Nguyên nhân thứ tư là do thưviện trường ta chưa cónhiều loạisách tham khảo sách chuyên ngành cho sinh viên khoa kinh tế nên dù muốn đọc nhưng cũng

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả cho sinh viên khoa kinh tế trường đại học đồng tháp (Trang 45)

không có sách. Nhà trường chưa mở nhiều hội sách cho sinh viên tìm hiểu thêm nhiều loại sách mới có ích cho việc học tập.

3.2 Giải pháp đề ra

Sau đây là một số giải pháp của các chuyên gia

 Nâng cao ý thức tự học bằng cách đọc tài liệu, sách báo,… Cố gắng vượt thói quen “lười đọc” của mình, ít nhất 1 tháng đi hiệu sách hay đi thư viện 1 lần, mua ít nhất 1 cuốn sách mình thích để đọc. Đọc ít nhất 1 cuốn sách mỗi tuần. Luyện tập thói quen tặng sách hay cho bạn bè, người thân thay vì các món quà khác.

 Đừng bị áp lực khi đọc sách. Có thể đọc tự do, nhiều thể loại kể cả sách in đến sách điện tử. Dành nhiều thời gian rãnh mà ta thường vô tình bỏ qua để đọc: đọc trên xe, khi chờ ở xe buýt, hay chờ đợi việc gì (ai) đó, trước khi đi ngủ và cả chủ động đọc để chuẩn bị cho bài học mới hay buổi nói chuyện của mình,… Đây là quá trình tự học hỏi, hoàn thiện mình từ sách báo, tri thức của tiền nhân trí tuệ của nhân loại mà chúng ta nên ứng dụng.

 Xác định mục đích đọc sách bằng cách trả lời câu hỏi: “Đọc để làm gì?”, “Đọc sách gì, chỗ nào và đọc như thế nào?”. Điều này giúp sinh viên tránh đọc tràn lan, tốn công sức và thời gian. Đồng thời có cách đọc hợp lý và quyết định phương hướng khai thác vấn đề trong cùng một cuốn sách. Ghi chú lại bằng giấy những điều quan trọng hoặc vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hóa tri thức của cuốn sách.

 Cần sớm ban hành bằng văn bản có hệ thống về một số khái niệm và nội dung của văn hoá đọc, để sinh viên và mọi người hiểu một cách tường minh về văn hoá đọc. Bởi lẽ hiện nay, văn hoá đọc chưa có một định nghĩa chuẩn mực và thống nhất, đa số chưa nắm được thế nào là văn hoá đọc

 Xây dựng một chương trình giáo dục kỹ năng đọc trong môi trường truyền thống và môi trường điện tử để giảng dạy không chỉ ở các trường đại học mà còn tổ chức giảng dạy cho trẻ em ngay khi cắp sách tới trường cho tới bậc đại học. Trên tinh thần đó nên đưa văn hóa đọc vào chương trình kiến thức thông tin

của nhà trường, coi văn hóa đọc như là một nội dung để phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên, tạo ra một kỹ năng mới giúp cho quá trình học tập suốt đời được hiệu quả hơn.

 Cụ thể ta có phuơng pháp đọc hiệu quả gồm các bước sau:

Bước 1 : Đọc nhanh mục lục, đọc lướt tên các chương để biết cấu tạo cuốn sách. Người ta khuyên nên giới hạn công việc này trong vòng 5 phút. Nếu quyết định đọc tiếp, thì sang bước 2.

Bước 2: Đọc các câu mở đầu và những câu kết luận mỗi chương. Bên trong mỗi chương thì đọc nhanh những câu đầu và câu kết của các đoạn. Thời gian cho mỗi chương là 3 - 4 phút. Đánh dấu bằng bút màu những chỗ cần chú ý. Nếu thấy cần tiếp tục thì sang bước 3. (Điều quan trọng là luôn ghi dấu các điểm quan trọng khi đọc).

Bước 3: Tiếp tục đọc cả cuốn sách hoặc chọn những chương có giá trị cho công việc tìm kiếm thông tin của mình để đọc kỹ hơn.

Bước 4: Suy ngẫm về nội dung của những điều đã đánh dấu và tìm tài liệu liên quan. Tập trung đọc hiệu quả có nghĩa là đối với các vấn đề khó hiểu, phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Chỗ nào chưa hiểu, chưa rõ, phải đánh dấu để tiếp tục tìm hiểu thêm bằng đọc thêm sách, nghe giảng thêm, trao đổi, mạn đàm với người khác…

Sau đây là một số giải pháp do nhóm đề ra: - Đối với sinh viên:

+ Việc đầu tiên cần làm là sinh viên cần sắp xếp cho mình một lịch trình cho bản thân trong một ngày, bạn không cần dành nhiều thời gian chỉ cần 5 đến 10 phút cho việc đọc giáo trình mà giảng viên hướng dẫn.

+ Nếu các bạn không biết phần nào quan trọng hay không hiểu phần nào ta nên chủ động trao đổi cùng bạn bè hoặc hỏi những anh chị năm trước.

+ Vừa đọc vừa ngẩm nghĩ và ghi chú những ý căn bản, cốt lỗi và quan trọng, dùng bút chì (nhưng tốt hơn là bút nhớ) đánh dấu những ý đó để sau này khi quên ta có thể xem lại.

+ Mỗi ngày, khi lên mạng chơi game, chat cùng bạn bè, ta nên dành ít thời gian ghé các trang báo 24h, báo Dân trí,… xem các chuyên mục kinh tế để cập nhật thông tin hay bổ ích khi vào lớp chúng ta có thể thảo luận những vấn đề đó cùng bạn bè.

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng đọc sách và đề ra phương pháp đọc sách hiệu quả cho sinh viên khoa kinh tế trường đại học đồng tháp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w