 Có Số lƣợng 81 368 140 27 616 Tỉ lệ 71.1% 73.3% 75.3% 84.4% 73.9% Không Số lƣợng 33 134 46 5 218 Tỉ lệ 28.9% 26.7% 24.7% 15.6% 26.1% Tổng Số lƣợng 114 502 186 32 834 Tỉ lệ 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

Số liệu bảng 3.17 chỉ ra tỉ lệ SV có cha mẹ quan tâm ở nhóm 4, tổng điểm TSĐH từ 21 điểm trở lên là cao nhất 84.4%, nhóm 3 là 75.3%, nhóm 2 là 73.3% và nhóm 1 là 71.1%.

Anne T. Henderson và Karen L. Mapp (2002) nói rằng ―Một khi gia đình là nền tảng vững chắc trong việc học tập sẽ định hƣớng cho HS học tập tốt hơn ở trƣờng, dành nhiều thời gian ở trƣờng hơn và theo đuổi con đƣờng vào ĐH‖. Ngoài ra, 2 tác giả trên còn chỉ ra một số nghiên cứu cho thấy ―các HS đạt thành tích cao trong học tập là có sự động viên của gia đình, luôn trò chuyện với HS về chủ đề nhà trƣờng, giúp HS định hƣớng vào ĐH, giám sát việc học và làm bài tập ở nhà‖. Vì vậy, yếu tố cha mẹ quan tâm đến việc HS thi vào ĐH Sài Gòn có tác động mạnh đến điểm TSĐH.

Thành phần gia đình

Bảng 3.18 thể hiện phần lớn thành phần gia đình của SV trƣớc khi thi vào ĐH là nông dân chiếm 43.9%, các thành phần còn lại phân bố đều trong 56.1%. Điều này cũng thể hiện phần lớn HS thuộc gia đình nông dân nỗ lực

77

học tập để thi đậu vào ĐH. Đây còn là tƣ tƣởng, ý chí phấn đấu của các gia đình nông dân mong cho con của họ học tập nên ngƣời thoát khỏi cảnh nghèo, cơ cực của nghề nông để có một tƣơng lai tƣơi sáng hơn. Yếu tố này tác động gián tiếp đến điểm TSĐH qua các yếu tố ý chí quyết tâm, nỗ lực trong học tập, động viên của gia đình…

Bảng 3.18. Mối liên hệ giữa “Thành phần gia đình” với “Tổng điểm TSĐH”

Thành phần gia đình Tổng điểm TSĐH Cộng Dƣới 15 15 – 17.75 18 – 20.75 Từ 21 Trí thức Số lƣợng 13 79 42 5 139 Tỉ lệ 11.4% 15.8% 22.6% 15.6% 16.7% Công nhân Số lƣợng 20 53 23 7 103 Tỉ lệ 17.5% 10.6% 12.4% 21.9% 12.4% Nông dân Số lƣợng 54 233 69 10 366 Tỉ lệ 47.4% 46.4% 37.1% 31.3% 43.9% Kinh doanh Số lƣợng 12 64 27 4 107 Tỉ lệ 10.5% 12.7% 14.5% 12.5% 12.8% Khác Số lƣợng 15 73 25 6 119 Tỉ lệ 13.2% 14.5% 13.4% 18.7% 14.2% Tổng Số lƣợng 114 502 186 32 834 Tỉ lệ 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% Đời sống gia đình

93.8% đời sống gia đình của SV trƣớc khi thi vào ĐH ở mức độ từ ―Bình thƣờng‖ đến ―Rất nghèo‖ (bảng 3.19), trong đó cao nhất là đời sống ở mức trung bình là 54.0%, tiếp theo là nghèo 28.30% và rất nghèo là 11.51%, trong khi ―Rất giàu‖ và ―Giàu‖ chỉ chiếm 6.2%. Số liệu này cũng thể hiện khả năng nghèo vƣợt khó của HS để tìm cho mình tƣơng lai tốt đẹp hơn. Ở đây cũng không thể nói rằng HS con nhà nghèo học giỏi hơn con nhà giàu mà thể hiện mạnh mẽ nhất là ý chí học tập của những HS có gia cảnh khó khăn, kém may mắn, luôn nuôi ý chí quyết tâm học hành thành đạt để tích lũy kiến thức và thay đổi cuộc sống. Nghiên cứu của Ram Chandra Pokharel [42] cho thấy ―SV thuộc gia đình nghèo có kết quả học tập tốt hơn ở ĐH Tribhuvan‖.

78

Bảng 3.19. Mối liên hệ giữa “Đời sống gia đình” với “Tổng điểm TSĐH” Đời sống gia đình Dƣới 15 15 – 17.75 18 – 20.75 Từ 21 Tổng điểm TSĐH Cộng

Rất giàu Số lƣợng Tỉ lệ 1 3 1 0 5 .9% .6% .5% .0% .6% Giàu Số lƣợng 8 31 5 3 47 Tỉ lệ 7.0% 6.2% 2.7% 9.4% 5.6% Bình thƣờng Số lƣợng 54 267 108 21 450 Tỉ lệ 47.4% 53.2% 58.1% 65.6% 54.0% Nghèo Số lƣợng 39 145 49 3 236 Tỉ lệ 34.2% 28.9% 26.3% 9.4% 28.3% Rất nghèo Số lƣợng 12 56 23 5 96 Tỉ lệ 10.5% 11.1% 12.4% 15.6% 11.5% Tổng Số lƣợng 114 502 186 32 834 Tỉ lệ 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

Cha mẹ kiểm tra, đôn đốc việc học tập

Ở yếu tố này, có đến 48% cha mẹ kiểm tra, đôn đốc việc học tập của HS ở mức độ ―Rất thƣờng xuyên‖ và ―Thƣờng xuyên‖, mức độ ―Thỉnh thoảng‖ 33.0%, mức độ ―Không quan tâm‖ chiếm tỉ lệ rất nhỏ 3.7%, ―Ít khi‖ chiếm 15.3% (bảng 3.20).

Bảng 3.20. Mối liên hệ giữa “Cha mẹ kiểm tra, đôn đốc việc học” với “Tổng điểm TSĐH”

Cha mẹ kiểm tra, đôn đốc

việc học Dƣới 15 15 – 17.75 18 – 20.75 Từ 21 Tổng điểm TSĐH Cộng

Rất thƣờng xuyên Số lƣợng Tỉ lệ 16 83 25 8 132 14.1% 16.5% 13.4% 25.0% 15.9% Thƣờng xuyên Số lƣợng 37 156 63 12 268 Tỉ lệ 32.5% 31.1% 33.9% 37.5% 32.1% Thỉnh thoảng Số lƣợng 42 171 54 8 275 Tỉ lệ 36.8% 34.1% 29.0% 25.0% 33.0% Ít khi Số lƣợng 16 72 36 4 128 Tỉ lệ 14.0% 14.3% 19.4% 12.5% 15.3%

Không quan tâm Số lƣợng 3 20 8 0 31 Tỉ lệ 2.6% 4.0% 4.3% .0% 3.7%

Tổng Số lƣợng 114 502 186 32 834

Tỉ lệ 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

Nhìn chung trên 70% cha mẹ có quan tâm kiểm tra, đôn đốc việc học tập của HS. Yếu tố này cũng tác động tích cực đến điểm TSĐH của SV.

79

Hộp 3.11. PVS về cha mẹ quan tâm đến việc học

Trích thông tin PVS từ 12 SV (phụ lục 5):

– SV1 : tương đối thường xuyên.

– SV2 : rất thường xuyên hỏi về tình hình học tập và kết quả thi.

– SV3 : hơi hơi tức là không thường xuyên lắm.

– SV4 : cha mẹ có quan tâm đến việc học khi còn học THPT, nhưng lên ĐH thì để tự giác học.

– SV5 : ba mẹ thì không thường xuyên hỏi han, nhưng cũng là có quan tâm. Vì vậy em luôn cố gắng học tập để không làm ba mẹ buồn.

– SV6 : rất quan tâm.

– SV7 : có.

– SV8 : khá thường xuyên.

– SV9 : thường xuyên.

– SV10 : thỉnh thoảng.

– SV11 : rất thường xuyên hỏi han và nhắc nhở việc học tập.

– SV12 : quan tâm thường xuyên.

Phương pháp giáo dục của cha mẹ

Kết quả thu thập đƣợc khá bất ngờ khi có đến 42.33% phƣơng pháp giáo dục của cha mẹ là ―Thoải mái‖, đây có phải là ―Cha mẹ để HS tự do trong học tập theo cách riêng của chúng nhƣng có kiểm soát không?‖ Hay ―Thoải mái‖ là ―Thôi kệ chúng nó làm gì thì làm, học gì thì học không quan tâm miễn sao học tập có kết quả tốt‖. Đó là vấn đề đặt ra về phƣơng pháp giáo dục của cha mẹ, nhƣng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng dù gì đi chăng nữa đối tƣợng chúng ta khảo sát là SV ĐH (đã trúng tuyển) nên 42.33% phƣơng pháp giáo dục ―Thoải mái‖ vẫn mang tính tích cực, nghĩa là phƣơng pháp giáo dục của cha mẹ là thoải mái nhƣng có kiểm soát. Phƣơng pháp giáo dục ―Linh hoạt‖ chiếm 22.90% và ―Thấu hiểu‖ 23.26%. Phƣơng pháp giáo dục ―Nuông chiều‖ chiếm rất thấp 0.72% và ―Nghiêm khắc‖ chiếm 10.79% (bảng 3.21).

80

Bảng 3.21. Mối liên hệ giữa “Phƣơng pháp giáo dục của cha mẹ” với “Tổng điểm TSĐH”

Phƣơng pháp giáo dục của cha mẹ Tổng điểm TSĐH Cộng Dƣới 15 15 – 17.75 18 – 20.75 Từ 21 Thấu hiểu Số lƣợng 34 118 39 3 194 Tỉ lệ 29.8% 23.5% 21.0% 9.4% 23.3% Linh hoạt Số lƣợng Tỉ lệ 27 109 43 12 191 23.7% 21.7% 23.1% 37.5% 22.9% Thoải mái Số lƣợng Tỉ lệ 43 217 83 10 353 37.7% 43.2% 44.6% 31.3% 42.3% Nuông chiều Số lƣợng 0 2 4 0 6 Tỉ lệ .0% .4% 2.2% .0% .7% Nghiêm khắc Số lƣợng 10 56 17 7 90 Tỉ lệ 8.8% 11.2% 9.1% 21.8% 10.8% Tổng Số lƣợng Tỉ lệ 114 502 186 32 834 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

Từ kết quả nhận đƣợc, chúng ta nhận ra rằng không phải giáo dục của cha mẹ nghiêm khắc là đạt kết quả học tập tốt, giáo dục nghiêm khắc dễ dẫn đến phƣơng pháp giáo dục mang tính chủ quan, không hiểu hết đƣợc trạng thái, suy nghĩ của HS. Phƣơng pháp giáo dục Thoải mái‖, ―Linh hoạt‖, ―Thấu hiểu‖ tạo cho HS cảm giác thoải mái, năng động, tự tin trong học tập, có tác động tích cực đến kết quả học tập, kết quả TSĐH.. Vì vậy, qua kết quả khảo sát, cha mẹ cần phải tăng cƣờng giáo dục HS theo hình thức tích cực trên để HS có thể đạt đƣợc kết quả tốt. Trong đề xuất về cải tiến chất lƣợng cuộc sống để tăng thành tích học tập của Jeffrey H. D. Cornellius-White có nội dung ―Động viên cha mẹ của SV theo đuổi năng lực giáo dục của chính bản thân SV. Cho thấy tầm quan trọng của giáo dục gia đình, đặc biệt là giáo dục của cha mẹ ảnh hƣởng đến thành tích học tập của SV‖.

Hộp 3.12. PVS về các yếu tố ảnh hƣởng đến việc học, kết quả học tập

Trích thông tin PVS từ 12 SV (phụ lục 5):

– SV1 : tinh thần tự giác học tập, điều kiện học tập (cơ sở vật chất,…).

– SV2 : bạn bè, giáo viên, phương pháp học, môi trường.

81

– SV4 : gia đình, xã hội và vấn đề cơm áo gạo tiền.

– SV5 : năng lực bản thân và sự chuyên cần, chăm chỉ trong học tập cũng như niềm đam mê.

– SV6 : sự nỗ lực và ý thức của bản thân, môi trường học tập và điều kiện hoàn cảnh gia đình, sự may mắn.

– SV7 : tinh thần của bản thân, môi trường học tập, thái độ học tập.

– SV8 : yếu tố gia đình, bạn bè và xã hội.

– SV9 : ý chí của chính bản thân, các điều kiện vật chất (tiền bạc,…), hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, cơ sở vật chất nhà trường.

– SV10 : gia đình, nhà trường.

– SV11 : gia đình và ý thức phấn đấu của bản thân.

– SV12 : nỗ lực học tập từ bản thân là chính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học ( Nghiên cứu tại trường ĐH Sài Gòn (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)