- 0,01933
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
Do tình hình kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng, nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật để tạo ra môi trường pháp lý ổn định cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hệ thống pháp luật nước ta chưa thật đồng bộ, chưa thực sự là chỗ dựa pháp lý cho các nhà kinh doanh. Do đó, xin kiến nghị với Chính phủ cần có những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo luật pháp phải được thực hiện một cách nhất quán và triệt để. Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng yêu cầu tăng cường pháp chế trên lĩnh vực hoạt động ngân hàng đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện - hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế thế giới. Chính phủ cần ban hành kịp thời những văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn thi hành những điều luật mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế.
Chính phủ cần có những biện pháp đồng bộ để ổn định chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đối nội cũng như đối ngoại của đồng tiền. Khi tiền tệ ổn định thì nó có tác động rất lớn cho hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động của ngân hàng. Bởi vì khi đó, người dân sẽ yên tâm gửi tiền vào ngân hàng, làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên và ổn định hơn. Ổn định chính sách tiền tệ làm cho nền kinh tế phát triển ổn định, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng nhất là rủi ro tín dụng. Do đó ngân hàng sẽ mạnh mẽ hơn trong việc cho vay, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước phải ráo riết triển khai thực hiện các cam kết trong Hiệp định Việt - Mỹ, các thoả thuận song phương với liên minh Châu Âu, Nhật Bản cũng như WTO để ngân hàng Nhà nước Việt Nam có sự hội nhập đầy đủ hơn vào thị trường tài chính khu vực cũng như thế giới một cách chủ động, mở ra một thị trường vốn đầy tiềm năng cho các ngân hàng
Việt Nam.