ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI HUYỆN MỘC CHÂU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư tại huyện Mộc Châu (Trang 53)

Môi trường đầu tư của huyện Mộc Châu có rất nhiều ưu điểm, bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều khuyết điểm cần khắc phục. Qua phân tích môi trường đầu tư hiện tại cũng như nhu cầu sắp tới, em xây dựng bản phân tích SWOT về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức như sau:

2.3.1 Điểm mạnh (Strengths) * Có vị trí địa lý thuận lợi

Về vị trí và mối liên hệ trong Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Mộc Châu là khu vực có những lợi thế không nhỏ thể hiện ở những điểm sau.

Thứ nhất, Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối Sơn La và các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua quốc lộ 6, đồng thời, Mộc Châu còn có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập thông với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang (Luang Prabang) của nước CHDCND Lào và xa hơn là sang các nước ASEAN như Thái Lan, Myanmar…. Đối với thủ đô Hà Nội, Lóng Sập là cửa khẩu Quốc gia sang Lào có khoảng cách ngắn nhất.

Thứ hai, Mộc Châu là một trong những điểm nút giao thông quan trọng trên quốc lộ 6. Từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Sơn La, Hòa Bình, Lào, Điện Biên, Lai Châu.

Thứ ba, Mộc Châu nằm gần sân bay Nà Sản - Thành phố Sơn La với khoảng cách không quá xa (hơn 100 km) tương đối thuận tiện cho vận chuyển khách du lịch. Trong tương lai, khi sân bay Nà Sản được đầu tư nâng cấp mở rộng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi để Mộc Châu kết nối với các thị trường du lịch trong nước, khu vực và quốc tế.

Như vậy có thể thấy, vị trí địa lý đã tạo cho Mộc Châu một vị thế rất đắc địa để tổ chức một trung tâm của khu vực Tây Bắc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch.

* Điều kiện khí hậu mát mẻ, trong lành ở Mộc Châu đã tạo ra nhiều loại sản vật có giá trị

+ Sữa: là sản phẩm nông nghiệp cũng được coi là đặc sản của Mộc Châu. Sữa Mộc Châu có chất lượng tốt và có thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm từ sữa còn đơn điệu, chưa đa dạng. Đặc biệt các trang trại nuôi bò sữa ở Mộc Châu hoàn toàn có thể phát triển thành các điểm tham quan du lịch.

+ Chè: là loại cây công nghiệp được coi là đặc sản của Mộc Châu, hiện tại ở Mộc Châu chè đã được chế biến thành các sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu Mộc Châu, trong đó chè Mộc Châu đã được xuất khẩu sang Đài Loan và các nước khác trên thế giới. Trên thế giới, một số khu vực có những sản vật thiên nhiên nổi tiếng đều có các sản phẩm du lịch ăn theo như du lịch rượu vang (wine tourism) ở khu vực Địa trung hải, du lịch cà phê ở khu vực Nam Mỹ… . Ngoài ra hệ thống các đồi chè ở Mộc Châu cũng có thể tạo thành những nét độc đáo về cảnh quan đối với khách du lịch.

+ Ngô là loại cây màu phổ biến ở Mộc Châu do điều kiện địa hình, khí hậu. Đây có thể coi là loại cây trồng chiến lược của đồng bào dân tộc ở Mộc Châu, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống của nhân dân đặc biệt các dân tộc thiểu số. Nếu được khai thác những nương ngô xanh mướt cùng với những sản phẩm chế biến từ ngô sẽ trở thành những nét độc đáo của du lịch Mộc Châu.

+ Các sản phẩm nông nghiệp khác như cây ăn quả nhiệt đới, ôn đới, hoa, cá tầm, cá hồi… vừa là những sản phẩm phục vụ trực tiếp nhu cầu ăn uống, lưu niệm của khách du lịch đồng thời những cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như trang trại hoa, trang trại cây ăn quả, trang trại nuôi cá… đều là những điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách.

+ Các sản vật từ rừng núi như thuốc nam, mật ong, măng rừng… cũng là những sản vật có thể tạo thành các sản phẩm ẩm thực cũng như hàng hóa lưu niệm phục vụ khách du lịch.

* Sự đa dạng và độc đáo trong văn hóa các dân tộc thiểu số

Một trong những tài nguyên du lịch lớn nhất của Mộc Châu đó là sự đa dạng về bản sắc văn hóa với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn. Mỗi dân tộc lại có một nền văn hóa mang những đặc trưng độc đáo riêng được hình thành từ lâu đời với những giá trị văn hóa truyền thống tạo ra những nét hấp dẫn khách du lịch như Các phong tục tập quán; Lễ hội truyền thống; kho tàng văn hóa dân gian (văn học truyền khẩu, kiến trúc, trang phục…); nghệ thuật biểu diễn (các điệu múa dân gian, các loại nhạc cụ…). Nghề thủ công truyền thống; Sản vật và văn hóa ẩm thực…

Những giá trị này đều có thể khai thác phát triển thành các thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

* Có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp

Các điểm tài nguyên du lịch chính

+ Động Sơn Mộc Hương: Nằm sát ngay trung tâm huyện lỵ, đi theo tuyến đường tương đối cheo leo qua những vườn mận, vườn mơ sẽ tới cửa động. Từ cửa động có thể quan sát cả thị trấn Mộc Châu. Bên trong động là những cấu trúc nhũ đá, tạo cho người xem cảm giác như lạc vào thế giới thần tiên.

+ Rừng thông Bản Áng: Thuộc xã Đông Sang là khu đồi thông già có quan cảnh đẹp trên những đồi bát úp thấp. Nơi đây rất gần thị trấn, đường giao thông thuận tiện nên rất thích hợp cho loại hình cắm trại, picnic.

+ Thác "Dải Yếm": Thuộc xã Mường Sang, với hai thác đổ xuống với chiều cao 100 m, một bên được chia làm 9 tầng, bên còn lại 5 tầng. Hai thác

nằm cách nhau khoảng 200 m, nhưng trong khoảng cách đó là một bãi đất phẳng rất thuận tiện cho việc tập kết của khách thăm quan. Từ thác "Dải Yếm"được nối với đồi thông bằng một lối mòn, do vậy giữa đồi thông và thác nước sẽ tạo thành một tour du lịch.

+ Đỉnh Pha Luông: Cách Mộc Châu 15km về phía Đông có đỉnh Pha Luông với độ cao 1.500m, trên đỉnh có một khu đất bằng phẳng rộng gần 10 ha rất thích hợp cho việc xây dựng một khu du lịch đặc biệt.

+ Sông Đà: Từ Mộc Châu xuống thẳng cảng sông Vạn Yên, nơi xuất phát tuyến du lịch sông Đà, đi du thuyền khách du lịch được tham quan nhiều cảnh đẹp trên tuyến này, tuyến này có thể kéo dài đến thuỷ điện Sơn La hoặc xuôi xuống thủy điện Hoà Bình.

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha: Cách Mộc Châu khoảng 40 km về phía nam , nơi đây có nhiều rừng nguyên sinh và nhiều thú quý hiếm như hổ, gấu... là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

+ Hệ thống suối nước khoáng: Hệ thống suối nước nóng của Mộc Châu có khả năng hình thành các điểm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh hấp dẫn với cảnh quan đẹp, văn hóa thiểu số và nguồn nước khoáng nóng, các suối nước khoáng có khả năng khai thác phục vụ du lịch bao gồm: suối nước khoáng bản Phụ Mẫu; suối nước khoáng Bản Bó; suối nước khoáng Hua Păng

+ Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa và cách mạng như Đồn Mộc Lỵ huyện Mộc Châu; Bia lưu niệm Đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (tại xã Đông Sang); Di tích lịch sử nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Mộc Châu tại tiểu khu 13 thị trấn Mộc Châu (khu Bảo Tàng huyện); di tích lịch sử đoàn 52 Tây Tiến - Tiểu khu 12 thị trấn Mộc Châu; di tích lịch sử Bia căm thù khu 64, Km 70, khu ngã 3 quốc lộ 6 đi xã Lóng Sập; di tích chùa Vạt Hồng- bản Vặt xã Mường Xang (chỉ còn dấu tích); đền Hang Miếng xã Quang Minh;

+ Hệ thống di chỉ khảo cổ học khu vực ven Sông Đà như hang Quan Tài cổ ven sông Đà, hoá thạch động vật ở khu vực xã Chiềng Yên, dấu tích khắc trên đá của khu vực xã Xuân Nha... cần được tiếp tục nghiên cứu, phát hiện và bảo tồn làm phong phú thêm nền văn hoá truyền thống bản địa.

+ Các bản làng văn hóa dân tộc với cảnh quan, môi trường sống còn lưu giữ được nét sinh hoạt, văn hoá truyền thống, có thể khai thác để tạo thành những sản phẩm du lịch có giá trị như: bản Phụ Mẫu, Co Hào, Nà Bai, Lóng Luông, Suối Lìn, Bản Áng, Tà Phình, Nậm Khao, Cà Đạc, bản Nà Coóng...

+ Cửa khẩu Lóng Sập có khả năng kết nối thuận tiện Mộc Châu với Sầm nưa (Xamneua) và xa hơn là Luông Pha Băng (Luang Prabang) kinh đô cũ của Lào. Hiện nay đoạn Mộc Châu - Lóng Sập được mở rộng và nâng cấp thành quốc lộ (quốc lộ 43). Đây là điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha và kết nối tuyến du lịch sang Lào như thị xã Sầm Nưa (Xam Neua), khu di tích lịch sử cách mạng Viêng xây (Viengxay) và cố đô Luông Pha Băng (Luang Prabang)

* Tiềm năng du lịch Mộc Châu được phân bố tập trung theo 3 khu vực với những điểm mạnh khác nhau

+ Khu vực trung tâm : Nằm ở trung tâm huyện gồm địa giới thị trấn Nông trường, thị trấn Mộc Châu và một số xã như Đông Sang, Phiêng Luông, Vân Hồ…

Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực nằm ở vị trí trung tâm thuận lợi cho việc kết nối với các khu vực khác đồng thời thuận tiện cho việc phát triển các trung tâm dịch vụ du lịch gắn với đô thị; Hệ thống giao thông tương đối phát triển; Tài nguyên du lịch đa dạng và tập trung đặc biệt các đặc trưng nổi bật của Mộc Châu như thảo nguyên, khí hậu, cảnh quan, văn hóa dân tộc thiểu số… hầu hết tập trung ở đây;

+ Khu vực phía đông: Nằm ở phía đông huyện gồm địa giới các xã Chiềng Khoa, Mường Men, Mường Tè, Chiềng Yên, Lóng Luông…

Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực nằm ở các đặc trưng văn hóa dân tộc thiểu số; cảnh quan rừng núi; hệ thống suối nước khoáng; cảnh quan sông Đà…

+ Khu vực phía nam: nằm ở phía Nam huyện, thuộc địa bàn các xã Lóng Sập, Xuân Nha, Chiếng Sơn

Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực bao gồm Hệ sinh thái đa dạng, Cảnh quan núi rừng hùng vĩ, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha; Cửa khẩu Lóng Sập…

2.3.2 Điểm yếu (Weaknesses)

* Cơ sở hạ tầng hiện tại còn nhiều yếu kém

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động đầu tư, nhưng lĩnh vực này phát triển không kịp mức tăng trưởng cao của nền kinh tế thế giới, hơn nữa cơ sở hạ tầng của Mộc Châu vẫn còn yếu kém so với các huyện khác. Đường giao thông chưa thuận tiện và đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như nhà đầu tư.

Địa hình khá phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, chi phí vận chuyển lớn... ảnh hưởng đến công tác xây dựng.

Mộc Châu hiện còn 1 xã (Tân Xuân) và 85 bản chưa có điện lưới quốc gia, tập trung nhiều ở Lóng Sập (11 bản), Chiềng Yên (11 bản), Tân Hợp (8 bản), Tân Xuân (9 bản)... Đáng chú ý là toàn huyện có 10 bản đã có đường điện và trạm biến áp được lắp đặt từ nhiều năm nay, song người dân vẫn chưa được sử dụng điện. Tất cả những nơi này đều có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, địa hình phức tạp, tỷ lệ nghèo cao, dân cư không tập trung. Việc đầu tư ở khu vực này đòi hỏi nguồn vốn lớn nhưng lượng điện tiêu thụ ít. Xét về mặt kinh tế, rõ ràng đầu tư vào những vùng này khó mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, đó là trách nhiệm của ngành điện với những đồng bào của mình.

Để thu hút đầu tư, phải tập trung đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng như các tuyến dường giao thông từ thị trấn đến các xã, bản; đường vào các vùng kinh tế trọng điểm, nâng cấp phát triển mạng lưới điện quốc gia, bưu điện và các dịch vụ tài chính, ngân hàng... đáp ứng nhu cầu của các nhà doanh nghiệp.

* Các thủ tục hành chính còn rườm rà, năng lực một số cán bộ còn thấp

Đặc biệt các thủ tục về đầu tư xây dựng sẽ kéo dài thời gian triển khai dự án. Một số thủ tục kéo dài thời gian khá nhiều so với đầu tư ở các địa phương

khác như: Thẩm định đầu tư hoặc điều chỉnh đầu tư, thẩm định đánh giá tác động môi trường, thủ tục bài cây rừng, chuyển mục đích sử dụng đất ...

Công tác giải phóng mặt bằng có nơi, có lúc còng chậm đã làm hạn chế kết quả thu hút đầu tư mới, các địa phương còn chưa phát huy tính chủ động của mình

Cơ chế “một cửa, tại chỗ” đã được thực hiện trong quản lý đầu tư nhưng thực tế triẻn khai còn nhiều vướng mắc phức tạp, nhiều khâu còn chồng chéo, chưa thực sự hiệu quả.

Năng lực trình độ, khả năng tham mưu, đề xuất cụ thể hoá chủ trương chính sách của một số cán bộ còn hạn chế. Tính bảo thủ, quan liêu ở một số cán bộ công chức còn chậm được khắc phục.

Nhận thức của một số ngành, cấp, một số cán bộ về công tác quy hoạch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Việc triển khai một số chương trình, kế hoạch dự án còn chưa được quan tâm đúng mức. Công tác kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm chưa được coi trọng

* Công tác xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế

Công tác xúc tiến đầu tư của huyện bước đầu đã triển khai. Hình thức xúc tiến đầu tư còn đơn giản, chưa mang tính hệ thống do chưa bố trí được nguồn ngân sách riêng cho hoạt động xúc tiến đầu tư nên hoạt động xúc tiến đầu tư chưa đạt kết quả cao.

Công tác quảng bá hình ảnh đang dan được chú ý trong vài năm gần đây. Xây dựng Webside giới thiệu về Mộc Châu và tiềm năng du lịch Mộc Châu; Tổ chức các buổi hội thảo gặp mặt các nhà đầu tư giới thiệu tiềm năng đầu tư vào Mộc Châu. Qua những hoạt động trên bước đầu Mộc Châu đã được nhiều người biết đến với hình ảnh về nơi du lịch hấp dẫn, lý tưởng là thiên đường du lịch.

Công cụ xúc tiến đầu tư của tỉnh còn chưa chuyên nghiệp, thiếu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tài liệu tuyên truyền còn thiếu và chưa cập nhật thường xuyên, thông tin đến với các nhà đầu tư còn chậm. Đa phần các tài liệu giới thiệu về môi trường đầu tư tại tỉnh Mộc Châu đều do các tổ chức,

cán bộ thu thập và chỉ ra theo mục đích của mình và mô tả một cách tóm tắt cơ hội đầu tư vào Mộc Châu. Website có thể là công cụ xúc tiến đầu tư hiệu quả nhất nhưng Mộc Châu chưa tận dụng khai thác hết để xây dựng hình ảnh một đầy tiềm năng với bạn bè trong nước và quốc tế. Để giới thiệu Mộc Châu một cách có hiêu quả thì bên cạnh việc tiến hành các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế, tổ chức các đoàn đi vận động xúc tiến đầu tư., thì các thông tin qua mạng đóng vai trò rất quan trọng.

Công tác xúc tiến đầu tư còn chưa tích cực chủ động, chưa họach định công tác tìm kiếm các thị trường mục tiêu, các nàh đầu tư tiềm năng, những tập đoàn lớn có tiềm lực kinh tế mạnh cũng như công nghệ hiện đại.

Quá trình hỗ trợ các nhà đầu tư sau khi họ được cấp giấy phép đầu tư còn yếu kém, vì chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ban ngành trong việc giải quyêt những vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư. Việc sử dụng hình ảnh các nhà đầu tư dã thành công trên địa bàn tỉnh để thu hút các nhà đầu tư khác chưa được quan tâm đúng mức.

* Nguồn lao động chưa có tay nghề, trình độ chuyên môn thấp

Mộc Châu có nguồn lao động trẻ dồi dào, nhưng tiềm năng này chưa được phát huy đầy đủ do công tác đào tạo chưa được đáp ứng, đội ngũ trí thức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư tại huyện Mộc Châu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w