NHỮNG YÊU CẦU CỦA VIỆC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu môn kiến thức chung và chuyên ngành phục vụ thi tuyển công chức cấp xã năm 2014 (Trang 39)

1. Những yêu cầu về tính hợp pháp

- Văn bản quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan (người có chức vụ).

- Văn bản quản lý hành chính nhà nước phải có tính mục đích: Văn bản phải phản ánh được các mục tiêu trong đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của các cơ quan quyền lực cùng cấp và các văn bản của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp trên áp dụng vào giải quyết những công việc cụ thể ở cơ sở.

- Văn bản quản lý hành chính nhà nước phải phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của công dân.

- Văn bản quản lý hành chính nhà nước phải được ban hành theo hình thức do luật định (tên loại, thể thức) và hình thức thể hiện.

2. Những yêu cầu về tính hợp lý

- Văn bản quản lý hành chính nhà nước phải có tính cụ thể và tính phân hoá theo từng vấn đề, theo chủ thể ban hành và đối tượng thực hiện (cụ thể về nhiệm vụ,

40 thời gian, ai thi hành, phương tiện thực hiện; phân hoá theo từng cấp, từng địa phương, đơn vị).

- Văn bản quản lý hành chính nhà nước phải có yêu cầu tổng thể; phải tính đến các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá của văn bản.

- Ngôn ngữ, cách trình bày phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn.

Ngoài các yêu cầu hợp lý (nói trên), khi ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước còn cần phải tính đến yêu cầu hợp pháp và yêu cầu hợp lý đối với thủ tục xây dựng và ban hành văn bản như: thẩm quyền chuyên môn, trình tự theo luật định, kịp thời và tính đơn giản của thủ tục.

3. Những yêu cầu về thể thức văn bản

Thể thức văn bản quản lý hành chính nhà nước là những yếu tố pháp lý tạo nên văn bản. Mỗi văn bản quản lý nhà nước khi ban hành phải có đầy đủ các yếu tố đó. Hình thức trình bầy các yếu tố này cũng phải tuân theo các quy định của Nhà nước. Căn cứ vào Thông tư số 01/2011/TT- BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính thì thể thức trong các văn bản được trình bày như sau:

3.1. Về phông chữ trình bày văn bản:

Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.

3.2. Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản và vị trí trình bày a. Khổ giấy a. Khổ giấy

Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm). Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển được trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn (khổ A5).

b. Kiểu trình bày

Văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài).

Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng).

c. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)

Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm; Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm.

3.2 Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một trang giấy khổ A4: A4:

Thực hiện theo Thông tư số 01/2011/TT- BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ

41

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu môn kiến thức chung và chuyên ngành phục vụ thi tuyển công chức cấp xã năm 2014 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)