Phát triển hệ thống thương nhân tham gia hoạt động phát triển thương mạ

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 39)

b. Mục tiêu cụ thể

3.2.5.Phát triển hệ thống thương nhân tham gia hoạt động phát triển thương mạ

trình xúc tiến thương mại. Đồng thời, chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, kêu gọi các dự án đầu tư có quy mô để mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm . Chú ý phát triển các sản phẩm có thế mạnh của địa phương để tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường

3.2.5. Phát triển hệ thống thương nhân tham gia hoạt động phát triển thươngmại mại

Thương nhân là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của thương mại nông thôn ngày này. Với điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay, thì bộ phận thương nhân đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển của thương mại nông thôn nói riêng và kinh tế nói chung, chính vì thế mà cần phải có những giải pháp nhằm phát triển thành phần thương nhân này thành một hệ thống khi tham gia hoạt động trên thị trường. để làm được điều đó trước tiên cần phải tăng cường số lượng thương nhân tham gia hoạt động thương mại trên thị trường thông qua các chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển như: chính sách về tín dụng và đầu tư, chính sách về thuế, chính sách về giá cả, chính sách đất đai, chính sách hỗ trợ thương nhân kinh doanh ở địa bàn miền núi, các chính sách về thông tin tiếp thị...

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường kinh doanh vật tư tiêu thụ nông sản hàng hoá. Thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý một số ngành hàng có triển vọng nhưng còn khó khăn như : chăn nuôi, rau quả... bằng các hình thức hỗ trợ đầu tư vào thông tin thị trường, giống, thú y, bảo vệ thực vật, chế biến... để nông dân hạn chế những rủi ro của quá trình thực hiện đấy các cam kết vào hội nhập quốc tế. Giúp cho các thương nhân vượt qua những khó khăn trong quá trình hoạt động, tạo lòng tin với thị trường sản xuất, phát huy thế mạnh của địa phương

Thực hiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất bán trả góp vật tư, máy móc thiết bị cho nông dân, ứng vốn cho nông dân vay sản xuất. vừa đảm bảo cho người dân có nguyên liệu sản xuất mà các doanh nghiệp lại có thể tiếp tục thu được lợi nhuận trong cung ứng hàng hóa nguyên liệu, vật tư sản xuất

Có chính sách huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ thương mại nông thôn, tăng cường thông tin thị trường xúc tiến thương mại xây dưng và bảo vệ thương hiệu hàng hoá nông sản Việt Nam. Đảm bảo cho quá trình kinh doanh của được diễn ra thông suốt và mạnh mẽ

Có sự gắn kết giữa các thương nhân với nhau tạo nên một hệ thống thương nhân có khả năng hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau kinh doanh phát triển. Tạo cơ hội trao đổi kiến thức và kinh nghiệp kinh doanh với nhau nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài khu vực. Chỉ có sự gắn kết mới có thể giúp cho hệ thống thương nhận phát triển bền vững, lâu bền và có hiệu quả trên khu vực thương mại nông thôn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế như hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 39)