Nhóm giải pháp tăng cờng thu hút ODA của

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nguồn ODA của australia cho việt nam (Trang 70)

2. Những giải pháp đối với chính phủ Việt Nam

2.1. Nhóm giải pháp tăng cờng thu hút ODA của

Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả thu hút ODA chúng ta cần

giải quyết vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Các cơ quan quản lý viện trợ cần phải phổ biến rõ mục đích, tính chất, các điều kiện của khoản vay... cho những địa phơng, đơn vị tiếp nhận ODA thông qua các lớp huấn luyện, các văn bản có liên quan đến các đơn vị tiếp nhận giúp họ hiểu rõ vấn đề, họ sẽ có khả năng xây dựng những dự án, chơng trình có tính khả thi cao, tạo niềm tin từ phía nhà tài trợ cũng nh cộng đồng quốc tế. Muốn vậy ban quản lý viện trợ ODA cần phải thờng xuyên mở các lớp huấn luyện, tập huấn để nâng cao nhận thức đúng đắn về ODA của các cán bộ. Điều này có nghĩa là cần phải có những ngời có chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ, có kinh nghiệm. Hiện nay, Australia cũng nh các nhà tài trợ khác rất băn khoăn về trình độ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực này. Vì vậy trong những năm tới chúng ta cần phải tăng cờng công tác đào tạo cán bộ cả về chuyên môn và đạo đức để có thể đảm đơng công việc một cách độc lập, có hiệu quả, cũng nh giảm bớt tệ hối lộ và tham nhũng. Chúng ta cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế thông qua việc gửi các chuyên gia đi đào tạo ở nớc

ngoài. Những ngời này phải đợc sàng lọc, có tuyển chọn, có tâm huyết, có khả năng tiếp thu tri thức, thông thạo ngoại ngữ. Mặt khác, ngời cán bộ tham gia quản lý ODA phải có và không ngừng nâng cao nhận thức về các mặt sau:

- Các loại hình viện trợ có thể vận dụng và các chi phí liên quan để hấp thụ viện trợ.

- Lợi ích và chính sách của các nhà tài trợ.

- Chu kỳ của dự án và các công việc, sự phối hợp giữa các cơ quan cũng nh trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan ở mỗi khâu và chu trình của dự án.

- Thiết kế, thẩm định và quản lý dự án.

Một vấn đề hết sức quan trọng và cốt yếu, đó chính là phải tạo ra cho các cán bộ tham gia quản lý cũng nh các cán bộ trực tiếp tham gia dự án khả năng độc lập, sáng tạo. Các cán bộ của chúng ta phải hiểu rằng không nên quá trông chờ và ỷ lại vào chuyên gia. Nếu không do chúng ta làm bằng chính con tim và khối óc của mình cho đất nớc mình thì các chuyên gia dù giỏi đến mấy cũng khó có thể khiến dự án thành công và đem lại hiệu quả thiết thực.

Thứ hai, chúng ta cần phải tạo niềm tin, nâng cao uy tín và

hình ảnh đất nớc Việt Nam đối với nhân dân và Chính phủ Australia qua các hoạt động giao lu về văn hóa, kinh tế, chính trị. Mặt khác, bằng đờng lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nớc, chúng ta tiếp tục đổi mới để phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Những thành tựu của chúng ta đạt đợc trong những năm qua là cơ sở tốt nhất để khẳng định niềm tin của Australia đối với Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn.

Thứ ba, chúng ta cần có sự ổn định vĩ mô để thu hút hơn nữa

nguồn viện trợ ODA. Sự ổn định về chính trị là một nhân tố quyết định để các nhà tài trợ cung ứng ODA. Thực tế chỉ ra rằng, Việt Nam nhận đợc sự u ái của cộng đồng quốc tế hơn một số nớc Đông á là

do có lợi thế về một nền chính trị ổn định. Một sự ổn định về chính trị-xã hội là yếu tố đầu tiên giúp cho các nhà tài trợ yên tâm và trợ giúp cho chúng ta những dự án tơng đối lớn và đây cũng là lý do khiến cho viện trợ của các nớc đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua.

Chúng ta có thể thấy mức độ ổn định chính trị có ảnh hởng rất lớn tới các nớc nhận viện trợ. Sự mất ổn định của một số nớc Đông Nam á mà nguyên nhân sâu xa là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm cho tình hình chính trị tại các nớc này xấu đi. Tình hình tại Indonesia trong thời gian qua đã có tác động mạnh mẽ tới thái độ của một số nhà tài trợ, đặc biệt là IMF, tổ chức cam kết cho Indonesia vay 40 tỷ USD để ổn định kinh tế với những điều kiện rất ngặt nghèo, phải cải cách kinh tế theo hớng mà IMF đa ra.... là những điều kiện mà Indonesia cũng phải miễn cỡng chấp nhận... Tổ chức này cũng cảnh báo Indonesia nếu Chính phủ không chấm dứt đợc tình trạng mất ổn định về kinh tế và thực hiện các điều kiện nêu trên thì sẽ cắt cho vay và viện trợ... Qua sự việc này, Việt Nam cần nỗ lực hết sức mình làm trong sạch bộ máy quản lý, cùng nhau giải quyết những khó khăn làm tăng mức độ ổn định xã hội, gia tăng lòng tin của cộng đồng thế giới.

Một sự ổn định về chính trị đồng nghĩa với việc thực hiện chính sách đối ngoại đúng đắn, theo những mục tiêu lành mạnh, mở rộng quan hệ hợp tác với nớc ngoài. Hiện nay, chính sách ngoại giao của Việt Nam là “làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng có lợi” đã mang lại những hiệu quả tích cực. Vì vậy cần phải có đờng lối ngoại giao đúng đắn, khéo léo, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tạo điều kiện thu hút vốn.

Để nguồn vốn đợc sử dụng một cách có hiệu quả và vô t nhất, chúng ta cần kiên trì kiên quyết loại bỏ các ràng buộc chính trị ra khỏi quan hệ của viện trợ phát triển chính thức. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới lợi ích của các nhà tài trợ khi họ mở rộng quan hệ hỗ trợ cũng nh đầu t, thơng mại với nớc ta.

Một sự ổn định về kinh tế cũng đợc duy trì bằng việc giữ cho giá trị đồng tiền ổn định (hay nói cách khác là ổn định tỷ giá hối đoái với một số đồng tiền mạnh khác). Đồng tiền càng mất giá thì khả năng trả nợ nớc ngoài càng khó và nền kinh tế lại rơi vào tình trạng nợ nần, kém phát triển, lãi mẹ đẻ lãi con làm tăng thêm gánh nặng nợ nần.

Sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng đợc duy trì bằng cách cân đối thu chi ngân sách, cán cân thơng mại cũng nh tích lũy, tiêu dùng. Nhà nớc cần có chính sách về thị trờng bao gồm thị trờng hàng hóa và dịch vụ, thị trờng bất động sản, thị trờng vốn... để tạo điều kiện cho các nhà đầu t vào làm ăn tại Việt Nam. Mặt khác, Chính phủ cũng cần tăng chi ngân sách cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng... để nâng cao sự phát triển của kinh tế, thu hút các nhà tài trợ.

Đặc biệt Chính phủ cũng cần có sự thống nhất đồng bộ giữa các văn bản tạo sự ổn định vững chắc của hành lang pháp lý, tránh những nhiêu khê phiến diện, thiếu đồng bộ... Những điều này gây ra sự chậm trễ trong việc đệ trình, phê duyệt cũng nh tiếp nhận, sử dụng và quản lý vốn ODA. Tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu t trong và ngoài nớc là một việc cần làm bởi vì những ngời này thực sự muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nguồn ODA của australia cho việt nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w