Đây cũng là một khâu quan trọng của việc đọc sách để biến kiến thức thành của mình. Ghi chép có thể có nhiều cách, phổ biến nhất là ba cách sau:
+ Ghi chép nguyên văn những từ hay, những câu văn, câu thơ hay... của tác giả, hay ghi chép một câu phê bình hay.
+ Ghi tóm tắt công trình sau khi đọc (chương, mục, luận điểm chính, luận điểm mới...)
Phải nói rằng rất ít người có được một trí óc siêu việt có thể nhớ hết những gì mình đọc. Vì vậy ghi chép là một thao tác quan trọng khi đọc sách, giúp chúng ta ghi nhớ hơn những kiến thức đã đọc được.
Tóm tắt chương 1:
Chương 1 đã đưa ra các khái niệm về sách và phương pháp đọc sách hiệu quả nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về bản chất của công việc đọc sách. Đọc sách rất có ích, giúp đọc giả có thể nâng cao kiến thức và đồng thời cũng tốt cho sức khỏe. Bên
cạnh vấn đề đọc sách cũng tồn tại nhiều nhân tố ảnh hưởng. Biết về các nhân tố đó để ta có thể điều chỉnh việc đọc sách cho phù hợp. Đồng thời học hỏi kinh nghiệm đọc sách để đọc sách hiệu quả hơn.
Chương 2
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỌC SÁCH
CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP2.1 Mô tả thực trạng 2.1 Mô tả thực trạng
2.1.1 Thông tin thứ cấpa) Văn hóa đọc xuống dốc a) Văn hóa đọc xuống dốc
Không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới cũng diễn ra tình trạng báo động về văn hóa đọc. Theo PGS.TS Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch
Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, ở Nga hiện nay, trên nhiều đường phố và Trung tâm thương mại luôn phải xuất hiện các khẩu hiệu kêu gọi mọi người đọc sách như “Đọc để học, đọc để làm người!”. Còn ở Mỹ, theo kết quả điều tra thì chưa tới 1/3 trẻ em ở lứa tuổi 13 có hứng thú đọc sách hàng ngày, giảm 14% so với 2 thập kỷ trước. Cũng theo số liệu điều tra xã hội học, dân số Mỹ ở độ tuổi từ 15-24 xem ti vi trung bình 2 tiếng mỗi ngày nhưng đọc sách thì không quá 17 phút/ngày.
Nhìn những con số thống kê này, nhiều người xót xa khi nhớ lại thời kỳ hoàng kim của văn hóa đọc trước đây. Đó là khi công nghệ thông tin, internet, các phương tiện nghe nhìn... chưa phát triển, sách dường như là cánh cửa duy nhất để mở mang tri thức, nâng cao dân trí... Vì thế, những cuốn sách kinh điển luôn là đối tượng được săn lùng, gối đầu giường của không ít người. Không chỉ sinh viên, học sinh - những người cần phải trang bị kiến thức sâu rộng để trưởng thành mà những trí thức, những người có học hàm, học vị cao trong xã hội cũng đua nhau săn lùng, tuyển chọn và tạo dựng một tủ sách riêng cho nhà mình.
b) Thực trạng trong người dân
Sách giữ vai trò quan trọng là thế và mới vài chục năm trước chúng ta có một nền văn hóa đọc phát triển đến như vậy. Còn bây giờ?
PGS.TS Trần Hữu Tá đưa ra con số mà theo ông là “thảm hại, bi đát và không thể chấp nhận được”: một người Việt Nam mỗi năm chỉ đọc 0,6 cuốn sách! Điều đáng nói là con số này trên thực tế có thể còn thấp hơn nữa vì ông Tá dựa vào số liệu thống kê đầu sách xuất bản của cả nước (xuất bản chừng ấy nhưng biết đâu số lượng mua về để đọc thấp hơn?).
Con số về một khảo sát “bỏ túi” đối với những người ở lứa tuổi 20-30 của ông Lý Trường Chiến, Giám đốc phía nam www.dantri.com.vn và tạp chí Trí Tri cũng không khỏi gây sốc: 70% chỉ học chứ không đọc tham khảo thêm; 12% có đọc sách, truyện ngoài chuyên môn; 80% không đọc sách trong một năm qua; 98% không đọc sách tuần qua và 100% nói gần như chẳng để ý đến thơ. Còn đây là kết quả quan sát của ông tại một phòng chờ sân bay có tất cả 50 người. Trong số đó, có
8 người nước ngoài thì có 4 người đang đọc sách; hơn 40 người Việt Nam thì chỉ có 3 người đọc báo, số còn lại lang thang chờ, ngủ, xem TV hay lơ đễnh…
c) Thực trạng trong sinh viên-giới trẻ
Tình trạng đáng buồn nói trên xảy ra ngay cả đối với sinh viên, giới cần đọc sách nhiều nhất. Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Vân, Đại học Ngoại thương TP.HCM, thừa nhận mỗi khi cần kiến thức của một lĩnh vực nào đó, các sinh viên chỉ việc lên Google, gõ key word và nhấn enter là xong. Thông tin tìm được quá dễ nên sách bị cho ra rìa. TS Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, kể trường này từng phải áp dụng biện pháp “cưỡng chế”, kể cả việc giúi sách vào tay để tạo cho sinh viên của mình có thói quen đọc tài liệu tham khảo.
Hơn 100 phiếu thăm dò, thu thập ý kiến về việc đọc sách đã được gửi đến sinh viên đang theo học hai khối khoa học tự nhiên và khoa học xã hội & nhân văn. Kết quả: Rất nhiều bạn cho rằng sinh viên ngày nay ít đọc sách và lý do chính là không đủ tiền cũng như không có thời gian rảnh rỗi. Hai điều được viện dẫn trên chung quy là vì nhu cầu đọc thấp, "có thì đọc, không thì thôi"; mà chữ viết, ngôn ngữ không phải là thứ thường được dọn ra sẵn như âm thanh, hình ảnh... Đánh giá mức độ quan tâm của mình đối với sách, 70% sinh viên cho là bình thường, 5% tự nhận "ít quan tâm", chỉ còn 25% có thể gọi là người... yêu sách. Đó phải chăng là sự thất sủng của sách vào thời đại mà văn hóa nghe nhìn lên ngôi? Trên mạng Internet, người đọc toàn cầu cũng có thể tìm thấy ít nhất 25 triệu trang web mà nội dung xoay quanh vấn đề đọc sách, hướng dẫn và phát huy kỹ năng đọc, giới thiệu những quyển sách cần đọc cho từng đối tượng, đặc biệt là trẻ em và thanh niên... Trên những trang web này có rất nhiều lời kêu gọi kiểu như "hãy mở sách ra như mở mang trí tuệ của bạn"... Rõ ràng ai cũng muốn cứu vãn nền văn hóa đọc đang xuống cấp, chỉ có điều không biết những trang web này có được nhiều bạn trẻ viếng thăm hay không... Giới trẻ ngày nay thường rất tự tin để lựa chọn cách sống cho mình, họ cũng muốn nhận thức cuộc sống bằng con mắt của chính mình. Nhưng có thể nhận thức được nhiều hơn không khi mà cảo thơm... không được lần giở nữa?
Chuyện lấp lỗ hổng kiến thức hay bồi dưỡng tâm hồn bằng sách lại là chuyện của nghệ thuật đọc sách. Bởi như lời của André Maurois: "Đọc sách cũng như yêu đương, người ta chỉ tìm thấy những gì mình đem lại!". Điều quan trọng là bằng cả trái tim mình, không ngừng hoàn thiện chính mình. Và khi ấy, chỉ với 1 tâm thế thật hồn nhiên, người ta mới càng dễ dàng thu nhận tất cả. Tất cả sách lúc ấy cũng chỉ là phương tiện - phương tiện giúp đời sống của mình đẹp hơn, phong phú hơn.
Riêng với sinh viên được thăm dò, không kể sách chuyên ngành (62% sinh viên có đọc) loại sách được đọc nhiều nhất thật ngạc nhiên lại là truyện tranh (60%), kế đến là truyện ngắn (50%), truyện dịch (35%), tiểu thuyết trong nước (30%) và thơ (20%). 50% SV quan tâm đến văn học trong nước hơn (văn học nước ngoài: 30%, 20% không ý kiến). Nhưng cũng ngậm ngùi thay, hầu hết sinh viên này không đọc thêm sách văn học nào khác ngoài sách giáo khoa.
Trả lời cho câu hỏi "Tên tác giả và tác phẩm ưa thích nhất" là đã vẽ nên một nét diện mạo tâm hồn người đọc. Nhưng có đến 20% sinh viên hoàn toàn không có ý kiến trong khi câu hỏi không khó tới độ không trả lời được nếu người ta đã từng có vài "mối tình vắt vai" với sách. Bạn Đ.T.H, sinh viên năm thứ 3 Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), nói: "Tôi có thích nhưng không nhớ nổi tên một tác giả nào!". Biết được qua việc chúng tôi thăm dò, giải trí cũng là mục đích cao nhất của những người đọc sách hôm nay.
2.1.2 Thông tin sơ cấp
Qua đó ta đi đến kết quả khảo sát thực trạng tại khoa kinh tế trường Đại học Đồng Tháp. Khi nghiên cứu vấn đề đọc sách của sinh viên thì hiệu quả của việc đọc sách của sinh viên chính là trọng tâm, cốt lõi và cùng với đó là các vấn đề xoay quanh sau: