0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

HỆ THỐNG QUẢN LÝHÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu BỘ TÀI LIỆU MÔN KIẾN THỨC CHUNG VÀ CHUYÊN NGÀNH PHỤC VỤ THI TUYỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ NĂM 2014 (Trang 34 -34 )

1. Chủ thể và khách thể của quản lý hành chính nhà nước

a. Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước

- Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước là các tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Theo nghĩa rộng có thể hiểu chủ thể quản lý hành chính nhà nước bao gồm nhân dân nói chung, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, các cán bộ, công chức hành chính nhà nước.

Theo nghĩa hẹp thì chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức làm việc ở các cơ quan đó.

- Cơ quan hành chính nhà nước hiện ở nước ta chia làm 4 cấp hành chính: + Cấp Trung ương là Chính Phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ;

+ Cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp đó.

- Cán bộ, công chức hành chính nhà nước là những người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, được giao quyền quản lý hành chính nhà nước. Họ được hình thành bằng con đường bầu cử, tuyền dụng và bổ nhiệm.

b. Khách thể của quản lý hành chính nhà nước

- Khách thể của quản lý hành chính nhà nước là các quá trình xã hội và các hành vi của con người hoặc các tổ chức của con người.

- Khách thể của quản lý hành chính nhà nước có các đặc điểm sau:

+ Tính đa dạng, bao gồm rất nhiều loại hành vi, quá trình thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau;

+ Tính liên tục vận động, biến đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau; + Tính tách biệt tương đối với chủ thể quản lý nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với chủ thể quản lý.

2. Chức năng của quản lý hành chính nhà nước

- Một cách khái quát và chung nhất thì quản lý hành chính nhà nước có chức năng thiết lập trật tự quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đất nước.

- Cụ thể có phân chia quản lý hành chính nhà nước thực hiện các chức năng cơ bản sau:

+ Chức năng thực hiện và bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; + Chức năng tổ chức và quản lý phát triển nền kinh tế;

35 + Chức năng tổ chức và quản lý các hoạt động văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế, thể dục, thể thao;

+ Chức năng thực hiện các chính sách xã hội;

+ Chức năng điều hành, phòng, chống tội phạm bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội;

+ Chức năng bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; + Chức năng xây dựng và củng cố quốc phòng, bảo vệ đất nước; + Chức năng tăng cường và củng cố các quan hệ hợp tác quốc tế.

3. Các quy trình hoạt động chủ yếu của quản lý hành chính nhà nước

- Quản lý hành chính nhà nước bao gồm các quy trình cơ bản sau:

+ Quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của cả nước, của từng ngành, từng địa phương;

+ Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;

+ Sắp xếp, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức;

+ Ra các quyết định quản lý hành chính nhà nước và tổ chức thực thi các quyết định đó;

+ Phối hợp hoạt động trong quản lý hành chính nhà nước; + Tổ chức sử dụng các nguồn lực tài chính và công sản;

+ Tổ chức giám sát, kiểm tra, báo cáo, tổng kết, đánh giá kết quả của quản lý hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu BỘ TÀI LIỆU MÔN KIẾN THỨC CHUNG VÀ CHUYÊN NGÀNH PHỤC VỤ THI TUYỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ NĂM 2014 (Trang 34 -34 )

×