Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Bước đầu áp dụng biện pháp nhận thức hành vi cho bệnh nhân có rối loạn trầm cảm ở Bệnh viện Tâm thần Huế (Trang 30)

Bệnh viện Tâm thần Huế được thành lập theo Quyết định số 1650Đ- UBND ngày 26/07/2007 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bệnh viện Tâm thần Huế được công nhận là bệnh viện Chuyên khoa hạng II thuộc Sở Y tế tại Quyết định số 1146/QĐ- UBND ngày 28/06/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.1.1.1. Tiền thân Bệnh viện qua từng thời kỳ

+ 1977 - 1989: Trạm Tâm thần Bình trị thiên + 1989 -1999: Trạm Tâm thần Thừa Thiên Huế

+ 2000 - 2006: Khoa Tâm thần thuộc Trung tâm phòng chống bệnh xã hội Thừa Thiên Huế.

+ 2007 đến Nay: Bệnh viện Tâm thần Thừa Thiên Huế

2.1.1.1. Cơ sở và tổ chức

* Về cơ sở:

Trên cở sở tiếp quản Trung tâm Bảo trợ xã hội cũ, số 39 đường Phạm Thị Liên từ tháng 9 năm 2008 với diện tích 15.000m², đóng trên địa bàn phường Kim Long thuộc trung tâm thành phố Huế. Đến ngày 14 tháng 4 năm 2009 bệnh viện bắ đầu thu dụng điều trị nội trú khởi đầu với 30 giường.

* Tổ chức:

- Lãnh đạo bệnh viện: Giám đốc và 2 phó giám đốc.

- Tổng số cá bộ viên chức: 54, trong đó: 8 bác sĩ (1 BSCKII, 1ThS, 4 BSCKI, 2 BSCK ), 05 Dược sĩ, 02 Cử nhân tâm lý, 21 nhân viên khác.

- Các phòng chức năng: Gồm 3 phòng: Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Hành chính- Kế toán.

- Các khoa chuyên môn: Gồm 4 khoa: Khoa điều trị nội trú I, Khoa Khám bệnh- Cận lâm sàng, Khoa Tâm lý lâm sàng, Khoa Dược.

2.1.1.3. Những thành tích đạt được

- Công tác điều trị nội trú: qua 3 năm triển khai kế hoạch điều trị nội trú, số giường bệnh tăng dần theo từng năm: năm 2009 triển khai 30 giường nội trú, đến

năm 2012 tăng 70 giường, các chỉ tiêu chính như tổng số bệnh nhân điều trị nội trú, công suất giường bệnh đều đạt kế hoạch được giao và năm sau cao hơn năm trước.

- Thành lập khoa Tâm lý lâm sàng: là một trong những khoa tâm lý lâm sàng đầu tiên trong bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyến tỉnh trên phạm vi cả nước để điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm, và các rối loạn tâm thần khác.

- Áp dụng những kỹ thuật mới trong chuẩn đoán và điều trị bệnh tâm thần: các test tâm lý, những liệu pháp tâm lý như: liệu pháp nhận thức hành vi, thư giãn, kích hoạt hành vi...

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu

Giai đoạn 1: - Xây dựng đề cương, hoàn thiện tên đề tài - Nghiên cứu tài liệu, dịch tài liệu

Giai đoạn 2: - Đến bệnh viện Tâm thần Huế xin phép nghiên cứu - Sàng lọc bệnh nhân

- Tiến hành trị liệu cho bệnh nhân trầm cảm Gia đoạn 3: - Hoàn thiện và bảo vệ luận văn

Một phần của tài liệu Bước đầu áp dụng biện pháp nhận thức hành vi cho bệnh nhân có rối loạn trầm cảm ở Bệnh viện Tâm thần Huế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)