S (Điểm mạnh) 1.Ngành nghề đa dạng
3.2.1. Dự báo tình hình thay đổi môi trường kinh doanh hàng may mặc
− Xu thế thay đổi của môi trường kinh tế
Tình hình lạm phát đang gia tăng vượt quá tầm kiểm soát của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát năm 2011 là 11,75% , tỷ lệ này có nguy cơ còn tăng lên gây cản trở đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp, sự mất giá của đồng tiền làm giảm giá trị nguồn lợi nhuận mà dự án mang lại và việc đầu tư trở nên không hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Vì vậy Chính phủ cần phải thực hiện một cách tốt hơn nữa để bình ổn thị trường.
− Xu hướng biến đổi của môi trường công nghệ
Công nghệ làm tăng khả năng cạnh tranh và làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Công nghệ được sử dụng trong ngành may mặc chủ yếu được nhập khẩu từ các nước tiến tiến trên thế giới. Trong tương lai, con người có thể sản xuất ra máy móc làm việc tự động để thay thế con người . Điều này làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tiết kiệm được khoản tiền trả lương cho công nhân nhưng cũng làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp và làm giảm mức sống của người lao động.
− Xu hướng biến đổi của môi trường xã hội
Sự thay đổi xu hướng của người tiêu dùng. Theo sự nghiên cứu của cục thống kê năm 2011, khái quát xu thế tiêu dùng của thị trường trong những năm tới như sau: + Tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của nước ta có xu hướng tăng lên.
+ Tiêu dùng tăng với tốc độ vượt xa so với tốc độ tăng của dân số.
+ Tốc độ tiêu dùng của người dân Việt Nam còn cao hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế, chứng tỏ thị trường nội địa là một thị trường tiềm năng với doanh số bán lớn.
+ Xu hướng tiêu dùng những mặt hàng cao cấp tăng cao, mua bán qua siêu thị và trung tâm thương mại ngày càng trở nên phổ biến.
Môi trường vi mô
− Những thay đổi về khách hàng
Nhu cầu của khách hàng luôn biến động không ngừng điều này ảnh hưởng đến mục tiêu doanh thu, thị phần và khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường.
− Những thay đổi về đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh có chiều hướng gia tăng trong tương lai . Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu làm cho công ty có thêm nhiều cơ hội kinh doanh đồng thời cũng làm cho các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy mà đối thủ cạnh tranh của công ty trong những năm tới không chỉ là những doanh nghiệp trong nước mà còn là những công ty nước ngoài
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để đứng vững và phát triển mỗi DN phải tự tìm cho mình hướng đi phù hợp với DN và môi trường kinh doanh.Trên cơ sở nhận thức được những thiếu sót và tồn tại của năm 2011, tập thể lãnh đạo cùng với công nhân viên của chi nhánh công ty may Việt Tiến đã đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại và đạt được mục tiêu của DN trong 3 năm tới đến năm 2015 là:
− Tăng mức thị phần của công ty lên khoảng 6% ở thị trưởng Hà Nội và doanh thu
tăng lên 17% .
− Tăng cường nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị yếu của người tiêu dùng. Tìm hiểu
đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh với các hàng may mặc nước ngoài.
− Kiểm soát công tác nhập khẩu nguyên vật liệu cho ngành may, tìm kiếm thêm
những nhà cung cấp nguyên phụ liệu trong và ngoài nước để không bị phụ thuộc quá nhiều vào bên một bên cung ứng .
− Quan tâm nhiều hơn đến công tác quảng bá hình ảnh và sản phẩm của công ty đến
người tiêu dùng nhiều hơn nữa.