3.2.2.1. Áp dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức
Tương tự như trường hợp 1 chúng tôi tiến hành trị liệu kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức cho H gồm 4 buổi cũng với mục đích là hướng dẫn cho H giảm những suy nghĩ tiêu cực. Chúng tôi tóm tắt quá trình trị liệu từng buổi như sau:
Buổi 1:
Đây là buổi giáo dục tâm lý, sau buổi này H đã hiểu như thế nào là trầm cảm, mức độ phổ biến, cách trị liệu bằng thuốc và tâm lý. Đồng thời, trong buổi này H cũng được NTL hướng dẫn tập thư giãn. Trong buổi này, H có vẻ mệt mỏi, uể oải, không muốn tiếp thu những gì NTL đang truyền tải. H bảo rằng rất mệt mỏi khi ngồi nghe như thế này vì những kiến thức đó H đều biết hết rồi chỉ muốn về nhà để nằm nghĩ chứ không muốn ở đây nữa. Nhưng NTL đã động viên, củng cố việc H ở lại thêm một lúc nữa. Khi NTL hướng dẫn tập thư giãn, H có vẻ chú ý hơn và khi
NTL đề nghị H cùng làm thư giãn sau khi được hướng dẫn thì H đã làm rất tốt. Sau khi tập thư giãn H cảm thấy khỏe hơn, dễ chịu hơn.
Ở phần này, NTL đã gặp khó khăn trong khi hẹn buổi trị liệu tiếp theo H bảo rằng mình không muốn đến nữa vì thấy mệt mỏi và chỉ muốn ở nhà nghĩ ngơi. Nhưng NTL đã động viên, chia sẽ những khó khăn đó của H đồng thời hẹn rằng hy vọng tuần sau H đến được thì NTL sẽ cùng H tiếp tục làm thư giãn với bài tập cao hơn. H đã đồng ý sẽ đến vào buổi sau.
Buổi 2:
Trong buổi này H đã được NTL hướng dẫn về thang đánh giá tâm trạng nhanh và H đã đánh giá tâm trạng ở thời điểm hiện tại là 3 điểm. Khi NTL hướng dẫn H phân tích mô hình ABC để nhận thấy rằng chính suy nghĩ làm cho mình có
cảm giác buồn chán chứ không phải là sự kiện. H đã nói rằng “Thật sự em cũng biết
là suy nghĩ chỉ làm mình thêm mệt mỏi nên em luôn tìm cách để không nghĩ đến những điều tiêu cực nữa chị ạ, cũng có những lúc em mất ngủ thì nằm suy nghĩ, em suy nghĩ về tương lai thật là mù mịt nhưng rồi em cũng động viên mình mọi chuyện rồi sẽ qua thôi thế là em không còn những suy nghĩ như vậy nữa hoặc là khi em đang suy nghĩ về việc mình cãi nhau với người yêu, lúc đó em nghe những bài nhạc
vui nhộn là lại quên đi ngay”. NTL phản hồi rằng rất tốt khi H đã tự tìm cách để
thay đổi những suy nghĩ tiêu cực đó.
Sau đó NTL thảo luận về mối quan hệ giữa sự kiện - suy nghĩ - tâm trạng. H cũng đồng ý rằng suy nghĩ tiêu cực gây nên tâm trạng, nhưng H bảo rằng nhiều lúc H không có những suy nghĩ tiêu cực nhưng vẫn thấy buồn chán. Chẳng có lý do gì cũng chán nản, buồn bực. H bảo rằng cô ấy không có vấn đề gì buồn ngoại trừ vấn đề thất nghiệp, cứ suy nghĩ về vấn đề không tìm việc làm cô ấy chán nản. Vì vậy cô ấy đã không muốn suy nghĩ đến nữa.
NTL cũng hướng dẫn H vận dụng mô hình ABC vào giải quyết tình huống thực tế và H đã đưa ra được tình huống như sau:
A B C
Sự kiện Suy nghĩ Hậu quả Thất nghiệp Mình thật kém cỏi Buồn, chán
Sau khi thảo luận xong nội dung của buổi 2, tâm trạng của H lên được 4 điểm. H bảo rằng cô ấy thích phần áp dụng mô hình ABC vào tình huống thật tế. Cô ấy bảo rằng vẫn còn cảm giác buồn, khi đến gặp NTL làm cô ấy quên đi sự buồn chán, nhưng về nhà không có việc gì làm lại chán nản thôi. NTL động viên chia sẽ với H, giao bài tập về nhà là việc đánh giá tâm trạng hàng ngày. NTL khẳng định đó là công việc quan trọng để giúp H vượt qua trầm cảm và giúp H ở nhà đỡ thấy chán nản hơn.
Buổi 3:
NTL cùng H thảo luận bài tập về nhà, H đã đánh giá tâm trạng hàng ngày với ngày cao điểm nhất là 6 điểm và thấp điểm nhất là 2 điểm. Khi hỏi ngày cao điểm nhất có sự kiện gì sảy ra thì H bảo cả ngày hôm đó chuẩn bị làm hồ sơ đi nhờ chú họ đi xin việc, bận rộn cả ngày nên không còn thấy chán nản. Hôm đó chỉ có lúc đi ngủ mới thấy chán nản nhưng vì cả ngày mệt quá nên tối hôm đó ngủ ngon. Ngày 2 điểm là vì hôm đó nằm cả ngày trong phòng không làm gì nên chán nản. H chia sẻ rằng nhiều thấy mẹ vất vả bán buôn muốn phụ giúp mẹ nhưng không hiểu vì sao mà không có hứng thú, động lực để làm việc. Cũng chẳng muốn gặp gỡ giao tiếp với ai nên cứ ở mãi trong phòng, thấy có lỗi khi con gái mà suốt ngày nằm lên nằm xuống không phụ mẹ được việc gì lại còn bắt mẹ nấu cơm, giặt giũ cho mình. NTL động viên, thấu cảm những điều H vừa chia sẻ.Khi đánh giá tâm trạng nhanh thì H được 4 điểm.
Trong buổi 3 này, NTL cùng H thảo luận về cách tìm ra sự kiện gây ra lo âu cũng như cách tìm ra những suy nghĩ không hợp lý. Bằng cách trả lời các câu hỏi H đã tìm ra được chính xác sự kiện của mình là không xin được việc làm kéo và kèm theo suy nghĩ mình là người kém cỏi. H cũng có cảm nhận rằng muốn giảm được tình trạng buồn chán thì không nên nghĩ như vậy.
Kết thúc nội dung của buổi 3, NTL và H cùng ôn lại nội dung của buổi trị liệu, sau buổi trị liệu tâm trang của H ở mức trung bình là 5 điểm. H cảm thấy thích phần xác định suy nghĩ bằng các câu hỏi. NTL hướng dẫn H bài tập về nhà là đánh giá tâm trạng nhanh hàng ngày, tìm ra những sự kiện, suy nghĩ gây buồn chán và thử tìm phương pháp để vượt qua sự buồn chán đó.
Buổi 4:
Đầu NTL và H cùng thảo luận bài tập về nhà, H kể rằng:“Tuần qua em không có những suy nghĩ tiêu cực nào nhưng không hiểu sao em vẫn thấy buồn chán. Em cảm thấy không làm được việc gì thì thật là phí phạm thời gian, nhìn chị gái sáng sáng đi làm mà mình muốn được như chị ấy quá. Ở nhà cũng có nhiều việc làm để giúp mẹ nhưng mình lại không muốn làm, không phải mình lười mà chỉ vì cảm thấy uể oải, khó chịu khi bước ra khỏi phòng nên ngày nào mình cũng nằm
trong phòng nghe nhạc”. Tuần nay điểm tâm trạng hàng ngày của H cao hơn tuần
trước, cao nhất là 7 điểm và thấp nhất là 4 điểm. Hoa bảo rằng ngày được 7 điểm đó là ngày người yêu về thăm mà hai người không còn cãi vã nữa. Ngày được 4 điểm là ngày người yêu lại lên đường đi xa.
Trong buổi này, NTL hướng dẫn H cách tranh luận để tìm ra bằng chứng chống lại và bằng chứng ủng hộ những suy nghĩ không hợp lý của H, từ đó thay thế những suy nghĩ hợp lý hơn, để giảm trầm cảm. H đã tự tranh luận và tìm ra được bằng chứng ủng hộ và không ủng hộ như sau:
Bảng 3.12. Mẫu cần bằng suy nghĩ của N.T.H
A: Sự kiện Không xin được việc làm
B: Suy nghĩ Mình là người kém cỏi
C: Hậu quả Buồn, chán
Bằng chứng ủng hộ suy nghĩ đó -Người tuyển dụng đã trả lại hồ sơ khi khi mình
không đủ điều kiện tuyển dụng
- Những người ra trường bằng khá cũng xin được việc, còn mình bằng giỏi mà không xin được.
Bằng chứng chống lại suy nghĩ đó
- Tình trạng thất nghiệp là xu thế chung, có nhiều người học xong thạc sĩ mà vẫn thất nghiệp - Vì mình xin tuyển dụng không đúng chuyên ngành nên mới bị trả lại hồ sơ.
- Thời gian này kinh tế khó khăn, các cơ quan phải giảm biên chế nên khó khăn khi xin việc.
Đưa ra suy nghĩ mới Không phải mình kém cỏi nên không xin được
việc mà do chưa cơ hội chưa tới.
Sau đó, NTL cùng H ôn lại nội dung của buổi trị liệu, điểm tâm trạng của H sau khi trị liệu được 6 điểm. H thích nhất phần tranh luận để tìm bằng chứng ủng hộ và bằng chứng chống lại. NTL hướng dẫn H làm bài tập về nhà là đánh giá tâm trạng hàng ngày, tìm sự kiện, suy nghĩ tiêu cực và tìm ra bằng chứng ủng hộ và chống lại suy nghĩ đó.
3.2.2.2. Áp dụng kỹ thuật hoạt hóa hành vi
Buổi 1:
Đầu tiên NTL cùng H thảo luận bài tập về nhà. Trong tuần qua, H đã đánh giá tâm trạng hàng ngày, tìm ra được những suy nghĩ tiêu cực và tìm bằng chống ủng hộ và chống lại suy nghĩ đó. Từ đó H có suy nghĩ mới tích cực hơn nên tâm
trạng cũng khá hơn. H nói rằng “Trước kia em không biết cách tranh luận kiểu này,
khi em có suy nghĩ tiêu cực thì em tìm cách quên đi như nghe nhạc, viết nhật ký cũng quên được nhưng lâu lâu nó lại xuất hiện. Bây giờ em học được cách tìm bằng chứng thì khi xuất hiện suy nghĩ tiêu cực đó em sẽ tự trấn an mình thông qua bằng
chứng chống lại suy nghĩ đó”. Trong buổi này điểm tâm trạng của H được 5 điểm.
Khi nhà trị liệu hỏi H là cô ấy có biết vì sao mà buồn vậy không? H trả lời:
“Do không có việc gì làm nên thấy chán chán từ đó lại suy nghĩ lung tung nên càng
chán hơn” NTL phản hồi rằng đúng là khi mình không có việc gì làm nên sinh ra
những suy nghĩ tiêu cực, mấy buổi trước chúng ta đã cùng nhau thảo luận cách loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, giờ chúng ta sẽ tìm cách làm thế nào để có được hứng thú tham gia các hoạt động.
Khi NTL hỏi về câu “Ở không sinh bệnh” thì H bảo rằng ngày nào cô ấy cũng nghĩ về câu nói đó, biết rằng không có việc gì làm thì sẽ sinh bệnh nhưng mà giờ không biết làm cách nào để có việc làm nữa. Cứ ở nhà không có việc làm thế này thì bệnh càng nặng hơn. NTL phản hồi rằng nếu chúng ta không có việc gì làm chúng ta sẽ suy nghĩ tiêu cực, vậy để tránh những suy nghĩ đó thì chúng ta phải làm gì? H trả lời là chúng ta phải hoạt động.
Khi nói về mối quan hệ giữa hoạt động và trầm cảm thì H cô ấy hiểu rằng chính việc không hoạt động làm cho tâm trạng cô ấy trở nên buồn chán từ việc buồn chán sẽ không muốn hoạt động. H hiểu rằng muốn giảm được trầm cảm thì phải tham gia hoạt động.
Khi NTL đề nghị kể về các hoạt động trước đây H thích làm thì H bảo:
“Trước khi chưa bị trầm cảm em có đăng ký lớp học đàn tranh, nhưng khi bị bệnh rồi thì em bỏ luôn, em cũng rất thích đi bộ buổi sáng vì nó giúp em khỏe hơn, em còn rất thích trồng hoa vào chậu, trước kia em hay mua hạt giống về trồng và chăm
sóc cây”. Khi NTL hỏi H giờ muốn thực hiện hoạt động thì H lựa chọn hoạt động
nào? H bảo rằng cô ấy thích đi học đàn trở lại nhưng thấy rất mệt mỏi, không muốn đi ra ngoài nữa.
Cuối cùng, NTL và H ôn lại nội dung trị liệu. Tâm trạng của H sau buổi trị liệu được 7 điểm. Khi hỏi H thích phần nào nhất thì H bảo rằng thích phần phân tích mối quan hệ giữa hoạt động và tâm trạng. NTL hướng dẫn H làm bài tập về nhà, đó là việc đánh giá tâm trạng nhanh hàng ngày, thử thực hiện các hoạt động, đánh giá tâm trạng trước và sau hoạt động đó.
Buổi 2:
Đầu tiên, NTL và H cùng thảo luận bài tập về nhà, H bảo rằng cũng có thử một vài hoạt động như quét nhà, tưới rau thì khi làm các hoạt động đó tâm trạng có vui lên. H đánh giá tâm trạng được 5 điểm.
NTL liệu hướng dẫn H làm bài tập “dây chuyền” về các hoạt động. Trong đó
H xác định hoạt động làm cho H có tâm trạng xuống 1 điểm là nằm khóc, hoạt động làm cho H có tâm trạng được 3 điểm là cãi nhau với người yêu, hoạt động làm cho H có điểm tâm trạng 5 điểm là nghe nhạc, xem phim, hoạt động làm cho H có điểm tâm trạng được 7 điểm là đi chơi với người yêu, hoạt động làm cho H có tâm trạng được 9 điểm chơi đàn. Sau khi làm xong bài tập về các hoạt động, H có nhận xét là tâm trạng của mình phụ thuộc vào hoạt động. Nếu có hoạt động tích cực thì tâm trạng sẽ vui lên, nhưng nếu có hoạt động tiêu cực thì tâm trạng sẽ tồi tệ.NTL phản hồi rằng tâm trạng của chúng ta phụ thuộc vào các hoạt động, chúng ta có quyền lựa chọn các hoạt động và các hoạt động đó cũng có ta vui lên cũng có thể làm chúng ta buồn. Điều quan trọng là chúng ta lựa chọn hoạt động phù hợp để làm cho tâm trạng vui hơn.
Khi NTL đưa ra ví dụ hành động “như thể ” và khuyến khích H làm động tác
cười, H đã làm gương mặt cười và cảm thấy ít ra gương mặt mình cũng nên tươi cười như vậy. NTL phản hồi rằng hành động như thể mình đang vui, chúng ta cần
tiến hành hoạt động ngay cả khi chúng ta không thích làm điều đó, chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy tâm trạng của mình thay đổi. H nói rằng có những hoạt động mà mình không thích thì không thể làm được. NTL phản hồi rằng muốn thực hiện các hoạt động thì chúng ta nên chia chúng thành những bước nhỏ để làm, lúc đó sẽ dễ dàng hơn là chúng ta không chuẩn bị gì mà vẫn làm. NTL nói ví dụ về từng bước của một người muốn đi ra khỏi phòng. H đã hiểu rõ rằng muốn tiến hành hoạt động thì cần phải có sự chuẩn bị từng bước một và cần phải cố gắng thực hiện ngay cả khi mình không thích điều đó.
Tiếp theo, NTL hướng H tạo ý tưởng cho hoạt động, H đã kể ra những hoạt động trong quá khứ là: Trồng hoa, đi bộ, học đàn... và khi hỏi H về việc lựa chọn hoạt động để tiến hành thì H chọn việc đi học đàn.
Sau đó, NTL nói về các loại hoạt động và các mặt thuận lợi của các hoạt động đó. H đã hiểu rằng có 4 loại hoạt động là hoạt động ít tốn thời gian, hoạt động với người khác, hoạt động một mình, hoạt động ít tốn tiền và đã hiểu mỗi loại hoạt động đều có những mặt thuận lợi.
Cuối cùng, NTL và H ôn lại những nội dung đã thảo luận trong buổi trị liệu, đánh giá tâm trạng nhanh của H sau buổi trị liệu được 7 điểm. Khi hỏi H thích phần nào nhất thì H thấy thích phần nói về việc chuẩn bị từng bước nhỏ để hoạt động. Sau đó NL hướng dẫn bài tập về nhà đó là lựa chọn các hoạt động và phân loại các hoạt động đó, đánh giá tâm trạng nhanh hàng ngày, đánh giá tâm trạng trước và sau khi thực hiện các hoạt động đó.
Buổi 3:
NTL và H cùng thảo luận bài tập về nhà, tuần qua H đã thực hiện các hoạt động như trồng hoa, đi bộ, quét nhà và cảm thấy tâm trạng tốt hơn. Đánh giá tâm trạng hiện tại H được 6 điểm.
NTL hướng dẫn H các bước giải quyết vấn đề, sau khi hiểu rõ từng bước và H điền vào bảng như sau:
Bảng 3.13. Thực hiện các bước vượt qua khó khăn của bệnh nhân
Hoạt động có lợi cho sức khỏe chưa thực hiện được: Học đàn
Bước 1: Cản trở Bước 2: Giải pháp
1. Sợ đến nơi đông người 1. Rủ thêm em họ cùng đi
2. Tăng sự tự tin bằng cách tiếp xúc từ từ với người lạ khi phụ giúp mẹ bán