Từ những nhân tố ảnh hướng đến môi trường đầu tư cũng như những tác động của môi trường đầu tư đến việc phát triển kinh tế - xã hội mà trong thời gian tới cần ưu tiên công tác hoàn thiện môi trường đầu tư theo hướng ngày càng minh bạch thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên công việc này không thể nóng vội, không thể đòi hỏi có kết quả ngay mà cần thời gian và phải có một chiến lược cụ thể. Sau đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư cũng thúc đấy việc thu hút vốn đầu tư vào địa bàn Mộc Châu
3.2.1 Khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính
Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài rất quan tâm đến chủ trương chính sách đầu tư khi quyết định đầu tư vào một tỉnh nào đó vì điều nay quyết định đến công việc kinh doanh, công cuộc đầu tư sau này của họ. Đặc biệt là tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài có thể thay đổi lớn khi có những thông báo về chính sách tích cực. Yêu cầu chung về đổi mới cơ chế chính sách, luật pháp là ngày càng minh bạch, công khai, dễ dự đoán với nội dung đảm bảo thuận tiện và bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư. Hơn nữa, thể chế, chính sách và luật pháp phải được xây dựng và hoàn thiện trên nguyên tắc: cùng có lợi tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế, không phân biệt đối xử. Các giải pháp cụ thể đưa ra là :
* Các khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách
Tỉnh Sơn La cần đặt mục tiêu ổn định cơ sở pháp lý và chế độ sở hữu lên hàng đầu để tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn. Hệ thống luật pháp hoàn thiện là cơ sở đảm bảo quyền lợi vật chất, vốn, lợi nhuận…cho các nhà đầu tư từ đó mà khuyến khích họ đầu tư hơn nữa vào địa bàn tỉnh.
Hình thành và hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ nhằm tăng thêm nguồn vốn đầu tư phát triển: hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đi đôi với tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo sự thống nhất về chính sách, tự chủ và năng động trong triển khai thực hiện. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, chống đầu cơ, trục lợi nâng giá; tăng cường công tác quản thu,
chống thất thu, quản lý chặt chẽ hoá đơn, chứng từ, kiểm tra chặt chẽ quyết toán thuế, thu kịp thời, đầy đủ các khoản tồn đọng. Kiên quyết xử lý các vi phạm về thuế. Bên cạnh đó nghiêm túc chỉ đạo thủ tướng chính phủ về các giả pháp kiểm soát lạm phát, kiểm soát tăng giá, đi đôi với thúc đẩy phát triển sản xuất, đảm bảo ổn định kinh tế. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ việc tăng tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng nhưng phải đảm bảo tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng
Chuẩn bị các điều kiện để triển khai tốt hơn nữa Luật kinh doanh và Luật đầu tư chung. Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động và phát triển theo cơ chế thị trường, dễ dàng tiếp cận với các chính sách khuyến khích đầu tư và chương trình hỗ trợ của nhà nước cũng như của tỉnh về đầu tư và tín dụng, về mặt bằng sản xuất, thông tin thị trường, tư vấn kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực và các dịch vụ phát triển kinh doanh. Rà soát dánh giá chính sách quy định về khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của khu vực công nghiệp, phát triển khu vực dịch vụ, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xuất khẩu. Đẩy mạnh xã hội hoá trong việc thu hút vốn đầu tư của dân cư vào phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương.
* Giải pháp về cải cách hành chính
Tập trung tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế chính sách, đảm bảo kinh doanh bình đẳng, thuận lợi. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tư nhân đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ.
Hỗ trợ vốn từ ngân sách cho các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu triển khai dự án như: Bồi thường, giải phóng mặt bằng, chậm nộp tiền thuê đất, tăng thời gian được giảm thuế.… Có tác dụng thiết thực để doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện dự án.
Thực hiện các hoạt động dịch vụ tư vấn đầu tư nhằm thúc đẩy quá trình đầu tư và thị trường tư vấn tài chính.
Thời gian tới cần phát huy hơn nữa hiệu quả của cơ chế “một cửa tại chỗ”, đây là yếu tố đảm bảo sự thành công trong qúa trình thu hút đầu tư. … Theo cơ chế này thì sẽ dần xoá bỏ cơ chế xét duyệt từng trường hợp cụ thể
đối với một số thủ tục, bỏ thủ tục xin giấy phép xây dựng, giấy phép xuất nhập khẩu.
Để tiếp tục thúc đẩy cơ chế này, các Bộ, ngành trung ương uỷ quyền cho ban quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng cụ thể hoá, minh bạch hoá các quy hoạch, kế hoạch hướng dẫn để một mặt tạo thuận lợi cho Ban quản lý trong quá trình thực hiện, mặt khác đảm bảo tính thống nhất quản lý theo khuôn khổ pháp luật chính sách của nhà nước.
Đối với từng địa phương như ở Sơn La thì việc thực hiện cơ chế một cửa đã tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên thực tế thì vẫn còn nhiều hạn chế vì thế cần phải thực hiện một số điểm sau:
+ Tiếp tục duy trì và thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật đã ban hành như: Quy chế thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu tư; Quy chế phối hợp quản lý nhà nước sau cấp phép đầu tư; thực hiện nghiêm túc và giải quyết dứt điểm các chế độ quy định về ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn
+ Từng cơ quan đơn vị thực hiện việc cải cách các thủ tục hành chính thông qua việc rà soát lại các quy định để chỉnh sửa bổ sung theo hướng đơn giản hoá. Mặt khác, từng cơ quan, đơn vị phải niêm yết công khai các thủ tục, quy định rõ thời hạn phải thực hiện, kèm theo đó gắn với trách nhiệm của người đứng đầu về việc thực hiện các thủ tục đó.
+ Ban hành đồng bộ các chính sách về tài chính, ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi về tài chính. Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư được vay vốn với lãi suất thấp từ Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc thực hiện việc hỗ trợ lãi suất tiền vay. Đây là giải pháp tích cực giúp đỡ nhà đầu tư triển khai nhanh quá trình thực hiện dự án của mình.
+ Thống nhất trong cơ chế “Tiền đăng hậu kiểm” từ các thủ tục trình duyệt dự án, các thủ tục trong xây dựng, các thủ tục về đảm bảo môi trường, các thủ tục về thanh tra, kiểm tra... Nhằm tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp thực hiện dự án một cách thuận lợi nhất.
3.2.2 Nâng cao tính đồng bộ và hiện đại của cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng là môi trưòng đầu tư cứng, nó có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư, làm nền móng cho hoạt động đầu tư. Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng ở Bắc Ninh đã có nhiều đổi mới theo hiện đại hoá, đồng bộ hoá nhưng không phải vì thế mà quá trình phát triển hệ thống cơ sở nền móng này lại không tiếp tục được quan tâm. Phát triển cơ sở hạ tầng đồng nghĩa với việc xây dựng đường giao thông, bến bãi nhà ga, hệ thống cung cấp điện nước, thông tin, bưu điện…. đặc biệt là phát triển công nghệ thông tin từ cấp tỉnh đến cơ sở.
Chất lượng cơ sở hạ tầng quyết định đến hiệu quả đầu tư nên nó được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm trước hết. Việc phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng nằm trong chiển lược thu hút đầu tư không chỉ tại Mộc Châu mà đây còn là vấn đề có tính quốc gia. Tuy nhiên vấn đề này không phải một lúc chúng ta có thể giải quyết xong được, nó đòi hỏi lượng vốn lớn để chuẩn bị. Các giải pháp đặt ra là:
+ Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, nhất quán trong suy nghĩ và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nhiệm vụ và lợi ích cả trước mắt và lâu dài của các dự án đầu tư, của việc tiếp tục phát huy tối đa nội lực để làm động lực thu hút các nhà đầu tư. Từ đó, tự giác để tham gia quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhất là chấp hành quy hoạch và giải phóng mặt bằng.
+ Chủ động tích cực làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, tiếp tục cải cách hành chính và tạo sự đồng thuận cao hơn trong hệ thống chính trị và doanh nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, ưu tiên giải quyết việc làm cho nhân dân ở những vùng thu hồi đất.
+ Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để phát triển thương mại như trung tâm thương mại, hệ thống chợ, quan tâm xây dựng chợ cho các trung tâm cụm xã.
3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan xúc tiến đâu tư
Thực tế cho thấy kết quả thu hút tại Mộc Châu vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chính là hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh chưa được quan tâm đúng mức. Mộc Châu đã nỗ lực rất nhiều trong việc quảng bá hình ảnh của mình
nhưng thực tế lại cho thấy còn rất nhiều bất cập trong những chính sách và dịch vụ cung cấp cho những nhà đầu tư hiện đại và tiềm năng. Để thực hiện được vai trò là một công cụ hiệu quả đối với quá trình phát triển kinh tế, hoạt động xúc tiến đầu tư tại Mộc Châu cần phải được nâng tầm hơn nữa. Cụ thể:
* Cải thiện nguồn nhân lực cho hoạt động xúc tiến đầu tư
Một chính sách và khuôn khổ pháp lý rõ ràng cùng với các chiến lược xúc tiến bài bản tự chúng không thể đảm bảo kết quả hoạt động thực tế. Quá trình xúc tiến đầu tư muốn thành công cần có được nhưng cán bộ nắm tốt những nhiệm vụ liên quan, có trách nhiệm và chuyên môn giỏi.
Theo ý kiến đánh giá của một số nhà đầu tư thì đội ngũ cán bộ còn chưa đáp ứng được các yêu cầu về các kỹ năng quản lý, ngoại ngữ, khả năng maketing. Đây là trở ngại, rào cản cho việc tiến hành một số hoạt động thu hút đầu tư có hiệu quả. Chúng ta cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ. Các chương trình đào tạo cần nhằm vào những nhu cầu cụ thể của từng nhóm dân sự và cung cấp cho đội ngũ cán bộ những kỹ năng và kiến thức thiết thực giúp họ hoàn thành nhiệm vụ.
* Tăng cường hoạt động maketing tại địa phương
Tăng cường sự phối hợp giữa UBND huyện với các sở, ban ngành của tỉnh trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống dịch vụ - du lịch, quảng bá du lịch Mộc Châu.
Cần thiết kế ra hình ảnh địa phương để thoả mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu. Trước tiên cần đánh giá đúng thực trạng của địa phương từ đó có kế hoạch xây dựng hình ảnh, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của địa phương; có chiến lược maketing cho địa phương một cách cụ thể.
Bên cạnh đó cần củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng trong tương lai bằng cách tăng cường gặp gỡ tiếp xúc với các cán bộ quản lý hoạt động đầu tư nhằm lấy ý kiến của các nhà đầu tư cũng như giải đáp thắc mắc, tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho họ. Ngoài ra cần thiết lập đường giây nóng và hòm thư góp ý để có kênh thông tin kịp thời đến những vấn đề khúc mắc trong đầu tư của các đơn vị
Hiện nay Mộc Châu đã áp dụng cơ chế một cửa tại chỗ, đã tiết kiệm về thời gian, tiền bạc và giảm thiểu rất nhiều phiền hà cho các nhà đầu tư trong quản lý hành chính. Nhưng huyện vẫn cần có những biện pháp để tạo ra ưu thế vượt trội nhằm thúc đẩy việc thu hút đầu tư. Trong đó vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng được đặt lên hàng đầu
Cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp về tuyển dụng lao động cho tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
Giảm chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư: giảm tiền thuê bất động sản, cắt giảm các chi phí đầu vào như điện nước, viễn thông, hỗ trợ vay vốn….
Có thể nói rằng công tác xúc tiến đầu tư là quan trọng nhất trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Mộc Châu. Vì thế trong quá trình hoạt động cần xây dựng một chương trình xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để khai thác hiệu quả tiềm năng của địa phương.