Cơ sở phƣơng pháp luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học ( Nghiên cứu tại trường ĐH Sài Gòn (Trang 39)

Con ngƣời là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Khi một ngƣời chỉ có đủ các nền tảng sinh vật để phát triển thành ngƣời, thì đó chỉ là con ngƣời

32

tự nhiên, chƣa trở thành con ngƣời xã hội. Để trở thành con ngƣời xã hội, cần phải tiếp nhận sự đào luyện của môi trƣờng xã hội, từ đó mới thu đƣợc tri thức loài ngƣời đã tích lũy lâu dài, kĩ năng, hành vi và năng lực tƣ duy của loài ngƣời [27].

Trong bài tham luận ―Đổi mới hệ thống các giải pháp cho ngƣời học, đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực quy mô lớn, chất lƣợng cao và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa‖ tại Hội thảo ―Đào tạo nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc‖, 2003, PGS. TS. Lê Đức Ngọc có đƣa ra 3 giải pháp đổi mới hệ thống:

 Đổi mới hệ thống giải pháp thứ nhất: Tạo động lực cho ngƣời học Mục tiêu của hệ thống các giải pháp thứ nhất là tạo động lực cho ngƣời học, việc học. Nhờ các giải pháp này mà mọi ngƣời thấy rõ trƣớc hết là lợi ích cá nhân để đi vào con đƣờng học vấn và đầu tƣ cho học vấn, đi vào con đƣờng đƣợc giáo dục để sau đó trở thành ngƣời có năng lực mà xã hội mong muốn, thực hiện ―Dân giàu tri thức, nƣớc mạnh tri thức!‖. Đó cũng là bƣớc đầu xây dựng nền kinh tế tri thức.

 Đổi mới hệ thống giải pháp thứ hai: Tạo điều kiện cho ngƣời học Mục tiêu của hệ thống giải pháp thứ hai là nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho ngƣời học, việc học. Nhờ các giải pháp này mà cuốn hút đƣợc mọi ngƣời học; giảm tối thiểu các cản trở, khó khăn cho ngƣời học; tạo mọi con đƣờng để ngƣời học có thể chiếm lĩnh đƣợc học vấn, rèn luyện năng lực theo hoàn cảnh và năng lực ban đầu của mình; thực hiện việc học của mình theo 5 mọi: ―mọi nơi, mọi lúc, mọi cách, mọi ngƣời và mọi nội dung‖ nhƣ giáo sƣ Nguyễn Cảnh Toàn đã đề xuất.

 Đổi mới hệ thống giải pháp thứ ba: Tạo môi trƣờng cho ngƣời học Mục tiêu của hệ thống giải pháp thứ ba là nhằm tạo môi trƣờng gia đình, xã hội và pháp quy thuận lợi nhất cho ngƣời học phát triển. Một trƣờng gia đình là thời điểm khởi đầu, là động lực học tập; có vai trò định hƣớng và

33

giữ nếp cũng nhƣ hỗ trợ tài chính ban đầu cho việc học. Nhờ có phƣơng pháp và giữ đƣợc nền nếp mà có đƣợc khởi nguồn sự thành công trong học tập và tạo đƣợc tiềm năng cho ngƣời học tiếp tục phát triển. Môi trƣờng xã hội tạo động cơ học tập đúng đắn, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và sự cổ vũ cho mỗi bƣớc phát triển của ngƣời học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học ( Nghiên cứu tại trường ĐH Sài Gòn (Trang 39)