1. Khái niệm hoạt động công vụ
Theo quy định tại Điều 2 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
2. Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động công vụ
- Tuân thủ các quy định của pháp luật;
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân;
- Công khai, minh bạch, có kiểm tra, kiểm soát, đúng thẩm quyền; - Bảo đảm thông suốt, thống nhất, có hiệu quả;
- Bảo đảm tính thứ bậc và được phối hợp chặt chẽ.
3. Nền công vụ
Nếu như công vụ dùng để chỉ các hoạt động cụ thể thực thi quyền lực quản lý hành chính nhà nước, thì “nền công vụ: mang ý nghĩa hệ thống, nghĩa là nó chứa đựng bên trong nó tất cả công vụ và các điều kiện (quyền lực pháp lý) để cho công vụ được tiến hành.
Nền công vụ là hoạt động công vụ và các điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động công vụ.
Nền công vụ bao gồm:
- Hệ thống pháp luật quy định các hoạt động của các cơ quan thực thi công vụ (cơ quan thực thi quyền hành pháp): Hiến pháp; các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác do các cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Hệ thống các quy chế quy định cách thức tiến hành các hoạt động công vụ do Chính phủ hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành, tạo thành hệ thống thủ tục hành chính, quy tắc quy định các điều kiện hoạt động công vụ.
Hệ thống pháp luật, hệ thống thể chế (nêu trên) là cơ sở của nền công vụ và cơ sở để hoạt động công vụ.
- Chủ thể tiến hành hoạt động công vụ là đội ngũ cán bộ công chức. Đây là hạt nhân của nền công vụ và cũng chính là yếu tố đảm bảo cho nền công vụ hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
- Công sở là nơi tổ chức tiến hành công vụ. Công sở cần phải bảo đảm các điều kiện cần thiết để nhân dân được tiếp cận với công vụ thuận tiện khi tiến hành công vụ. Hiện nay những điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động công vụ theo xu thế hiện đại (bên cạnh công chức hiện đại) cần được quan tâm.
46
SƠ ĐỒ MÔ TẢ NỀN CÔNG VỤ
(Nền công vụ và khách hàng của nó)
4. Điều kiện bảo đảm thi hành công vụ
a. Công sở
Công sở là trụ sở làm việc của các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập. Mỗi công sở có tên gọi riêng, có địa chỉ cụ thể; gồm các công trình xây dựng, các tài sản thuộc khuôn viên của trụ sở làm việc.
Hệ thống luật nhà nước quy định hoạt động của công vụ
Hệ thống văn bản pháp quy quy định cách thức tiến hành công vụ (thủ tục, quy tắc, quy chế, điều kiện)
Công chức với hệ thống chức nghiệp hay việc làm và quyền hạn
Công sở và các điều kiện
47 Công sở thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Quy mô, vị trí xây dựng và tiêu chí thiết kế công sở do cơ quan có thẩm quyền quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b. Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ do Nhà nước đầu tư xây dựng để cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái thuê trong thời gian đảm nhiệm công tác. Khi hết thời hạn điều động, luân chuyển, biệt phái, cán bộ, công chức trả lại nhà ở công vụ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý nhà ở công vụ.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý nhà ở công vụ phải bảo đảm việc quản lý, sử dụng nhà ở công vụ đúng mục đích, đối tượng.
c. Trang thiết bị làm việc trong công sở
Nhà nước bảo đảm trang thiết bị làm việc trong công sở để phục vụ việc thi hành công vụ; chú trọng đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả thi hành công vụ.
Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc mua sắm trang thiết bị làm việc theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong công sở, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.
d. Phương tiện đi lại để thi hành công vụ
Nhà nước bố trí phương tiện đi lại cho cán bộ, công chức để thi hành công vụu theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; trường hợp không bó trí được thì cán bộ, công chức được thanh toán chi phí đi lại theo quy định của Chính phủ.