Lý thuyết hành động xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học ( Nghiên cứu tại trường ĐH Sài Gòn (Trang 41)

Sâu xa hơn, khi phân tích, lý giải các yếu tố tác động đến điểm thi TSĐH chúng ta có thể xuất phát từ lý thuyết hành động xã hội. Theo đó hành động lựa chọn thi tuyển sinh vào ĐH Sài Gòn là hành động xã hội, điểm thi tuyển sinh là kết quả, đồng thời cũng là mục đích của hành động đó. Theo các nhà xã hội học và tâm lý học, hành động xã hội là bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân, là cơ sở đời sống xã hội của con ngƣời, là cốt lõi của mối quan hệ giữa con ngƣời và xã hội. Trong hành động xã hội bao giờ cũng phải có sự tham gia của yếu tố ý thức, dù ở các mức độ khác nhau. Nhà xã hội học Đức Max Weber lý giải: Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định; ―động cơ‖ bên trong chủ thể đƣợc coi nhƣ nguyên nhân của hành động và chúng ta có thể nghiên cứu đƣợc cái yếu tố chủ quan thúc đẩy hành động xã hội. Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của cá nhân. Tính tích cực này lại bị quy định bởi hàng loạt yếu tố nhƣ nhu cầu, lợi ích, định hƣớng giá trị của chủ thể hành động [2]. Về cấu trúc của hành động xã hội, các nhà xã hội học đã mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4. Cấu trúc của hành động xã hội (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 1998)

Nhu cầu Động cơ Chủ thể

Hoàn cảnh

Mục đích Công cụ,

34

1.3.1.1. Yếu tố về động cơ, nhu cầu, mục đích của bản thân

Khởi điểm của hành động xã hội là nhu cầu, là lợi ích của cá nhân. Những yếu tố đó tạo ra cái mà M. Weber gọi chung là động cơ thúc đẩy hành động. Động cơ này sẽ tạo ra tính tích cực của chủ thể, tham gia định hƣớng hành động và quy định mục đích của hành động. Các động cơ này cũng hƣớng các hành động đến những điều kiện sống và làm việc, điều kiện hoạt động nói chung.

Nhiều nhà tâm lí học tin rằng con ngƣời đƣợc khuyến khích một cách tự thân để tìm kiếm sự thành thạo, để đƣơng đầu với thách thức. Mong muốn tìm kiếm và khuất phục những thách thức (nâng cao năng lực, kĩ năng) là cội nguồn của động cơ trong hành động của con ngƣời. Động cơ trong có thể bao gồm ít nhất 5 cấu thành xuất phát từ việc thỏa mãn năm loại nhu cầu. Đó là nhu cầu kiểm soát những quyết định của mình (nhu cầu tự chủ), nhu cầu thực hiện những công việc bản thân cảm thấy có nhiều thành công (nhu cầu có năng lực), nhu cầu thuộc về cái gì đó lớn hơn (cảm giác thuộc về), nhu cầu cảm nhận tích cực về bản thân mình (lòng tự trọng) và nhu cầu có cảm nhận dễ chịu về cách thức thực hiện công việc (nhu cầu tham gia, nhu cầu đƣợc khuyến khích) [10]. Động cơ luôn gắn với mục đích; động cơ thúc đẩy cá nhân hành động để đạt đến mục đích, đáp ứng nhu cầu của chủ thể hành động.

Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu động cơ của HS thi vào trƣờng ĐH Sài Gòn nhƣ các nguyên nhân thúc đẩy, bao gồm các nội dung chủ yếu tác động từ bên ngoài nhƣ ngành nghề, điểm chuẩn, điều kiện học tập, thầy cô, bạn bè, việc làm, thông tin,… và động cơ bên trong nhƣ: sở thích, nguyện vọng, năng lực.. Các yếu tố này là biến độc lập trong nghiên cứu của luận văn.

1.3.1.2. Yếu tố về hoàn cảnh, môi trƣờng xung quanh

Hoàn cảnh môi trƣờng chính là những điều kiện về thời gian, không gian vật chất và tinh thần của hành động, nghĩa là tất cả những gì xung quanh

35

có ảnh hƣởng tới hành động của cá nhân. Tùy theo những hoàn cảnh nhất định, chủ thể hành động sẽ lựa chọn cách thức tối ƣu phù hợp với cá nhân.

Ở môi trƣờng xã hội, gia đình, nhà trƣờng ảnh hƣởng đến chất lƣợng phát triển thể chất, tinh thần và tâm lý của HS. Nhận thức của HS có liên quan chặt chẽ đến trình độ văn hóa của gia đình, môi trƣờng vật chất và văn hóa tinh thần của gia đình ảnh hƣởng sâu sắc đến thể chất và tinh thần của HS. Hơn nữa, HS còn bị ảnh hƣởng của giáo dục ngoài nhà trƣờng, yếu tố này giúp HS tiếp nhận đƣợc các tri thức, kĩ năng không đƣợc học ở nhà trƣờng, thích ứng với môi trƣờng bên ngoài để cân bằng thể chất, tinh thần và trƣởng thành.

Môi trƣờng tâm sinh lí HS là môi trƣờng bên trong của chủ thể và khách thể giáo dục, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng giáo dục. Tố chất tâm lí là môi trƣờng nội tại rất quan trọng trong quá trình giáo dục, gồm 3 mặt: nhận thức (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tƣ duy, tƣởng tƣợng), xu hƣớng (nhu cầu, hứng thú, tình cảm, ý chí, tính cách), quan niệm (quan niệm giá trị, nhân sinh quan, thế giới quan). Ảnh hƣởng của môi trƣờng bên ngoài đều thông qua môi trƣờng bên trong.

Mối quan hệ giữa thầy và trò: giáo dục là sự tƣơng tác giữa thầy và trò để đạt đƣợc mục đích giáo dục. Quan hệ thầy trò ở nhiều dạng: quan hệ giáo dục: tình cảm thầy trò, mối quan hệ đƣợc nhân dân ta tôn trọng; quan hệ chính trị: thầy giáo là ngƣời đại diện cho xã hội, cho nhà nƣớc để giáo dục thế hệ đang lớn lên theo yêu cầu xã hội; quan hệ tâm lí: nảy sinh khi có sự giao tiếp giữa ngƣời và ngƣời, có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả giáo dục [27].

Mối quan hệ giữa HS và quá trình giáo dục: Để học tập có kết quả, HS phải hoạt động theo những qui luật, qui trình nào đó. Cần phải hƣớng dẫn phƣơng pháp học tập cho HS, cần hƣớng dẫn HS toàn bộ quá trình học tập (xác định mục đích, mục tiêu, nội dung…) để HS chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức quá trình học tập có hiệu quả.

36

lớn đến HS, vì con ngƣời là sản phẩm của các quan hệ xã hội. Ảnh hƣởng của môi trƣờng đến HS có nhân tố tích cực khi ảnh hƣởng của môi trƣờng và mục tiêu giáo dục đồng nhất với nhau; có nhân tố tiêu cực khi ảnh hƣởng của môi trƣờng và mục tiêu giáo dục mâu thuẫn nhau. Tuổi của ngƣời đƣợc giáo dục càng nhỏ, càng dễ chịu tác động của môi trƣờng; tuổi càng lớn, tác động của môi trƣờng càng có tính phê phán.

Trong yếu tố hoàn cảnh, môi trƣờng xung quanh, luận văn chủ yếu nghiên cứu các yếu tố liên quan đến gia đình, nơi cƣ trú nhƣ: điều kiện học tập ở nhà, sự quan tâm của cha mẹ, thành phần gia đình, …

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học ( Nghiên cứu tại trường ĐH Sài Gòn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)