Thị trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tatsumi seiko việt nam (Trang 26)

Ban đầu thị trường của Công ty chỉ là một số tỉnh lân cận thành phố Hà Nội như Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên. Do chính sách mở rộng thị trường và mạng lưới đại lý. Nên thị trường của Công ty được mở rộng. Nhanh chóng nắm bắt được các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như nhu cầu của thị trường miền Bắc như Hải Dương, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn. Và giờ thị trường của công ty đó rộng khắp toàn miền bắc nước ta và miền trung với các thành phố lớn như Vinh, Huế, Đà nẵng.

Bảng 1.2 : Doanh thu bán hàng theo thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty TNHH Tatsumi Seiko Việt Nam.

Đơn vị:Đồng.

Hà Nội 3.456.278.700 3.589.609.500 4.578.290.750 Hải Phòng 2.689.340.250 2.678.902.780 2.900.356.260 Bắc Ninh 1.345.786.900 1.456.894.450 1.568.200.820 Hưng Yên 965.345.780 1.098.765.530 1.789.302.300 Thái Nguyên 732.642.670 987.123.900 1.345.900.320 Quảng Ninh 1.478.324.200 2.765.300.460 3.246.578.300 Vĩnh Phúc 890.698.800 789.960.800 823.672.450 Đà Nẵng 567.340.400 760.321.900 723.307.100 Vinh 476.435.320 768.900.530 590.678.620 Thị trường khác 1.965.157.330 3.554.787.850 1.780.291.600 Tổng 14.567.350.350 18.450.567.700 19.346.578.520

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm)

Qua bảng tổng kết doanh thu của một số thị trường tiêu thụ của công ty ta nhận thấy được :

- Hà Nội năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tăng là 133.330.800đ, tốc độ tăng 103,85%. Năm 2012 so với năm 2011 doanh thu tăng 988.681.250đ, tốc độ tăng là 127,54%.

- Hải Phòng năm 2011 so với năm 2010 doanh thu giảm là -10.437.470đ, tốc độ giảm là 99,61 %, năm 2012 so với năm 2011 doanh thu tăng 221.453.480đ tốc độ tăng là 108,26%.

- Bắc Ninh năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tăng là 111.107.550đ, tốc độ tăng 108,25%. Năm 2012 so với năm 2011 doanh thu tăng 111.306.370đ, tốc độ tăng là 107,63%.

- Hưng Yên năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tăng là 133.419.750đ, tốc độ tăng 113,82%. Năm 2012 so với năm 2011 doanh thu tăng 690.536.770đ, tốc độ tăng là 162,84%.

- Thái Nguyên năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tăng là 254.481.230đ, tốc độ tăng 134,73%. Năm 2012 so với năm 2011 doanh thu tăng 123.432.260đ, tốc độ tăng là 109,82%.

- Quảng Ninh năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tăng là 862.450.370đ, tốc độ tăng 172,65%. Năm 2012 so với năm 2011 doanh thu tăng 481.277.840đ, tốc độ tăng là 117,40%.

- Vinh Phúc năm 2011 so với năm 2010 doanh thu giảm là -100.738.000đ, tốc độ tăng 88,69%. Năm 2012 với năm 2011 doanh thu tăng 33.711.650đ, tốc độ tăng là 104,26%.

- Đà Nẵng năm 2011so với năm 2010 doanh thu tăng là 192.981.500đ, tốc độ tăng 134,01%. Năm 2012 so với năm 2011 doanh thu tăng -37.014.800đ, tốc độ tăng là 95,13%.

- Vinh năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tăng là 292.465.210đ, tốc độ tăng 161,38%. Năm 2012 so với năm 2011 doanh thu giảm là -178.221.910đ, tốc độ tăng là 76,82%.

- Thị trường khác năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tăng là 1.589.630.520đ, tốc độ tăng 180,89%. Năm 2012 so với năm 2011 doanh thu giảm là -1.774.496.250đ, tốc độ giảm là 50,08 %.

Các mặt hàng kinh doanh chính của công ty có doanh số ổn định tương đối qua các năm. Tuy nhiên mức doanh số của các mặt hàng này không ổn định qua các năm. Một nhân tố quan trọng tạo nên sự thay đổi trong tỷ trọng các mặt hàng, nhóm hàng kinh doanh chính của công ty qua các năm là do công tác chỉ đạo bán hàng của công ty. Đứng trước xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt, xu thế hội nhập ngày càng mạnh mẽ, trong thời gian đầu công ty còn gặp nhiều khó khăn và điều kiện vật chất kỹ thuật cho nên chưa kịp đổi mới để đáp ứng các thay đổi của thị trường. Do vậy doanh số các mặt hàng qua các năm của công ty có mức tăng trưởng chậm. Các mặt hàng của công ty chưa có sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác nên chưa tạo ra được lợi thế cạnh tranh cho công ty. Chất lượng của mặt hàng nhìn chung chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thị trường miền Bắc là thị trường có sức tiêu thụ lớn, yêu cầu về chất lượng sản phẩm mẫu mã cao, giá thành phải chăng nhưng Công ty vẫn luôn cố gắng tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu của thị trường, vì quan hệ với thị trường này Công ty có thuận lợi về mặt địa lý, dễ dàng trong khâu vận chuyển… Còn thị trường miền Trung và miền Nam là những thị trường mới của Công ty, nhu cầu về sản phẩm cũng tương đối lớn, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao, mẫu

mã không cầu kỳ như ngoài miền Bắc nhưng không thuận lợi về mặt địa lý, khó khăn trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên do Công ty liên doanh liên kết với nhiều công ty trên khắp thị trường Bắc, Trung, Nam vì thế nên Công ty không ngừng phát triển, mở rộng thị trường ở các miền này để nâng cao vị thế của Công ty trên thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty TNHH tatsumi seiko việt nam (Trang 26)