0
Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Các chính sách khác như chính sách điều tiết hoạt động kinh tế, chính sách phát triển kinh tế, chính sách đồi ngoại…

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 31 -31 )

sách phát triển kinh tế, chính sách đồi ngoại…

Chính sách điều tiết hoạt động kinh tế: Chính sách điều tiết hoạt động kinh tế

có mục tiêu là điều chỉnh các hoạt động kinh tế vì những lý do nhất định, chẳng hạn như bảo hộ cho doanh nghiệp nhà nước hay chống độc quyền, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, v.v... Chính sách này bao gồm các biện pháp hành chính như luật và quy định, hoặc bao gồm các biện pháp kinh tế dựa vào lãi suất, thuế, thuế quan. Các luật, quy định được sử dụng trong chính sách này như chống bán hàng giả,

hàng kém chất lượng và gian lận thương mại cho các mặt hàng và dịch vụ trên địa bàn huyện

Chính sách kinh tế đối ngoại: Là chính sách mở của thị trường, giao lưu trao

đổi với bên ngoài như các huyện trong toàn tỉnh và các khu vực khác nhằm phát triển thị trường kinh tế theo đúng xu hướng phát triển của Đảng và Nhà Nước.

Chính sách phát triển kinh tế: Là sự tác động lên mọi mặt kinh tế - xã hội

trên toàn huyện nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện, từ đó phát triển thương mại theo hướng hiện đại, văn minh.

2.3. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU2.3.1. Những thành công 2.3.1. Những thành công

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và mạng lưới thương mại: thực hiện chủ trương của Đảng và chính phủ về việc xây dựng nông thôn mới nên toàn huyện đã có những thay đổi trong cơ sở hạ tầng với việc xây dựng các tuyến đường thuận lợi cho việc lưu thông của nhân dân trong và ngoài huyện. Xây dựng và thay đổi mô hình chợ hiện đại phù hợp với nhu cầu trao đổi, mua bán hiện nay.

Các loại hình thương mại: mặc dù chưa có trung tâm thương mại, siêu thị

nhưng việc phân phối hàng hóa và dịch vụ tại các cửa hàng, chợ thì diễn ra rất sôi động. Loại hình hội chợ thương mại đã trở nên phổ biến và quen thuộc với nhân dân và ngày càng được tổ chức, hoàn thiện hơn

Thành phần tham gia thị trường: ngày càng có nhiều chủ thể kinh tế tham

gia hoạt động trên thị trường, toàn huyện có khoảng 106 doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên địa bàn trong đó có 53 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ,có 11 tổ hợp, hợp tác xã hoạt động rất hiệu quả, có khoảng 3850 hộ kinh doanh. Tạo nên một thị trường cạnh tranh lành mạnh, có sức hấp dẫn là động lực cho sự phát triển kinh tế

Cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước: Tổ chức triển khai thực hiện quy

hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ, bao gồm: các loại hình chợ, hệ thống các cửa hàng, hợp tác xã thương mại, dịch vụ thương mại; hệ thống đại lý thương mại; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hoá, hình thành các kênh lưu thông hàng hoá ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn huyện; Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ

sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân; Tổng hợp và xử lý các thông tin thị trường trên địa bàn huyện về tổng mức lưu chuyển hàng hoá, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả của các mặt hàng thiết yếu.

2.3.2. Những hạn chế

Mặc dù đạt đuợc những thành tựu đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó là những tồn tại, khó khăn như: Lãnh đạo các địa phương cũng đã nhận ra tầm quan trọng và sự cần thiết của việc xây chợ nên có sự đầu tư mạnh mẽ cho việc hình thành mạng lưới chợ. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn chế, nhiều xã chỉ có thể cải tạo, nâng cấp, sửa chữa chứ không thể đầu tư xây mới. Trong khi đó phong trào xã hội hóa đầu tư phát triển chợ vẫn chưa đạt được kết quả cao. Qui trình xây dựng và phát triển còn thiếu đồng bộ gây khó khăn cho công tác quản lí nhà nuớc.

Bên cạnh đó, do thu nhập của người dân nông thôn còn thấp nên nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao khá hạn chế. Thành phần tham gia tại các chợ nông thôn là các hộ nông nghiệp với các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là nông sản, thực phẩm tươi sống tự sản xuất và nuôi trồng. Các hộ tự trao đổi hàng hoá với nhau hoặc cung ứng cho thương lái. Các hộ tiểu thương kinh doanh hàng hoá và dịch vụ tại chợ chiếm số lượng ít, chủ yếu là vải sợi, quần áo may sẵn, bách hoá tổng hợp, dịch vụ ăn uống giải khát. Chính vì vậy, hoạt động thương mại ở nông thôn chưa phát triển, chưa kích thích sản xuất và hình thành nền nông nghiệp hàng hóa. thị trường nông thôn và nền sản xuất nông nghiệp vẫn manh mún, chưa gắn chặt được với sản xuất hàng hóa, tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn.

2.3.3. Những phát hiện qua nghiên cứu

Thị trường nông thôn nói chung và thương mại huyện Thiệu Hóa nói riêng là những thị trường tiềm năng. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển thị trường thương mại này cùng với phát triển thương mại quốc gia. Vậy các vấn đề cần giải quyết ở thời điểm hiện tại đó là:

- Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại hiện đại trên địa bàn huyện.

- Xây dựng hệ thống thương nhân tham gia hoạt động trên thị trường thương mại nông thôn dưới sự chỉ đạo và định hướng của thành phần kinh tế nhà nước

- Phát triển đa dạng các mặt hàng trên thị trường, những mặt hàng hợp với thu nhập và thói quen tiêu dùng của người dân

- Thay đổi nhận thức khi đầu tư vào thương mại nông thôn

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tiềm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nông thôn

- Phát triển nguồn nhân lực địa phương phục vụ cho thương mại nông thôn

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂNTHƯƠNG MẠI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNGTHÔN Ở HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY THÔN Ở HUYỆN THIỆU HÓA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1.1. Quan điểm phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn Huyện tronggiai đoạn hiện nay giai đoạn hiện nay

Phát triển thương mại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thiệu Hóa trong thời gian tới nhằm xây dựng thành một huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế nông thôn thuộc tỉnh Thanh Hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ ngang bằng với ngành công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Phát triển thương mại dựa trên mối quan hệ gắn kết giữa phát triển Công nghiệp - Thương mại và Dịch vụ của huyện. Phát triển thương mại gắn với chương trình "Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 ” và chương trình " Phát triển dịch vụ chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 ” của tỉnh Thanh Hóa.

Phát triển thương mại theo hướng khai thác những lợi thế về quy hoạch hệ thống giao thông.

Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, mở rộng thị trường xuất khẩu. Phát triển thương mại nội địa theo hướng hiện đại, văn minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, đồng thời phải gắn với yêu cầu quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phải chú trọng đến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, vừa nâng cao trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng năng lực thực hiện các hoạt động thương mại, vừa đảm bảo tính hiệu quả cao của cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư.

3.1.2. Định hướng phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn Huyện tronggiai đoạn hiện nay giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 31 -31 )

×