Đặc điểm nghiệp nghiệp vụ kế toán chi phí xây dựng công trình tại DN thi công cơ giới Thành Lợ

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí xây dựng công trình cải tạo đường An Vũ tại DN thi công cơ giới Thành Lợi (Trang 31)

DN thi công cơ giới Thành Lợi

Đặc điểm sản phẩm xây lắp

Thứ nhất, sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp và mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài, trình độ kỹ thuật thẩm mĩ cao. Do vậy việc tổ chức quản lý phải nhất thiết có dự toán, thiết kế và thi công. Trong suốt quá trình xây lắp, giá dự toán sẽ trở thành thước đo hợp lý hạch toán các khoản chi phí và thanh quyết toán các công trình.

Thứ hai, mỗi công trình xây dựng gắn với vị trí nhất định, nó thường cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất khác như: Lao động, vật tư, thiết bị máy móc... luôn phải di chuyển theo mặt bằng và vị trí thi công mà mặt bằng và vị trí thi công thường nằm rải rác khắp nơi và cách xa trụ sở đơn vị. Do đó, luôn tồn tại một khoảng cách lớn giữa nơi trực tiếp phát sinh chi phí và nơi hạch toán chi phí đã gây không ít khó khăn cho công tác kế toán các đơn vị. Mặt khác hoạt động xây lắp lại tiến hành ngoài trời, thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như: thời tiết, khí hậu...nên dễ dẫn đến tình trạng hao hụt, lãng phí vật tư, tiền vốn...làm tăng chi phí sản xuất.

Thứ ba, khi bắt đầu thực hiện hợp đồng, giá trị công trình đã được xác định thông qua giá trúng thầu hoặc giá chỉ định thầu. Điều đó có nghĩa là sản phẩm xây lắp thường được tiêu thụ theo giá trị dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước. Do đó, có thể nói tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ.

Thứ tư, xét về quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp, từ khi khởi công đến khi thi công hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, thời gian thường dài, phụ thuộc vào quy mô tính chất phức tạp của từng công trình. Bên cạnh đó, quá trình thi công xây dựng được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn được chia thành nhiều công việc khác nhau...

Từ những đặc điểm trên đây, đòi hỏi công tác kế toán vừa phải đáp ứng những yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán một Doanh nghiệp sản xuất

vừa phải đảm bảo phù hợp đặc trưng riêng của ngành XDCB nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, cố vấn lãnh đạo cho việc tổ chức quản lý để đạt hiệu quả cao trong sản xuất - kinh doanh của Doanh nghiệp. Do vậy nhiệm vụ của kế toán là: tổ chức kế toán chi tiết chi từng công trình, hạng mục công trình, hoặc cho từng tổ, đội thi công; xác định đúng đắn nội dung và phạm vi chi phí của từng hợp đông xây dựng.

Công trình cải tạo, nâng cấp đường An Vũ, phường Hiến Nam là dự án do Ban quản lý dự án kết cấu hạ tầng đô thị Thành phố Hưng Yên làm chủ đầu tư, bắt đầu thi công từ ngày 01/10/2012 dự kiến hoàn thành tháng 06 năm 2013, với tổng mức đầu tư là 2,052,896,000đ bao gồm phần còn lại chưa thi công L=124M - hạng mục Nền- Mặt đường- Thoát nước.

Hầu hết các công trình Doanh nghiệp đang thực hiện hiện nay đều qua các bước như sau:

Sơ đồ 01:

Tại quy trình chỉ định thi công, Doanh nghiệp tiến hành ký kết hợp đồng thi công từng hạng mục. Trên cơ sở điều kiện nhân lực, vật lực hiện có Doanh nghiệp tiến hành khảo sát địa chất khu vực thi công, lập kế hoạch thi công và tổ chức thi công. Sau khi thi công xong thì nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư và thanh lý hợp đồng chuyển sang hạng mục khác.

Khái quát vận dụng hệ thống kế toán trong kế toán chi phí xây dựng công trình tại DN thi công cơ giới Thành Lợi

Khi thực hiện một công trình thì liên quan đến nhiều loại chứng từ kế toán khác nhau bao gồm những chứng từ có tính chất bắt buộc và những chững từ có tính chất hướng dẫn tự lập. Tuy nhiên dù loại chứng từ có bắt buộc hay hướng dẫn thì cũng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố cơ bản, tuân thủ chặt chẽ trình tự, phê duyệt

Đấu thầu Ký kết hợp đồng Khởi

công Khảo sát khu vực thi

công

San nền Phần thân

Nghiệm thu Quyết toán

và luân chuyển chứng từ để phục vụ cho yêu cầu quản lý, ghi sổ, kiểm tra của kế toán. Các chứng từ thường sử dụng trong công tác hạch toán chi phí tại DN như sau:

BẢNG CHẤM CÔNG (Mẫu số 01a-LĐTL): dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, …để có căn cứ tính trả lương, trả BHXH trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị.

BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG (Mẫu số 02- LĐTL): là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngài tiền lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiề lương cho người lao động làm việc trong DN đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (Mẫu số 11- LĐTL): dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương, tiền công thực tế phải trả, BHXH, BHYT và KPCĐ, BHTN phải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động (ghi có TK 334, TK 335, TK 338)

PHIẾU NHẬP KHO (Mẫu số 01- VT): nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho,thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán.

PHIẾU XUẤT KHO (Mẫu số 02- VT): theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong DN, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư.

BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ (Mẫu số 07- VT): dùng để phản ánh tổng giá trị NVL, CCDC xuất kho trong tháng theo giá thực tế và giá hạch toán và phân bổ trị giá NVL, CCDC cho các đối tượng sử dụng. Bảng này còn dùng để phân bổ giá trị CCDC xuất dùng 1 lần có giá trị lớn, thời gian sử dụng dưới 1 năm hoặc trên 1 năm đang được phản ánh trên TK 142, TK 242.

PHIẾU CHI (Mẫu số 02- TT): nhằm xác định các khoản tiền mặt thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và ghi sổ kế toán.

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG (Mẫu số 03- TT): là căn cứ xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng.

BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ (Mẫu số 06- TSCĐ): dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng.

Nội dung chi phí xây lắp công trình cải tạo đường An Vũ- Thành phố Hưng Yên: - Chi phí NVL trực tiếp gồm: chi phí NVL chính (gạch, đá, cát, xi măng, sắt, thép…), chi phí NVL phụ( đinh, ốc vít, dây buộc, dây thép…), chi phí vật liệu kết cấu (kèo, cột, khung, đà nẹp, gỗ chống, xà gồ…)

- Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương, tiền công, tiền phụ cấp của công nhân trực tiếp tiến hành xây lắp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chi phí máy thi công:

Đối với máy của DN, DN không tổ chức đội máy thi công riêng mà giao máy cho các đội sử dụng như: máy đầm dùi, máy trộn bê tông, máy cắt, uốn sắt thì chi phí MTC gồm chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí khấu hao MTC, chi phí nhiên liệu cho máy hoạt động, chi phí dịch vụ mua ngoài khác.

- Chi phí sản xuất chung gồm: chi phí tiền lương trả cho nhân viên quản lý đội, tổ xây dựng, các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân xây dựng, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí CCDC (búa, máy khoan, kìm,….), chi phí bằng tiền khác.

Phương pháp tập hợp chi phí: đối với mỗi công trình thì kế toán sẽ theo dõi và tập hợp chi phí cho từng công trình từ lúc bắt đầu thi công cho đến khi hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư. Chi phí phát sinh trực tiếp là chi phí NVL, chi phí nhân công trực tiếp ở công trình nào thi tập hợp trực tiếp cho công trình đó. Còn đối với chi phí gián tiếp là chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì kế toán tập hợp chung sau đó định kỳ tiến hành phân bổ cho các công trình, cụ thể: chi phí máy tthi công thì phân bổ theo số ca máy hoạt động ở từng công trình, còn chi phí sản xuất chung thì phân bổ theo tiền lương của công nhân trực tiếp xây dựng.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí xây dựng công trình cải tạo đường An Vũ tại DN thi công cơ giới Thành Lợi (Trang 31)