Chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 29)

- Về nhập khẩu:

Chú trọng nhập khẩu thiết bị, máy móc và nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất, xây dựng trên toàn huyện tại các thị trường có tiềm năng giai đoạn 2011-2020

Lựa chọn các kĩ thuật công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ và điều kiện kinh tế tại địa phương vẫn đáp ứng được với xu hướng văn minh, hiện đại ngày nay. Đặc biệt là các loại hình công nghệ an toàn với sức khỏe và thân thiện với môi trường

Lựa chọn phương thức, hình thức nhập khẩu phù hợp với điều kiện và năng lực của địa phương, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, thời hạn giao hàng và giảm tối đa chi phí nhập khẩu. Kết hợp chặt chẽ giữa nhập khẩu máy móc, thiết bị và hợp đồng lắp đặt, chuyển giao công nghệ.

- Về xuất khẩu:

Định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu: Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của huyện giai đoạn 2011 – 2020, đã được xác định là các sản phẩm dệt may, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến… Trong đó mặt hàng thủ công mĩ nghệ được coi là mặt hàng mũi nhọn... Đối với các mặt hàng chế biến thực phẩm chủ yếu là nông sản phẩm cần chú trọng đến giá trị gia tăng nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm

Thực hiện chính sách xuất nhập khẩu, toàn huyện cũng đã đạt được những kết quả đáng nói đó là sự tăng trưởng ổn định và liên tục qua từng năm, các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng và góp mặt vào danh mục hàng có tỉ trọng xuất khẩu cao tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất tại địa phương. Các cơ sở sản xuất ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Hiện nay có khoảng 175 cơ sở sản xuất và doanh nghiệp tham gia trên thị trường tại địa bàn huyện. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu, giống vật tư kĩ thuật phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nhân dân

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 29)