Công tác xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư tại huyện Mộc Châu (Trang 44)

Xúc tiến đầu tư là một công cụ đê thu hút đầu tư, dòng vốn đầu tư không thể coi là một thứ tự nhiên mà có vì hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hoá, tự do thương mại, các tập đoàn, các công ty xuyên quốc gia, các nhà đâu tư lớn và tiềm năng vẫn đang đổ về những nơi có môi trường đầu tư thuận lợi. Hơn nữa sự cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư giữa các quốc gia các vùng càng dữ dội hơn. Vì vậy chắc chắn sẽ có một bước chuyển biến từ cách tiếp cận thiên về quản lý sang cách tiếp cận thiên về xúc tiến đầu tư để thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội.

Những năm gần đây Mộc Châu đã có nhiều cải cách trong thủ tục hành chính , cơ sở hạ tầng được xây dựng và phát triển đồng bộ… tuy nhiên môi trường đầu tư như vậy sẽ không được biết đến nếu như không có môt chiến lược xúc tiến đầu tư cụ thể.

Thực tế cho thấy nhiều tỉnh có rất nhiều lợi thế trong viêc huy động đầu tư nhưng khi các nhà đầu tư đến khảo sát, thăm dò nhưng lại không bỏ vốn đầu tư mà lại tìm đến địa phương khác, xảy ra tình trạng như vậy phần lớn là do công tác xúc tiến đầu tư còn yếu kém, chưa kích thích được các nhà đầu tư khi tìm đến địa phương.

Thời gian qua, công tác xúc tiến đầu tư của huyện Mộc Châu đã thu đựơc những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội huyện. Trong đó đã thu hút được một số nhà đầu tư vào du lịch, thủy điện, khai thác khoáng sản, viễn thông( đầu tư được nhiều trạm BTS ), xây dựng khách sạn, cây xăng… tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào địa bàn khoảng trên 580 tỷ đồng. trong số đó có thể kể đến các nhà đầu tư có năng lực ký đầu tư phát triển du lịch Mộc Châu như : Công ty TNHH Tập Đoàn Đông Dương đăng ký đầu tư 9 dự án ( Gồm các dự án: Khách sạn 4 sao

và khu biệt thự lưu trú tại trung tâm Du Lịch Mộc Châu, khu nghỉ dưỡng sinh thái thác Dải Yếm, khu du lich Ngũ Động bản Ôn, Tòa nhà Đông Dương, Trung tâm dạy nghề Đông Dương, khu đô thị mới ECO – GREEN, khu du lịch rừng thông Bản Áng…); doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng đã triển khai đầu tư xây dựng khu thương mại – dịch vụ Sao Xanh qui mô 100 phòng khách, nhà mẫu giáo 400 học sinh; Công ty cổ phần phát triển rừng bền vững đăng ký đầu tư 3 dự án…

Công tác quảng bá hình ảnh được chú ý. Xây dựng thành công Webside giới thiệu về Mộc Châu và tiềm năng du lịch Mộc Châu; Tổ chức các buổi hội thảo gặp mặt các nhà đầu tư giới thiệu tiềm năng đầu tư vào Mộc Châu. Qua những hoạt động trên bước đầu Mộc Châu đã được nhiều người biết đến với hình ảnh về nơi du lịch hấp dẫn, lý tưởng là thiên đường du lịch.

2.2.4 Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội2.2.4.1 Môi trường kinh tế - tài chính2.2.4.1 Môi trường kinh tế - tài chính 2.2.4.1 Môi trường kinh tế - tài chính

Cùng với sự phát triển của cả nước trong những năm qua kinh tế huyện Mộc Châu đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất hàng hoá đang phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Những thành tựu mà tỉnh đã đạt được trong những năm qua thể hiện rõ sự nỗ lực của các cấp các nghành, các tầng lớp nhân dân trên chặng đường xây dựng và phát triển.

Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu kinh tế năm 2009-2010

STT Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Tổng giá trị gia tăng

( giá so sánh năm 1994) tỷ đồng 3.387,5 3.918,0 4.440 Nông-lâm-thuỷ sản tỷ đồng 1.292,3 1.368 1.390 Công nghiệp-xây dựng tỷ đồng 841,5 1.000 1.300

Dịch vụ tỷ đồng 1.253,7 1.550,0 1.750

Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2006- 2010

% 14.33

2 Tổng giá trị gia tăng

( giá hiện hành ) Tỷ đồng 9.374,5 11.750 13.710 - Nông-lâm-thuỷ sản tỷ đồng 7.299,8 4.687 4.958 - Công nghiệp-xây dựng tỷ đồng 1.985,4 2.579 3.381

- Dịch vụ tỷ đồng 3.091,5 4.458 5.048

- giá trị gia tăng bình quân

đầu người Triệu đồng 9,0 11,1 12.4

3 Cơ cấu tổng giá trị gia tăng theo ngành kinh tế (giá hiện hành)

- Nông-lâm-thuỷ sản % 45,9 43,3 39

- Công nghiệp-xây dựng % 21,2 22 24

- Dịch vụ % 33 34,6 37

4 Giá trị hàng xuất khẩu trên

địa bàn Triệu USD 7,37 8,5 10

5 Giá trị nhập khẩu trên địa

bàn Triệu USD 14 35 37

6

Ngân sách trung ương bổ xung cho ngân sách địa phương

Tỷ đồng 2.926 3.258

7 Chi ngân sách địa phương Tỷ đồng 3.058 3.689 3.984

8 Tổng huy động đầu tư toàn

9 Chỉ ngân sách địa phương Tỷ đồng 3.051 3.650 3.980

10 Tổng huy động vốn đầu tư

toàn xã hội Tỷ đồng 10.584 13.789 15.584

Nguồn: UBND huyện Mộc Châu

Nhìn chung các ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ đều có mức tăng trưởng cao và ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm gần đây đạt 14,33% ; thu nhập bình quân đầu người / năm tăng từ 3,548 triệu đồng lên 3.985 triệu đồng năm 2010. Tổng giá trị GDP năm 2010 là 4.440 tỷ đồng tăng 12% / năm.trong đó giá trị gia tăng nghành nông nghiệp đạt 1.292,3 tỷ đồng chiếm 39% ; ngành công nghiệp- xây dựng đạt 1.300 tỷ đồng chiếm 24% ; ngành dịch vụ đạt 1.750 tỷ đồng chiếm 37% tổng GDP .

Số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của huyện Mộc Châu đã có bước phát triển vững chắc. cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là xu hướng chuyển dịch : tăng dần tỷ trọng trong du lịch, dịch vụ ; giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp.Bước vào thực hiện kế hoạch năm 2010 tình hình thời tiết diễn biến phức tạp nắng nóng, khô hanh kéo dài… làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông, lâm nghiệp, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành các xã, thị trấn tập trung sửa chữa mương, phai dẫn nước đảm bảo nước tưới cho phần lớn diện tích lúa đảm bảo đủ nước cho nông nghiệp làm cho nông nghiệp vẫn giữ được nhịp độ phát triển.

Giai đoạn 2006- 20010, Mộc Châu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,33%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, thị trường từng bước được mở rộng; các vùng kinh tế được đầu tư theo hướng sản xuất hàng hoá. Cơ cấu GDP chuyển biến theo hướng tăng trưởng trong công nghiệp xây dựng và dịch vụ.

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Đảng bộ đã lãnh đạo thực hiện chương trình đảm bảo an ninh lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hoá, tập trung cải tạo và thâm canh ruộng nước, xây dựng mô hình sản xuất trồng rau, hoa có chất lượng kinh tế cao, giảm diện tích cây lương thực trên đất dốc. Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 113,939 nghìn tấn. Chương trình phát triển các cây công nghiệp theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất, diện tích phát triển hợp lý, trọng tâm là chương trình phát triển

chè gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Tổng diện tích chè năm 2005 có 2.650 ha, đến nay đạt 2.953 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 16.600 tấn. Đặc biệt, ngoài cây chè, Mộc Châu có nhiều loại cây ăn quả có chất lượng cao được xác định là nhóm cây trồng tăng thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân. Đến nay, toàn huyện đã có 3.430 ha cây ăn quả, sản lượng quả tươi các loại đạt 22.898 tấn. 25% diện tích vườn tạp đã được cải tạo và chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị cao như hồng giòn, đào Pháp... Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 18,2 triệu đồng. Chương trình phát triển chăn nuôi được quan tâm đầu tư toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Đến nay, toàn huyện có 65.132 con trâu, bò. Đặc biệt, đàn bò sữa tăng từ 3.500 con năm 2005 lên 5.237 con, sản lượng sữa tươi năm 2010 đạt 19.500 tấn tăng 43,1% so với kế hoạch, đàn bò lai sind hiện có 5.961 con; gia cầm có 635.534 con tăng 39,8% so với năm 2009.

Công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng có tiến bộ, toàn huyện trồng mới 387 ha; khoanh nuôi tái sinh 18.783 ha, bảo vệ rừng tự nhiên 91.193 ha, nâng độ che phủ của rừng từ 42,5% năm 2005 lên hơn 45% năm 2010.

Sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng trưởng khá, tập trung cao cho công nghiệp chế biến và công nghiệp điện. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2009 đạt 236,1 tỷ đồng tăng 22,2% so với năm 2008, trong đó quốc doanh đạt 176 tỷ đồng, doanh nghiệp tư nhân, cá thể đạt 60,1 tỷ đồng và doanh nghiệp có vốn nước ngoài đạt 1,87 tỷ đồng.

Trong sản xuất công nghiệp, Mộc Châu còn thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực thuỷ điện nhỏ như: Thuỷ điện Suối Tân I; Tà Niết, Mường Sang, Suối Sập với tổng vốn đăng lý trên 400 tỷ đồng; thương mại, du lịch tiếp tục phát triển, hàng hoá trên thị trường phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Doanh thu từ dịch vụ, du lịch năm 2010 đạt hơn 763 tỷ đồng; bưu chính, viễn thông cũng tăng trưởng mạnh, doanh thu đạt gần 21 tỷ đồng, số máy điện thoại bình quân 134 máy/1000 dân, tăng 28 máy so với năm 2009. Công tác đón nhận dân TĐC thuỷ điện Sơn La có nhiều cố gắng, nhất là công tác giao đất sản xuất, ổn định cuộc sống nơi ở mới cho đồng bào. Đến nay, huyện đã giao hơn 724 ha đất sản xuất cho 552 hộ dân TĐC; công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị được quan tâm.

Có thể nói, năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mộc Châu đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy

lợi thế, gắn với thị trường; các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế phát triển tương đối toàn diện; xây dựng được vùng nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát huy tốt nội lực, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài; kết cấu hạ tầng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị được tăng cường đầu tư xây dựng, phát huy hiệu quả rõ rệt, tăng thêm năng lực mới.

2.2.4.2 Môi trường chính trị - xã hội

* Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định và được giữ vững; quan hệ giữa nhân dân khu vực hai bên biên giới được củng cố. Bảo vệ an toàn các công tác của Trung ương, của các tỉnh Bắc Lào đến thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La và Huyện Mộc Châu; bảo vệ an toàn tuyệt đối kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2009-2010, Đại Hội Đảng các chi, Đảng bộ cơ sở, Đại Hội Đảng Bộ huyện khóa XX nhiệm kỳ 2010- 2015. Tiếp cục thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân tham gia phòng, chống và tố giác tội phạm, phòng chống tế nạn xã hội; 9 tháng đầu năm 2010 đã phát hiện 375 vụ việc, bắt xử lý 494 đối tượng, phối hợp làm rõ 358 vụ; khởi tố 218 vụ,335 bị can, xử lý hành chính 254 dối tượng, chuyển công an tỉnh Sơn La và cơ quan điều tra 27 vụ 44 đối tượng theo thẩm quyền. Trong đó đã phát hiện và bắt giữ 114 vụ, 174 đối tượng vi phạm về ma túy, tang vật thu giữ 10.48 kg Heerroin, 82.7g nhựa thuốc phiện,523 viên ma túy tổng hợp,80.950.000 VNĐ,1.000 USD, 1 xe ô tô , 38 xe máy các loại, 48 điện thoại di động,16 viên đạn quân dụng.

Chỉ đạo tăng cường công tác tuần tra kiểm soát giao thông, trong 9 tháng đầu năm 2010 đã phát hiện, xử phạt 6.028 trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ, phạt hành chính 2.460,83 triệu đồng; tai nạn giao thông xảy ra 8 vụ, va chạm giao thông 45 vụ, hậu quả chết 8 người, bị thương 54 người, hư hỏng 46 xe ô tô,54 xe moto.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Công tác phòng chống dịch, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia phong chống bệnh xã hôi, dịch bệnh nguy hiểm…; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm tổ chức triển khai thực hiện. Trong 9 tháng năm 2010 các bênh viện và trạm y tế xã đã tổ chức và điều trị cho 135.400 lượt bệnh nhân, tăng 4,1% so với cùng kỳ; công suất sử dụng giường bệnh 95%. Đẩy mạnh triển khai chiến dịch tuyên truyền vận động dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình tới các xã khó khăn

Lao động và việc làm, xóa đói giảm nghèo

Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm được thực hiện kịp thời và đồng bộ; thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án, các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn và hỗ trợ các hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo. Số lao động được giải quyết việc làm mới trong năm 2009 là 2.000 người, năm 2010 là 2.000 người. Số hộ nghèo giảm xuống từ 7.416 hộ năm 2009 xuống còn 7.329 hộ năm 2010.

Giáo dục, đào tạo

Tổ chức các hoạt động dạy và học gắn liềm với việc triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động” Hai không” với 4 nội dung, cuộc vận động” Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Chỉ thị số 11- CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Chất lượng giáo dục có chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi tăng so với năm học trứơc. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. So với năm học trước toàn huyện có 114 trường tăng 2 trường( do tách và thành lập mới), với tổng số 2.172 lớp, trên 41 ngàn học sinh và trên 3.400 cán bộ, giáo viên.

Tổ chức các hoạt động phát sóng thông tin, quảng cáo đảm bảo đúng pháp luật, tuân thủ tốt các quy định về thời gian, thời lượng đăng tải. Năm 2010 đã xây dựng đựoc 76 chương trình truyền thanh và 36 bản tin truyền hình phát trên sóng truyền thanh truyền hình huyện; gửi cộng tác viên với đài phát thanh truyền hình tỉnh Sơn La 7 trang truyền hình cơ sở. Duy trì được 3 đội chiếu bóng lưu động kết hợp với công tác tuyên truyền phục vụ nhân dân dân tộc vùng sâu, vùng xa với 950 buổi chiếu, phục vụ cho 220 ngàn lượt người xem; 265 đội văn nghệ; 496 đội thể thao…

2.2.5 Môi trường lao động

Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu lao động trên các góc độ: lao động theo ngành, theo trình độ, theo đào tạo và hơn hết là chất lượng tổng hợp của nguồn lao động bao gồm cả thể lực, trí lực, và khả năng kinh nghiệm, thái độ….

Bảng2.4. Dân số huyện Mộc Châu giai đoạn 2005 – 2009 phân theo giới tính và khu vực

Dân số (người)

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2005 42.483 70.232 72.251 33.513 108.970

2006 146.021 71.904 74.117 34.640 111.381

2007 148.805 73.548 75.257 34.766 114.039

2008 151.389 75.252 76.137 35.050 116.339

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư tại huyện Mộc Châu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w