Kiến nghị đối với Tổng công ty dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI TẠI CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CP MAY VIỆT TIẾN (Trang 41)

S (Điểm mạnh) 1.Ngành nghề đa dạng

3.3.4.2Kiến nghị đối với Tổng công ty dệt may Việt Nam

Tổng Công ty phải đảm bảo cơ cấu ngành dệt may hợp lý hơn bởi vì hiện nay cơ cấu chưa hợp lý, tốc độ phát triển ngành may cao hơn ngành dệt, sản phẩm của ngành dệt không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đặc biệt là người tiêu dùng nước ngoài. Do đó các doanh nghiệp may chủ yếu nhập vải và các nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp may. Để ngành may phát triển ổn định thì ngành dệt cũng phải phát triển theo, chúng phải bổ sung cho nhau và tương lai thì ngành dệt phải đảm bảo đủ vải và nguyên liệu khác cho ngành may.

doanh nghiệp nước ngoài khi ký hợp đồng may gia công hoặc xuất khẩu thì đã so sánh rất kỹ yếu tố này ở các thị trường khác nhau. Điều đó cho thấy nếu muốn phát triển ngành này, Tổng công ty phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ người lao động. Tổng công ty nên tổ chức một số trường dạy nghề may cho công nhân. Cũng giống như lực lượng lao động, thiết bị công nghệ là một yếu tố đầu vào quan trọng. Hiện nay, trình độ của chúng ta chưa nghiên cứu chế tạo loại máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho ngành may. Trong khi đó trên thị trường quốc tế lại rất nhiều và thay đổi thường xuyên. Nếu để các doanh nghiệp tự tìm mua các thiết bị công nghệ thì sẽ rất dễ bị lừa hoặc mua giá cao. Để đảm bảo mua đúng, mua đủ và không bị lãng phí Tổng công ty phải thành lập nhóm kỹ thuật để tư vấn nhập máy móc thiết bị mới. Bằng cách này có thể kiểm soát hoạt động đầu nhập máy móc thiết bị của các doanh nghiệp và tương lai Tổng công ty nên có kế hoạch đào tạo các chuyên gia chuyên nghiên cứu và thiết kế các máy móc thiết bị phục vụ cho ngành may hoặc liên kết với các ngành khác.

Tổng công ty nên thành lập nhóm nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu thị trường nước ngoài. Những kết quả nghiên cứu này Tổng công ty có thể phối hợp với các doanh nghiệp để triển khai.

KẾT LUẬN

Chi nhánh Tổng công ty May Việt Tiến là một trong những đơn vị dẫn đầu ngành công nghiệp may Việt Nam. Trong thời gian qua, để hoạt động sản xuất kinh doanh tồn tại và đứng vững trên thị trường công ty phải ra sức phấn đấu chủ động tìm hướng kinh doanh để tạo ra hiệu quả cao trong công việc.

Tiêu thụ sản phẩm là một khâu rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bởi vì kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ phản ánh chính xác hiệu quả kinh doanh của công ty.

Qua việc học tập và những kinh nghiệm trong đợt thực tập vừa qua chuyên đề này đã khái quát và phân tích những vấn đề còn tồn tại trong triển khai chiến lược thâm nhập thị trường Hà Nội của chi nhánh Tổng công ty CP May Việt Tiến. Em đã đưa ra một số giải pháp nhằm giúp chi nhánh hoàn thiện hơn nữa hoạt động thâm nhập thị trường của mình.

Qua chuyên đề này mong rằng sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để công ty ngày một phát triển với quy mô rộng lớn hơn.

Do trình độ và thời gian thực tập có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự góp ý bổ sung của thầy cô, Ban lãnh đạo và nhân viên trong Chi nhánh Tổng công ty CP May Việt Tiến để bài viết thêm phong phú về lý luận và có tác dụng thực tiễn hơn.

Em xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa Quản trị chiến lược, các cô chú trong Chi nhánh công ty, và đặc biệt em xin cám ơn sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hoàng Long đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI TẠI CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY CP MAY VIỆT TIẾN (Trang 41)