Phát triển nguồn nhân lực địa phương phục vụ cho phát triển thương mạ

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 36)

b. Mục tiêu cụ thể

3.2.2.Phát triển nguồn nhân lực địa phương phục vụ cho phát triển thương mạ

Về cơ sở hạ tầng nông thôn cần đặc biệt chú trọng đến phát triển nhanh hệ thống giao thông nông thôn, mở đường ô tô đến tất cả các cụm xã trên toàn huyện, nâng cấp mạng lưới giao thông từ huyện đến xã đi đôi với việc xây dựng các tuyến đường mới để đảm bảo giao lưu hàng hoá và đi lại thuận tiện cho nhân dân. Đảm bảo sự giao lưu trao đổi giữa các xã trong toàn huyện và với khu vực ngoài huyện được thông suốt và thuận tiện nhất

Phát triển hệ thống điện nông thôn cung cấp có hiệu quả chất lượng cao cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân được diễn ra liên tục và đạt hiệu quả tốt

Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông, các dịch vụ bưu điện phủ sóng phát thanh truyền hình tới tất cả các vùng nông thôn. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển để nâng cao khả năng hiểu biết và kết nối với thị trường bên ngoài một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất

Hệ thống chợ và cửa hàng bán lẻ vẫn là cơ cấu chủ yếu của ngành thương mại ở khu vực nông thôn trong suốt cả thời kỳ 2011 – 2020 nói chung và huyện Thiệu Hóa nói riêng. Thực hiện đồng bộ các chương trình phát triển chợ nông thôn: cải tạo, nâng cấp, di dời và xây mới để bảo đảm có đủ chợ dân sinh ở các xã, các cụm xã phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống hàng ngày của nhân dân, nâng cấp, xây mới các chợ trung tâm thị trấn, hình thành các chợ đầu mối bán buôn tại những nơi có sản xuất hàng hoá tập trung và đủ lớn, có vị trí và điều kiện giao thông thuận lợi, gần các trung tâm tiêu thụ hoặc ở ngoại vi.

Trước mắt, chuyển đổi mô hình chợ các, thị trấn, thị tứ, đồng thời chú trọng quy hoạch phát triển các hệ thống đại lí, siêu thị tiện lợi có giá cả hợp lý, phù hợp với mức sống, tập quán và đặc điểm của người dân nông thôn trên địa bàn huyện.

Cùng với đó là phát triển mạng lưới thương mại theo một quy hoạch thống nhất, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương và các địa bàn lân cận. Việc xây dựng quy hoạch phải được tiến hành thận trọng, bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn để phát huy hiệu quả của mạng lưới thương mại, tránh tình trạng quy hoạch hình thức, thiếu tính thực tiễn, dẫn đến sự lãng phí, kém hiệu quả.

3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực địa phương phục vụ cho phát triển thươngmại mại

Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển thương mại nông thôn. Để phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn huyện cần phải tận dụng nguồn lực thương mại này phục vụ cho quá trình phát triển. Là một huyện đồng bằng, dân số lao động chiếm tỷ trọng cao nhưng trình đọ lao động còn yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay. Chính vì thế cần có những giải pháp nhằm phát huy giá trị lao động này.

Tổ chức các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động để nâng cao tay nghề tham gia vào sản xuất các sản phẩm có kĩ thuật, có giá trị gia tăng cao như các mặt hàng mỹ nghệ, thủ công, tinh chế

Tiếp nhận các chương trình phát triển ngành nghề trong khu vực nông thôn nhằm tận dụng lượng lao động nhàn rỗi khi chưa có mùa thu hoạch

Các công xưởng, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn huyện có chính sách ưu đãi đối với lao động địa phương nhằm thu hút một lượng lớn lao động nhàn rỗi, chưa có việc làm

Khuyến khích các thương nhân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, các chính sách cho lao động nông thôn tham gia vào các khâu sản xuất, vận chuyển và lưu thông hàng hóa

Các cán bộ quản lí nhà nước về thương mại cũng cần phải được đào tạo cả về kiến thức và nhân cách đạo đức phục vụ cho công tác quản lí Nhà Nước về thương mại

Việc tận dụng được nguồn lao động này sẽ giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho lao động nông thôn, một lượng lớn lao động nhàn rỗi khi chưa tới mùa vụ có thu nhập thường xuyên, giảm tối thiểu tệ nạn xã hội. Nâng cao mức sống trong dân chúng. Khoảng cách giữa nông thôn và thành thị giảm đi đáng kể. thị trường thương mại nông thôn có phát triển một cách bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 36)